• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu trên “thảo nguyên cà chua”

Nguồn tin: TT, 19/09/2006
Ngày cập nhật: 19/9/2006

Một thảo nguyên cà chua bao la đẹp như ở xứ Bắc Âu, từng “đánh bật” cà chua Trung Quốc nhưng rồi chính nó cũng đang loay hoay với căn bệnh phát triển tự phát.

Nằm dưới chân cao nguyên Langbian (Đơn Dương, Lâm Đồng) là những cánh đồng cà chua bao la chẳng khác nào ở một quốc gia nào đó của xứ Bắc Âu.

Cây cà chua có sức hấp dẫn mãnh liệt, nhiều người giàu lên nhưng cũng không ít người khánh kiệt vì cây cà chua...

Tiếng gọi từ cây cà chua

Không thấy bóng dáng căn nhà kiên cố nào trên thảo nguyên cà chua, ngoại trừ những căn lều nhỏ bé, dã chiến, làm bằng bạt, vách tre, mấy miếng ván hay dăm miếng tôn, nép mình trong những cánh đồng cà chua xanh bao la.

Nông dân ở đây nói những nông trại cà chua rộng lớn là của dân “du mục”, từ xa đến. Chả biết ai mách bảo họ vùng Tutra - Đạ Ròn này là “miền đất hứa” của cà chua mà họ kéo về mỗi ngày một đông.

Chỉ cần một tấm thân to khỏe, những “nông dân du mục” tìm đến, chọn đất để thuê, hạ lều, tuyển “quân” tại chỗ và bắt tay vào trồng. Tiền kiếm được lại mang ra “cất” ở ngân hàng ngoài huyện (Đơn Dương) hoặc lên thị trấn Tùng Nghĩa ở huyện Đức Trọng cách đấy chừng 15km... Cứ thế khi cần chi tiêu, đầu tư cho nông trại cà chua thì ra lấy. Ngày này qua tháng nọ, họ lầm lũi trên những vườn cà chua và vui thú ăn ngủ lăn lóc trên những căn lều ấy.

Cà chua đã quyến rũ lắm người, họ đến từ Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đắc Lắc, Ninh Thuận, trong đó có cả dân D’ran, Châu Sơn, Bồng Lai, Di Linh, Madagui, Đà Lạt... của Lâm Đồng. Những người nông dân đi đến đâu thì hệ thống vườn nhân cà chua giống cứ thế ra đời để cung ứng cây non. Theo đó là cánh thương lái chuyên thu mua tiêu thụ cà chua. Họ nắm chắc đám cà nào vừa xuống cây non, đám nào đang trổ bông, bắt đầu chín bói hay đến kỳ chín rộ...

Cây cà chua rất “ ghiền” đất mới. Nông dân luôn thay đổi đất, trồng nơi này được vài vụ phải chuyển đi nơi khác, sau đó quay lại nơi ban đầu... để tránh phát sinh bệnh. Vì thế đất ở vùng Tutra, Đạ Ròn bỗng “sốt” lên vì cà chua. Người trồng thuê đất của nông dân, gom lại thành nông trại cà chua vài hecta. Ba năm gần đây, những người này đã thuê luôn đất dự trữ của xã, rồi cả đất của các nhà đầu tư nước ngoài để trồng cà chua.

“Bạo phát và bạo tàn”

Cầm trái cà chua có cảm giác cứng, gọn chắc, đỏ thắm, da mượt mà, cắn thử giòn êm, vị không quá chua, không quá ngọt... đó chính là cà chua cao nguyên.

Giống cà chua ở đây không phải là giống VN mà là giống Mỹ, Thái Lan..., cho trái chất lượng cao và đáp ứng cho trồng qui mô công nghiệp. Ước tính mỗi ngày “thảo nguyên cà chua” cung cấp cho Hà Nội 150 tấn và 250 - 350 tấn khác về TP.HCM...

Sự hấp dẫn của cây cà chua còn lôi kéo nhiều gia đình trong vùng trồng cà chua. Câu chuyện giữa các gia đình luôn có sự hiện diện của cây cà chua, lá ra sao, rễ thế nào... Một hecta trồng được 25.000 cây cà chua, chỉ cần mỗi cây thu 2,5-3kg trái, được 60-75 tấn.

Nếu bán được giá 4.000 đồng/kg sẽ thu được 250-300 triệu đồng, trừ chi phí còn lời 180-200 triệu đồng chỉ trong vòng 12-16 tuần. Thế nhưng, dù khá chuyên nghiệp nhưng những người trồng cà chua vẫn chưa thể chủ động được đầu vào và đầu ra, đó là rủi ro lớn cho thảo nguyên cà chua.

Sự phát triển quá “nóng” của cây cà chua đã dẫn đến tình trạng không đủ giống. Mới đây, các nhà cung cấp hạt giống từ Thái Lan tuyên bố hết giống 586, loại giống được chuộng nhất do ít bệnh, dễ trồng.

Nông dân trên thảo nguyên này phải tìm đến với các giống như 910, Anna, 408, 385 Kim Cương, T 42... của Mỹ. Nhưng giống không quan trọng bằng giá. Đầu ra của trái cà chua vẫn phụ thuộc vào thương lái, giá được quyết định theo từng ngày chứ không có những hợp đồng tiêu thụ ổn định, Anh Nguyễn Văn Minh - đến từ Phù Cát, Bình Định - cho biết trong năm năm qua, đã có nhiều người giàu lên nhờ cà chua, nhưng gần đây giá cà chua có xu hướng giảm, mức giá tốt 3.000-4.000 đồng/kg thì ít, phổ biến vẫn là giá 1.200-2.000 đồng/kg.

Trong khi đó, suất đầu tư cho cây cà chua đã là 3.000-3.500 đồng/gốc. Theo anh, nếu giá giảm còn 1.200 đồng/kg là huề vốn. Thực tế không ít lần giá thu mua chỉ còn 500-900 đồng/kg.

Nhưng nỗi lo lớn hơn của người trồng cà chua là thời tiết. Chỉ cần mưa dầm các nông trại cà chua điêu đứng do cây bị dập nát và nấm bệnh bùng phát. Nấm là kẻ thù của cây cà chua. Độ ẩm trong đất cao, gặp trời nóng là môi trường lý tưởng để nấm tàn sát cà chua. Không đi biển, nhưng dân trồng cà chua lại lên ruột mỗi khi nghe tin áp thấp nhiệt đới phát trên đài.

Anh Nguyễn Tường Trình ở khu Suối Thông C kể khá nhiều về những vườn cà chua bị thất thu do thời tiết, bị ép giá và kéo theo đó là nợ nần... “Cây cà chua dễ dàng mang đến hạnh phúc, nhà cửa, xe cộ, vàng, tiền gửi ngân hàng..., nhưng nó cũng dễ lấy đi nhanh chóng tất cả... của bất cứ gia đình nào!” - anh Trình nói.

Nhưng sự thua lỗ của người trồng cà chua còn có nguyên nhân từ sự phát triển tự phát, làm theo kiểu phong trào để rồi những nhà nông trở thành kẻ đâm sau lưng lẫn nhau. Cứ mỗi khi nhiều nông trại cà xanh tốt, trúng trái... là sau đó giá cà chua bị giảm. Có nông dân cho biết “bí quyết” để anh không bao giờ lỗ là cứ chờ khi nào thiên hạ xung quanh ít xuống giống là anh trồng, dứt khoát đến kỳ thu hoạch sẽ đỡ dội hàng.

Cả một thảo nguyên cà chua bao la, có “thương hiệu”, đã từng đẩy cà chua Trung Quốc ra khỏi thị trường VN nhưng vẫn loay hoay trong phát triển, thiếu hẳn qui hoạch, khuyến nông, đầu ra... Thậm chí một nhà máy chế biến cà chua cũng chưa được nghĩ tới. Tất cả đều được tiêu thụ dưới dạng tươi.

NGUYỄN HÀNG TÌNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang