• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ngãi phát triển vùng mía chuyên canh

Nguồn tin: Nhân dân, 29/12/2011
Ngày cập nhật: 31/12/2011

Những năm gần đây, chính sách hỗ trợ của tỉnh và đầu tư của doanh nghiệp đã thu hút được nhiều nông dân ở Quảng Ngãi tham gia thực hiện dồn điền, đổi thửa, tạo vùng mía chuyên canh tập trung với năng suất, chữ đường đạt khá cao. Người trồng mía đã có lãi, góp phần tăng thu nhập và ổn định cuộc sống...

Hiệu quả từ dồn điền, đổi thửa

Tổng Giám đốc Công ty CP đường Quảng Ngãi Võ Thành Ðàng cho biết: Trong vụ mía năm nay có hàng nghìn hộ nông dân tham gia trồng mía bằng biện pháp thâm canh bền vững. Nhiều địa phương trong vùng trọng điểm mía đã tiến hành quy hoạch đất đai, thực hiện dồn điền, đổi thửa và giao ruộng đất cho nông dân trồng mía. Với cách làm này, nhiều nông dân đã tích tụ được ruộng, đất và có điều kiện đầu tư mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh mía. Nếu trước đây, nông dân sản xuất cây mía theo hình thức manh mún thì nay nhiều hộ thuê tới vài chục ha trồng mía, đem lại mức thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng. Ðặc biệt, bài toán dồn điền, đổi thửa được các địa phương triển khai khá tốt, bước đầu đưa cơ giới hóa vào đồng mía và thực hiện hài hòa lợi ích của bốn nhà (nhà nông, nhà máy, nhà khoa học và Nhà nước). Ðây được coi là những yếu tố kích thích để nông dân làm chủ thật sự và có điều kiện đầu tư đúng mức vào đồng mía chuyên canh tập trung, bảo đảm tăng năng suất, chữ đường, giảm chi phí sản xuất và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Cây mía ở Quảng Ngãi hiện nay được xem là cây trồng được "ưu ái" nhất với hàng loạt chính sách đầu tư của tỉnh và được Công ty CP đường Quảng Ngãi "trợ lực" về đầu tư vốn, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đã và đang thu hút bà con nông dân tích cực tham gia trồng mía.

Vào những ngày cuối tháng 12 này, đi trên những cánh đồng mía chuyên canh ở các huyện Nghĩa Hành, Ðức Phổ, Bình Sơn, Mộ Ðức, Ba Tơ, Sơn Hà và Sơn Tịnh, chúng tôi bắt gặp một mầu xanh bạt ngàn của mía. Ðây là những ruộng mía của nông dân thực hiện khá thành công mô hình dồn điền, đổi thửa. Liên tục trong ba năm (từ 2009 đến 2011), Nhà máy đường Phổ Phong đã liên kết chặt chẽ với nông dân, đã đầu tư hơn 106 tỷ đồng cho nông dân phát triển vùng nguyên liệu mía chuyên canh tập trung. Ðến nay, toàn tỉnh đã có 38 xã thuộc tám huyện trong tỉnh triển khai mô hình dồn điền, đổi thửa với tổng diện tích hơn 1.500 ha. Tại xứ đồng Gò Chè, xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, Công ty CP đường Quảng Ngãi đã hỗ trợ làm đường nội vùng, hệ thống kênh, mương thủy lợi và hỗ trợ giống mía mới, phân bón, phương pháp canh tác mía đã giúp nông dân phát triển nhanh vùng mía chuyên canh với diện tích gần 25 ha và áp dụng trồng mía theo phương pháp thâm canh tập trung, cho năng suất 120 tấn/ha, vượt ngoài mong đợi của nhiều người dân. Ở đồng mía chuyên canh Cây Da, xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành, chúng tôi được ông Nguyễn Bảy, ở thôn Bàn Thới, xã Hành Thiện cho biết: Vài năm gần đây, nhà máy đường có chính sách cho mượn vốn sản xuất cây mía, cho nên gia đình đã đầu tư mở rộng diện tích vùng mía chuyên canh với gần một mẫu. Vụ này, gia đình thu hoạch hơn 30 tấn mía, trừ chi phí sản xuất còn lãi hơn 25 triệu đồng. Tỉnh cũng đã xây dựng thí điểm năm HTX chuyên canh mía tập trung như: HTX Bình Tân, HTX Bình Khương (Bình Sơn), HTX Tú Sơn (Mộ Ðức), HTX Tịnh Giang (Sơn Tịnh). Năm HTX chuyên canh mía hoạt động kết hợp chặt chẽ với nhà máy đường, bảo đảm thực hiện tốt việc dồn điền, đổi thửa và cung ứng những dịch vụ cần thiết cho nông dân phát triển vùng mía chuyên canh bền vững. Ðiển hình là HTX Phổ Nhơn, huyện Ðức Phổ hiện đã có 250 hộ tham gia trồng gần 300 ha mía với năng suất bình quân đạt 75 tấn/ha. Trước đây, nhiều đồng mía do cách làm manh mún, mỗi hộ vài ba sào nên năng suất mía bình quân chỉ đạt 40 tấn/ha, chữ đường cao nhất cũng chỉ 8ccs. Sau khi HTX thực hiện dồn điền, đổi thửa, đầu tư thâm canh cây mía thì năng suất tăng lên 90 đến 95 tấn/ha, chữ đường đạt hơn 10ccs. Ðiều đáng nói là giá mía được nhà máy đường bảo hiểm và bao tiêu tại ruộng, cho nên nông dân không phải lo đầu ra. Mỗi ha, sau khi trừ chi phí người trồng mía thu không dưới 60 triệu đồng, so trồng lúa thì lãi hơn gấp chục lần. Thấy rõ lợi ích của việc dồn điền, đổi thửa, nhiều hộ dân ở xã Phổ Nhơn hiện đã tự nguyện vào HTX và tập trung phát triển vùng mía chuyên canh có hiệu quả. Trao đổi ý kiến với chúng tôi về phát triển vùng nguyên liệu mía, Giám đốc Nhà máy đường Phổ Phong Trần Văn Lợi cho biết: Trong vụ mía năm nay, nhà máy đã cho nông dân mượn vốn trồng mía không tính lãi với hàng chục tỷ đồng (trong đó vùng mía chuyên canh được nhà máy đầu tư khâu làm đất, giống, phân bón và công trồng, chăm bón, thu hoạch mía). Nhà máy còn thực hiện ký cam kết với từng hộ trồng mía về năng suất, chất lượng, bảo đảm đạt hơn 80 tấn mía /ha, chữ đường đạt 10ccs. Vấn đề mà nhà máy chúng tôi quan tâm là xây dựng nhiều vùng mía chuyên canh, bảo đảm thực hiện cho được ba chỉ tiêu: Tăng năng suất, chất lượng cây mía, giảm chi phí sản xuất và đạt hiệu quả kinh tế cao (trong đó chỉ tiêu làm cho người trồng mía có lãi là quan trọng nhất). Nếu như cách đây vài năm, bình quân năng suất mía trong tỉnh chỉ đạt 50 tấn/ha thì vụ này, sản xuất thâm canh, cho nên năng suất mía bình quân ước đạt hơn 65 tấn/ha.

Ðưa khoa học kỹ thuật vào đồng mía

Việc dồn điền, đổi thửa ở những vùng trọng điểm mía, đã tạo thuận lợi cho Nhà máy đường Phổ Phong còn ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào vùng mía chuyên canh cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 2008 đến nay, Sở Khoa học - Công nghệ Quảng Ngãi đã phối hợp chặt chẽ với nhà máy đường thực hiện thành công Dự án "dồn điền, đổi thửa, kết hợp cơ giới hóa và cải tạo nông hóa ruộng mía". Từ dự án này, vụ mía năm nay, nhà máy đường đã sử dụng hàng chục chiếc máy cày, máy băm phục vụ quy trình làm đất bốn khâu và thực hiện trồng mía bằng máy với hàng cách hàng 1,6 m, đã làm cho cây mía sinh trưởng nhanh, chữ đường cao. Riêng đồng bào H’re ở xã Ba Dinh, Ba Tô (huyện Ba Tơ) lần đầu thực hiện dự án trồng mía theo phương pháp đường đồng mức trên đất gò đồi, ruộng bậc thang với khoảng 400 ha. Ðây là dự án được Sở Khoa học - Công nghệ Quảng Ngãi hỗ trợ chuyển giao công nghệ và Nhà máy đường Phổ Phong trực tiếp đầu tư vốn thực hiện dự án với tổng kinh phí thực hiện hơn 19,5 tỷ đồng. Dự án đã đào tạo cán bộ kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho hộ nông dân đã thu hút 354 hộ đồng bào dân tộc tham gia trồng mía theo mô hình tiểu bậc thang và mô hình đường đồng mức. Qua đó, cho thấy dự án áp dụng toàn bộ khâu làm đất, trồng bằng cơ giới với khả năng lưu gốc mía từ bốn đến năm năm và năng suất, chữ đường đạt cao. Hiện nay, không những nhà máy đường làm đất bằng cơ giới, sử dụng máy trồng mía mà bước đầu đã sử dụng máy bón phân, làm cỏ, vun hàng, xén rễ cho cây mía. Máy liên hợp thu hoạch mía bằng cách chặt, rải hàng; máy bốc mía lên xe và máy bóc mía, lấy chữ đường tại ruộng mía cũng sẵn sàng phục vụ thu hoạch mía nhanh gọn cho nông dân. Với việc đưa cơ giới hóa vào đồng mía là một thành công lớn đối với nhà máy đường, không những giải quyết được lao động thời vụ mà còn có tác dụng trong quy trình thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây mía. Nhiều vùng mía chuyên canh trong tỉnh hiện nay đã được đầu tư giao thông, thủy lợi nên nông dân thực hiện quy trình trồng, chăm bón, tưới tiêu, thu hoạch bằng cơ giới hóa rất thuận lợi.

Chủ tịch UBND xã Phổ Nhơn Võ Thị Ngọc xác định: Phổ Nhơn được coi là xã điểm trồng mía của huyện Ðức Phổ. Nhiều năm qua, nông dân ở đây vẫn trồng mía bằng quảng canh, nhỏ lẻ, cho nên năng suất mía đạt rất thấp. Hiện, nhà máy đường đã đưa cơ giới hóa vào đồng mía, đưa năng suất mía tăng gấp hai lần so trước đây (có hộ đã đạt năng suất hơn 100 tấn mía/ha). Ðây là một cuộc cách mạng cơ giới hóa trên cánh đồng mía, mà từ trước đến nay nông dân quê tôi từng mong ước.

Bài toán thực hiện dồn điền, đổi thửa, sử dụng cơ giới hóa và tích tụ đất trồng mía chuyên canh theo hướng bền vững ở Quảng Ngãi, bước đầu đã đạt những kết quả tốt. Ðây là bước đi đúng hướng theo tinh thần Nghị quyết T.Ư về "nông nghiệp, nông dân, nông thôn". Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trồng khoảng 6.500 ha mía đến năm 2015 theo hướng phát triển bền vững vùng mía chuyên canh tập trung, trước mắt ngành mía đường Quảng Ngãi cần khắc phục những bất cập về đầu tư cơ sở hạ tầng ở các vùng mía. Tiếp tục tạo nguồn vốn vay ưu đãi cho nông dân, thực hiện tốt hơn nữa việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật, dồn điền, đổi thửa và có chính sách hỗ trợ, bảo hiểm giá mía ổn định lâu dài cho nông dân...

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang