• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Nam: Trên đỉnh Ngọc Linh

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 28/12/2011
Ngày cập nhật: 29/12/2011

Sâm Ngọc Linh không còn là câu chuyện lạ, nhưng những người đang gắn bó, gìn giữ vườn sâm vẫn ám ảnh chúng tôi trên bước đường về xuôi…

Đón chúng tôi ở bìa rừng, nơi có con đường hun hút chạy thẳng vào Trạm dược liệu sâm Ngọc Linh lúc trời đã ngả về chiều, Trạm trưởng Nguyễn Lê Phương không giấu được niềm vui của một người sống ở rừng lâu ngày được gặp người miền xuôi lên. Đang toát mồ hôi vì nhọc nhằn trèo đèo đổ dốc, bỗng dưng cái lạnh chợt ập đến, bủa vây chúng tôi. Từ trạm dược liệu này, phóng tầm mắt ra xa có thể bao quát cả một vùng Trà My ẩn hiện trong màn mây huyền ảo. Phía trên kia nữa là chóp đỉnh Ngọc Linh hùng vĩ như chạm bầu trời, cảm giác mình quá bé nhỏ trước vẻ đồ sộ nối nhau của những ngọn Ngọc An, Ngọc Đỏ... và nhiều tên núi khác theo cách gọi của đồng bào Xê Đăng.

Trạm dược liệu sâm Ngọc Linh được xây dựng vào cuối năm 2007. Trạm trưởng Nguyễn Lê Phương sinh năm 1968, quê gốc Bình Định nhưng đã có hơn 10 năm gắn bó với những cánh rừng Ngọc Linh xanh thẳm và loài sâm quý có tên khoa học Panax vietnamensis. Bằng tâm huyết và đam mê, anh em cán bộ, công nhân ở đây đã từng bước gầy dựng từ 300 cây sâm tự nhiên đầu tiên vào năm 1983, đến nay đã vượt qua con số 50.000 gốc sâm. Đó là chưa kể số lượng đã thu hoạch theo từng đợt trước đây. Sâm Ngọc Linh sống ở độ cao 2.500 mét so với mực nước biển, dưới những tán rừng nguyên sinh nhiệt độ thích hợp và ổn định từ 14 - 25 độ C.

Nhiều năm “ăn ở” với sâm Ngọc Linh, kỹ sư Nguyễn Lê Phương đã phát hiện ra nhiều điều thú vị từ giống loài này. Qua quan sát, anh thấy củ sâm chia thành hai phần: phần rễ củ và thân củ. Rễ củ phình ra mang tính hướng địa, còn thân củ lại mang tính hướng thiên. Riêng phần thân củ mỗi năm được thay theo vòng quay, hễ thân cây này chết vào mùa đông thì chồi mới sẽ mọc vào mùa xuân và để lại trên thân củ một cái đốt. Vì thế, cầm củ sâm trên tay, đếm nó có bao nhiêu đốt thì biết đã bao nhiêu tuổi. Theo anh Phương, củ sâm tốt nhất khi nó ở vào khoảng 8 tuổi vì lúc này chúng tích hợp đầy đủ các hợp chất Sa-po-nin cần thiết để cho ra sản phẩm tuyệt vời.

Mùa đông, nhiệt độ trên đỉnh Ngọc Linh rất khắc nghiệt, là thời điểm nhọc nhằn, vất vả nhất của những người cắm chốt nơi vườn sâm giữa đại ngàn. Hơn 10 năm gắn bó với vườn sâm là ngần ấy năm kỹ sư Nguyễn Lê Phương xa tổ ấm của mình ở TP. Tam Kỳ. Những năm đầu, đường sá đi lại khó khăn, chưa thông thạo địa hình, núi non, đèo dốc hiểm trở nên phải vài ba tháng anh mới về thăm nhà một lần. Anh bảo: “Đã nhiều lần định bỏ về xuôi nhưng “sâm” đã giữ chân anh em chúng tôi lại. Như chàng trai trẻ Lê Khắc Dũng quê Đại Hòa - Đại Lộc này cũng đã “ăn ở” với sâm hơn 5 năm rồi”. Trong tổng số 14 cán bộ, công nhân hiện tại của Trạm dược liệu sâm Ngọc Linh thì có tới 12 người là con em đồng bào Xê Đăng của nóc Măng Lùng dưới chân núi.

Cuộc sống của những người trồng sâm trên đỉnh Ngọc Linh luôn thừa khan khổ, thiếu đủ đầy. Ảnh: Đ.T.K.Đ

Trạm phó Hồ Văn Du là người gắn bó với sâm lâu năm nhất, từ năm 1981, là một trong những người đầu tiên đi tìm sâm tự nhiên ở vùng này. Giữa Nguyễn Lê Phương và Hồ Văn Du có một sự ăn ý trong công việc. Một người mang trong mình những tố chất miền rừng, giàu kinh nghiệm rừng núi, thổ nhưỡng, đất đai và có tiếng nói uy tín đối với những anh em công nhân người Xê Đăng của trạm cũng như dân làng. Người kia lại hội tụ sự năng động và kiến thức khoa học cùng với bản tính cần cù chịu thương, chịu khó. Cả hai bổ trợ cho nhau cùng gầy dựng và giữ gìn vườn sâm Ngọc Linh xứ Quảng. Vài năm trở lại đây, tiếng tăm của sâm Ngọc Linh vang xa, giá sâm tăng vọt khiến nhiều người “nhòm ngó” gây tổn thất nặng nề cho vườn sâm. Riêng những người cắm chốt trại sâm chỉ còn cách duy nhất là giữ mình trong sạch trước cám dỗ của đồng tiền. Nguyễn Lê Phương tâm sự: “Đôi khi nghĩ, chỉ cần lấy một ít sâm cũng đã có tiền, nhưng mình lấy một củ thì anh em họ bắt chước, vậy còn gì là vườn sâm”.

Đêm ở Ngọc Linh, xen lẫn giữa tiếng gió rít qua bức tường gỗ nhiều khe hở của ngôi nhà trạm và tiếng tí tách của bếp lửa là tiếng chuyện trò rôm rả giữa khách và chủ. Nguyễn Lê Phương bộc bạch với chúng tôi nhiều điều, kể cả dự định cho tương lai của vườn sâm theo cách của anh. Cần phải tạo cho đồng bào Xê Đăng thói quen trồng sâm tập trung và chăm sóc, bảo quản bài bản, hướng đồng bào đến lợi ích lâu dài của loài thuốc quý này mà bỏ câu chuyện bán sâm non cứ diễn ra như cơm bữa lâu nay. Bởi với kinh nghiệm của mình, Nguyễn Lê Phương thừa biết, chuyện giữ sâm Ngoc Linh sẽ không ai khác hơn là những chủ nhân của rừng. Và những người chung thủy với sâm, hiểu sâm như Hồ Văn Du, Trần Sơn Huấn hay Hồ Văn Toán... sẽ là thế hệ nối tiếp trồng sâm giữa mây núi Ngọc Linh.

Cuộc sống của những người trồng sâm trên đỉnh Ngọc Linh luôn phải đối diện với chuyện “thừa kham khổ, thiếu đủ đầy”. Rau rừng và cá khô là những thứ thường trực trong bữa ăn giữa núi rừng này. Chúng tôi ăn vội chén cơm nóng rồi theo chân anh em công nhân trạm dược ra với vườn sâm. Nắng sớm xuyên qua tán rừng nguyên sinh, soi rọi vào màn mây mỏng tạo nên những vệt khói trắng lung linh tuyệt đẹp đã làm bừng thức một vùng núi non xanh thẳm. Dưới tán cây cổ thụ dễ chừng trăm năm tuổi, những người con Xê Đăng bày biện hương đèn cho lễ cúng thần linh thường nhật trước khi bắt đầu một ngày làm việc trong rừng sâm.

Những cây sâm thân nhỏ khẳng khiu dường như cũng bừng thức sau một đêm dài trong bóng tối, lặng lẽ làm cuộc trao đổi với linh khí đất trời Ngọc Linh và ánh sáng mặt trời xuyên qua kẽ lá rừng nguyên sinh. Cuộc tích tụ này chỉ dừng lại vào mùa đông, khi thân cây chết đi hoàn tất một vòng sinh trường và chờ đợi cuộc hồi sinh mới vào xuân.

Trạm phó Hồ Văn Du kính cẩn chắp tay trước hương án và bắt đầu khấn bằng tiếng Xê Đăng những tên núi, tên sông cùng lòng nguyện cầu các vị thần linh phù hộ độ trì cho một cuộc sống đủ đầy, no ấm. Lời khấn có đoạn: Con lạy thần linh trên núi Ngọc An, Ngọc Đỏ, lạy thần suối Nước Na, suối Nước Nhét, Nước Pam... phù hộ để cây sâm Ngọc Linh phát triển thật nhiều, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Xê Đăng. Mong các vị thần chỉ lối dẫn đường cho người Xê Đăng biết quý trọng, gìn giữ cây thuốc quý giữa rừng già, không bán sâm non, không còn kẻ trộm... Lời khấn của anh Du lan tỏa vào núi, tan vào rừng sâm điệp một màu xanh non tơ đến no mắt người.

Đặng Trương Khánh Đức

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang