• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Ồ ạt trồng khoai lang

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 22/12/2011
Ngày cập nhật: 24/12/2011

Nông dân nhiều nơi ồ ạt trồng khoai lang tím Nhật.

Vụ Đông xuân này, nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ồ ạt trồng khoai lang. Trong đó, một số vùng trước đây chuyên trồng 3 vụ lúa trong năm, thì nay đất ruộng được cho thuê với giá cao để trồng khoai. Nông dân không còn đất canh tác và trở thành người làm thuê cho các thương nhân.

Hiện tại, khoai lang tím Nhật được các thương lái thu mua với giá hơn 1 triệu đồng/tạ (60 kg). Trung bình 1 ha khoai lang, nông dân lời từ 150 - 200 triệu đồng. Vì vậy, vụ Đông xuân này, nông dân đã bỏ lúa để xuống giống khoai lang. Trước đây, chỉ có vùng Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long chuyên trồng khoai lang từ lâu đời thì nay đã lan sang các huyện lân cận và cả các tỉnh khác trong khu vực.

* Thuê đất trồng khoai lang

Tại tỉnh Vĩnh Long, năm rồi khoai lang mới chỉ lan sang huyện Bình Minh thì năm nay đã chuyển xuống vùng đất chuyên trồng lúa ở huyện Tam Bình. Theo thống kê, tại huyện Tam Bình đã có khoảng 100 ha ở các xã Loan Mỹ, Ngãi Tứ… chuyển từ đất trồng lúa sang trồng khoai lang. Hầu hết diện tích tăng thêm này đều do thương nhân từ nơi khác đến thuê đất để lên bờ bao, đào hộc trồng khoai lang với diện tích mỗi khu từ 5 - 10 ha. Ông Lê Trung Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Ngãi Tứ, cho biết: “Mấy năm trước, vùng đất này không có diện tích trồng khoai lang thì chỉ riêng năm nay đã có 30 ha. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên khi có nhiều người từ nơi khác đến đây tìm thuê đất của nông dân với giá cao. Họ thành lập nhiều khu lớn như 1 nông trại chứ không sản xuất nhỏ lẻ”. Giá cả thuê đất cũng rất cao nên nhiều nông dân chấp nhận không sản xuất lúa để cho thuê đất trồng khoai lang. Hiện tại, 1 công (1.000 m2) đất được cho thuê với giá từ 4 - 6 triệu đồng/năm. Trong khi đó, làm cả 3 vụ lúa trong năm cũng chưa chắc có lời đến mức này.

Không chỉ bùng phát diện tích trồng khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long mà đã lan sang rất nhiều địa phương khác. Tại huyện Cờ Đỏ, Thới Lai (TP.Cần Thơ); huyện Lai Vung, Lấp Vò (Đồng Tháp); Giồng Riềng, Hòn Đất (Kiên Giang) cũng có hàng trăm héc-ta được nông dân chuyển từ đất trồng lúa sang trồng khoai. Phần lớn đều do người dân từ huyện Bình Tân qua thuê đất của nông dân để trồng chuyên canh khoai lang tím Nhật xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, theo nhiều cán bộ địa phương, những nông dân này chỉ là người đứng ra thuê đất, thuê mướn nhân công để sản xuất. Thực chất hầu hết đều do thương nhân Trung Quốc núp bóng đứng đằng sau để trồng khoai lang đem về bản xứ tiêu thụ. Bởi vì, để trồng khoai lang thì cần đầu tư từ 200 - 300 triệu đồng/ha nên nông dân không thể có vốn thuê hàng chục héc-ta đất trồng.

* Nhiều hệ lụy khó lường

Hiện nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa thống kê được diện tích đã chuyển từ đất trồng lúa sang trồng khoai lang ở khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, việc ồ ạt chuyển sang trồng khoai lang như vậy sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. Ông Võ Văn Theo, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bình Tân, cho biết: “Thực tế trong mấy năm qua rất ít doanh nghiệp trong nước đứng ra tiêu thụ khoai lang của nông dân. Khoai lang được xuất bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc với giá cao, nông dân rất phấn khởi. Tuy nhiên, nếu trồng ồ ạt như vậy, khi sản lượng lớn mà không xuất được thì dễ dẫn đến dồn ứ, khoai lang rớt giá…”.

Ông Lê Văn Phải, ở ấp Bình Ninh, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình trước đây không có đất sản xuất nên thuê 3 công đất để trồng lúa với giá 20 giạ/công/năm (tương đương 2,6 triệu đồng/công). Tuy nhiên, năm nay chủ đất lấy lại để cho người từ nơi khác đến thuê đất trồng khoai lang với mức giá 4 triệu đồng/công. Ông đành ngậm ngùi nhìn ruộng lúa mấy năm nay mình sản xuất được người khác đến trồng khoai.

Những nông dân khác trong vùng cũng chấp nhận không sản xuất lúa mà chuyển qua cho thuê vì có lợi hơn nhiều. Ông Nguyễn Thanh Phúc có 2,5 công đất chuyên trồng lúa. Mặc dù năng suất lúa đạt 7 tấn/ha/vụ, nhưng ông đành chấp nhận cho thuê vì đã bị các rẫy khoai lang bao vây xung quanh, muốn trồng lúa cũng không được. Ông Phúc cho biết: “Mấy tháng trước có người từ huyện Bình Tân đến đây hợp đồng thuê đất của nông dân để trồng khoai. Tui dù muốn dù không cũng phải chấp nhận, vì mấy miếng ruộng xung quanh đã cho thuê hết, còn mình tui ở giữa đành phải chấp nhận cho thuê với giá 10 triệu đồng để làm việc khác”. Bây giờ, sống ở vùng đất lúa, nhưng gia đình ông phải đong gạo ăn vì đất lúa đã chuyển qua trồng khoai lang. Những nông dân khác xung quanh cũng trong tình cảnh tương tự. Khi có tiền từ cho thuê đất, nhiều người chuyển sang làm nghề khác, một số khác ngồi không ăn dần thì từ từ cũng hết. Theo thống kê của UBND xã Ngãi Tứ, dù mới bắt đầu thuê đất trồng khoai, nhưng trên địa bàn đã xảy ra tình trạng thừa lao động. Bởi vì chỉ có một số ít người được thuê mướn để khuân vác, đào đất còn lại hầu hết lao động đều được người thuê đất đem từ nơi khác đến.

Nhiều nông dân đã chấp nhận không sản xuất lúa để cho thuê trồng khoai lang vì giá cao. Tuy nhiên, về lâu về dài cần có giải pháp ngăn chặn việc bỏ lúa trồng khoai vì như vậy sẽ phá vỡ quy hoạch. Ông Bảy Thanh, ở xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình có 10 công đất chuyên trồng lúa, năm nay có nhiều người đến đặt vấn đề thuê lại với giá 5 triệu đồng/công/năm nhưng ông kiên quyết không đồng ý. Ông cho rằng: “Trồng khoai như vậy sẽ làm hư đất vì họ đào đất, chôn lấp dây khoai làm đất bị gò. Nếu trồng 1 vụ lúa xen 1 vụ khoai thì rất tốt, nhưng nếu chuyên canh mấy vụ khoai trong năm thì đến khi trồng lúa rất khó…”. Nhiều lão nông khác ở xã Ngãi Tứ, Loan Mỹ cũng không chấp nhận việc cho thuê đất để trồng khoai. Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN&PTNT TP.Cần Thơ, cho rằng: “Nhiều vùng đang quy hoạch 3 vụ lúa hay 2 vụ lúa 1 vụ màu nếu đột ngột chuyển sang 3 vụ màu sẽ làm phá vỡ quy hoạch. Đồng thời, nếu nhiều người trồng khoai như vậy ở một thời điểm nào đó sẽ xảy ra tình trạng dư thừa dẫn đến rớt giá. Khi đó, thiệt hại lại chính là nông dân”.

Ngành nông nghiệp ở nhiều địa phương khu vực ĐBSCL không khuyến khích việc chuyển từ lúa sang trồng khoai. Tại tỉnh Vĩnh Long, khuyến khích nông dân chuyển sang trồng khoai ở những vùng đã quy hoạch phát triển cây màu ở huyện Bình Tân và Bình Minh. Còn tại tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang cũng không khuyến khích việc chuyển từ trồng lúa sang trồng khoai lang. Ông Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết: “Mấy năm nay, diện tích khoai lang trong tỉnh chỉ dao động vài trăm héc-ta. Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ bấp bênh do số lượng ít nên nông dân chỉ bán cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Vì vậy, ngành nông nghiệp không khuyến khích việc chuyển từ đất trồng lúa sang trồng khoai lang”.

MINH ANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang