• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phú Thọ: Để cây đậu tương không thất thế

Nguồn tin: Báo Phú Thọ, 21/12/2011
Ngày cập nhật: 22/12/2011

Đậu tương là cây trồng được khuyến khích phát triển, bởi có thị trường tốt. Liên tục mấy năm qua, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều chính sách tác động, nhưng đến nay cây đậu tương vẫn thất thế chưa trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng. Vậy đâu là nguyên nhân?

2010 là năm phát triển đỉnh cao của cây đậu tương. Cả tỉnh Phú Thọ trồng được gần 2.972 ha, tăng hơn 90% (tương đương hơn 2.600 ha so với năm 2009); năng suất bình quân đạt 16,6 tạ/ha, sản lượng khoảng hơn 4.800 tấn. Năm nay toàn tỉnh dự kiến trồng 4,5 ngàn ha đậu tương, kết quả toàn tỉnh trồng chỉ được 1,8 ngàn ha, thấp hơn năm ngoái gần 1,2 ngàn ha. Vì sao cây đậu tương lại khó tìm được chỗ đứng trong cơ cấu cây trồng, chưa trở thành cây chủ lực trong tập đoàn cây trồng trên địa bàn?

Chúng ta đều biết đậu tương là cây dễ trồng, thích ứng với hầu hết địa bàn trong tỉnh. Đậu tương còn là cây trồng có đầu ra thuận lợi đang được Bộ Nông nghiệp và PTNT khuyến khích phát triển. Hiện nay tỉnh Phú Thọ có khoảng 60 ngàn ha đất nông nghiệp, quy ba vụ khoảng 130 ngàn ha. Trong số này trừ đất sâu trũng, ngập úng, còn lại vẫn còn hàng chục ngàn ha có thể trồng đậu tương. Ngoài khả năng trồng trên đất ruộng, cây đậu tương còn thích hợp trồng trên đất đồi vụ hè thu nên tiềm năng diện tích trồng đậu tương còn khá dồi dào. Đây lại là cây trồng không quá "khó tính", phù hợp với trình độ thâm canh của bà con nông dân nhiều nơi. Từ lâu cây đậu tương đã được trồng phổ biến ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Khảo sát năm qua cho thấy, hầu như tất cả các xã sản xuất nông nghiệp đều có trồng đậu tương. Về thị trường, hiện nay đậu tương vẫn là nông sản dễ tiêu thụ. Nhu cầu nguyên liệu làm thực phẩm như bánh kẹo, đậu phụ, tương… vẫn cần rất nhiều. Nếu có khối lượng lớn có thể hợp đồng tiêu thụ với cơ sở ép dầu, chế biến thức ăn chăn nuôi. Giá bán từ 14 - 18 ngàn đồng/kg tùy thị trường, chất lượng đậu tương. Với năng suất 1,5 - 1,6 tấn/ha, đậu tương vẫn là cây cho thu nhập khá so với một số loại cây trồng hiện có. Ngoài ưu thế trên, cây đậu tương lại có tác dụng cải tạo đất rất tốt, tỉnh lại có chính sách khuyến khích, hỗ trợ giống, chuyển giao kỹ thuật càng tạo thêm thuận lợi cho cây trồng này phát triển. Mặc dù vậy đến nay cây đậu tương vẫn chưa phát triển. Có ba nguyên nhân của tình trạng này.

Thứ nhất là nhận thức và quan niệm của đa số nông dân về cây đậu tương vẫn chưa thay đổi. Là tỉnh trung du , miền núi quỹ đất cho cây đậu tương có thể nhiều, nhưng nhìn chung quỹ đất sản xuất nông nghiệp nói chung của tỉnh ta rất eo hẹp. Thống kê tại hầu hết các địa phương, mức bình quân đất cho sản xuất nông nghiệp chỉ ở mức 600 - 700 m2/khẩu, trong đó đất tốt có thể phục vụ cho trồng cây hàng năm chỉ khoảng trên, dưới 300 m2. Các xã miền núi tuy có khá hơn về số lượng diện tích, nhưng lại không chủ động thủy lợi nên khả năng mở rộng quỹ đất trồng cây hàng năm đều thấp. Trong bối cảnh như vậy, ưu tiên số một bao giờ cũng dành cho trồng cây lương thực, còn các loại cây rau, mầu khác là thứ yếu. Bất kỳ ở địa phương nào từ đồng bằng Lâm Thao đến miền núi Thanh Sơn, Yên Lập, bao giờ quỹ đất sản xuất cũng chủ yếu dành để trồng lúa, ngô. Trừ một vài mô hình sản xuất vụ đông hiện chưa có xã nào quy hoạch quỹ đất thành vùng để trồng cây đậu tương. Ngay một số xã ở các huyện trung du, khi quy hoạch trồng màu trên đất màu đồi vụ xuân, ưu tiên trước hết vẫn là cây lạc, ngô, sắn, chứ chưa thấy nơi nào mạnh dạn khoanh vùng để trồng đậu tương. Cho đến nay, với cây đậu tượng, bà con nông dân chỉ coi là cây trồng phụ trồng trên đất cao hạn, trồng xen với cây khác mà ít khi được bố trí quỹ đất thỏa đáng. Tại huyện Phù Ninh, khi trao đổi về vấn đề này, một số đồng chí lãnh đạo ngành nông nghiệp huyện cho biết: Với loại đất tốt, thuận lợi tưới, tiêu ưu tiên hàng năm chủ yếu dành để trồng lúa, ngô; còn lại cây đậu tương chỉ được đưa vào khi không còn khả năng gieo cấy hoặc trồng xen, trồng vụ đông. Trừ vụ đông 2010, khi tỉnh chỉ đạo xây dựng mô hình được một số diện tích liền khoảnh quy mô vài chục ha ở Lâm Thao, Phù Ninh…, còn lại đậu tương chỉ trồng trên mảnh nhỏ, mỗi hộ từ vài trăm m2 đến vài sào, chưa có địa phương nào coi đây là cây hàng hóa chủ lực thay thế các cây trồng khác. Với quan niệm đậu tương chỉ là cây trồng phụ thì khó có thể tạo thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, cây đậu tương khó tìm được chỗ đứng vững chắc.

Thứ hai kỹ thuật trồng đậu tương chậm thay đổi dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả trồng đậu tương chưa cao, khó khuyến khích nông dân phát triển. Mặc dù đậu tương là cây trồng khá dễ, thích hợp với nhiều loại đất, nhưng do quan niệm là cây trồng phụ nên việc đầu tư thâm cạnh của bà con nông dân còn mức độ. Mặt khác, đây là cây trồng hay bị sâu bệnh, nếu thiếu đầu tư chăm sóc thì càng kém. So với một số cây trồng truyền thống khác như lạc, đỗ đen, sắn, khoai…, đậu tương là cây trồng hay bị nhiễm sâu bệnh hơn. Đặc biệt đây là loại cây ngay từ khi mọc mầm đã có thể bị nhiễm một số bệnh, thời gian sinh trưởng từ khi cây có lá thật đến đậu quả thường bị sâu hại. Mặc dù kỹ thuật phòng trừ, các loại thuốc, vật tư phòng, chống sâu bệnh rất sẵn nhưng ít được chú trọng áp dụng. Trong điều kiện sản xuất của người nông dân không chuyên canh, tình hình sâu bệnh hại thường xuyên càng làm ảnh hưởng đến năng suất đậu tương. Bên cạnh đó, giống đậu tương cũng ít loại chất lượng cao. Hiện nay chỉ có một số giống đậu tương, nếu đầu tư thâm canh cũng chỉ có thể đạt năng suất trên dưới 2 tấn/ha. Trong khi bộ giống mới ít được bổ sung, bà con nông dân lại sản xuất theo cách tự lựa chọn để giống nên cây trồng thường thoái hóa, lẫn tạp làm giảm năng suất. Qua thống kê tại các địa phương cho thấy, nơi nào trồng đậu tương thu hoạch khá mới đạt trên dưới 2 tấn/ha, còn lại phổ biến 1,5 - 1,7 tấn/ha. Với mức năng suất này, theo thời giá năm 2011, một ha trồng đậu tương sẽ cho thu hoạch khoảng 22 - 25 triệu đồng/ha. Theo tính toán, để sản xuất đậu tương có lãi, mỗi ha phải đạt năng suất trên 2 tấn/ha (đạt giá trị khoảng 28 - 30 triệu đồng/ha/vụ); sẽ có lãi cao khi cập năng suất từ trên 2,5 tấn/ha. Với cách trồng quảng canh, diện tích nhỏ như hiện nay năng suất đậu tương trên địa bàn chỉ đạt 1,5 - 1,7 tấn/ha nên chưa có sức cuốn hút. Do năng suất thấp, sản lượng ít nên đậu tương chưa tạo được đột phá về khả năng cạnh tranh, khó cuốn hút nông dân, càng khó để quy hoạch thành vùng hàng hóa lớn.

Thứ ba là kỹ thuật thu hoạch và bảo quản, tiêu thụ sau thu hoạch không được chú ý càng làm cho hiệu quả sản xuất giảm. Do quy mô sản xuất nhỏ, khi thu hoạch về nhiều hộ không chú ý việc ủ, ra hạt, phơi cất mà thường đắp thành đống, sau ba, bốn năm ngày mới đem phơi, ra hạt dẫn đến nhiều hạt bị mốc, tỷ lệ hạt chắc với hạt kém lẫn tạp nhiều làm cho giá bán không cao. Hiện nay, mỗi năm nước ta vẫn phải nhập khoảng 3 triệu tấn đậu tương về phục vụ cho ép dầu, chế biến thức ăn chăn nuôi và một số ngành công nghiệp thực phẩm khác. Giá nhập khẩu, sau khi trừ tất cả thuế, cước phí vẫn thấp hơn giá mua trong nước từ 2 - 3 ngàn đồng/kg. Do nhập khẩu giá thấp hơn nên đến nay chưa có doanh nghiệp nào nghiên cứu, đầu tư phát triển vùng đậu tương. Đây cũng là một khó khăn cho phát triển cây đậu tương.

Từ những hạn chế trên, thời gian tới, mỗi địa phương, mỗi hộ nông dân cần thay đổi tư duy, mạnh dạn quy hoạch vùng sản xuất đậu tương có diện tích lớn, để tạo thành vùng hàng hóa. Cùng với đó, các cơ quan chuyên môn cần đầu tư nghiên cứu, cung ứng giống mới, kỹ thuật thâm canh để đưa năng suất lên cao. Các cơ quan chức năng sớm tiếp cận với doanh nghiệp chuyên tiêu thụ đậu tương để xây dựng mối liên kết đầu tư kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, tạo động lực sản xuất, để cây đậu tương không thất thế trên vùng đất nhiều tiềm năng như Phú Thọ, để đậu tương trở thành cây thế mạnh của tỉnh.

Quốc Vượng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang