• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vắt sữa bò, ra nước mắt

Nguồn tin: Lao Động, 18/09/2006
Ngày cập nhật: 18/9/2006

Hiện rất nhiều hộ nông dân ở Lâm Đồng đang "tìm mối" để bán tống bán tháo những con bò sữa đang nuôi. Lý do thật đơn giản: Càng nuôi, càng lỗ! Lúc đầu, giá mỗi con bò được nông dân mua theo "chương trình bò sữa" của tỉnh Lâm Đồng lên đến 25 - 30 triệu đồng; nay, họ phải xót xa "đẩy" nó đi với giá chỉ vài triệu đồng.

Bò... trời ơi!

Lâm Đồng những năm sau giải phóng khá "nổi tiếng" với Nông trường Phi Vàng - đơn vị chăn nuôi bò được xếp vào hàng nhất nhì của cả nước. Đến khi chương trình chăn nuôi bò sữa được Bộ NNPTNT phát động, Lâm Đồng là một trong những địa phương đi tiên phong, vì đây là tỉnh "có truyền thống chăn nuôi bò". Song, vài tháng gần đây, những người nông dân ở "xứ cỏ" Nam Tây Nguyên này đã "vắt sữa bò, ra nước mắt".

Một ngày cuối tháng 9, chúng tôi đã tìm đến những hộ nông dân "nổi tiếng" về chăn nuôi bò ở vùng chăn nuôi bò "nổi tiếng" xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, nằm sát trung tâm bò sữa "nổi tiếng" của Lâm Đồng (và cả nước) là Nông trường Phi Vàng trước đây và nay là Cty cổ phần giống bò sữa Lâm Đồng (Cty GBS).

Ông Bùi Công Sự là một trong những nông dân có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa ở thôn 2 kể: "Tháng 5.2004, gia đình mua một con bò sữa giống của Cty GBS Lâm Đồng với giá 28 triệu đồng, trong khi giá một con bò sữa ở ngoài chỉ trên dưới 10 triệu đồng. Nhưng nông dân mình không dám so sánh. Vì, không những đây là bò ngoại mà vốn để mua bò cũng được họ cho mình vay. Trung bình mua một con, nông dân được vay 10 triệu đồng, tính vào giá bò".

Cùng với con bò giống "tây" của Cty, ông Sự cũng nuôi gần chục con bò sữa giống "ta", mỗi con cho không dưới 28 lít/ngày, trong khi con bò tây chỉ cho 5-6 lít sữa. Thấy lạ, ông trực tiếp lên gặp lãnh đạo Cty. Nhưng lần nào cũng thế, ông chỉ nhận được những câu trả lời ậm ờ. Không dám nghĩ mình bị lừa, và cái máu nuôi bò "ngoại" trong người nổi lên, nên sẵn dịp có chương trình ưu đãi của Ban quản lý Dự án phát triển giống bò sữa huyện Đơn Dương, ông Sự đăng ký một suất, được nhận một con giống ngoại với giá 22 triệu đồng (trong đó, ông được cho vay 12 triệu đồng).

Xúi quẩy cho ông Sự là con giống lần này vẫn do Cty GBS cung cấp thông qua ban quản lý dự án nói trên, nên suốt cả 6 tháng trời (từ tháng 10.2005) nó cũng chỉ cho ông 5 - 6 lít sữa mỗi ngày. ông Sự đã chọn giải pháp bán luôn cả hai con bò "giống tây" này với giá 14 triệu đồng (thấp hơn 36 triệu đồng so với giá mua vào).

Nước mắt màu sữa bò

Trong sổ tay của chúng tôi cứ dài ra tên những người dân nuôi bò sữa: Ngoài Bùi Công Sự còn có những Phạm Văn Minh, Đặng Thị Quyên, Nguyễn Anh Tiến, Nguyễn Ngọc Lanh, Nguyễn Thị Thi... Anh Minh nói như mếu: "Xót của, mấy bà đàn bà đã khóc thật vì bò càng nuôi càng lỗ. Bò cho sữa thì ít, đàn bà cho nước mắt thì nhiều. Chuyện rối đến mức không ai còn phân biệt đâu là nước mắt và đâu là sữa bò!".

Anh Minh kể: "Từ dự án của Cty sữa Vinamilk, thông qua Công ty GBS, tôi nhận nuôi của họ một con bò trị giá 23,5 triệu đồng theo hình thức trả nợ trừ dần vào sữa. Sau hơn một năm, tôi phải bán gấp con "phải gió" ấy vì lỗ chồng lên lỗ...". Theo anh Minh, con bò này cho thứ sữa bị kết tủa nên không tiêu thụ được.

Nhắc đến chất lượng sữa và giá cả, nhiều người dân cho biết họ thường xuyên bị ép cấp, ép giá, bị cân thiếu khi bán sữa cho đơn vị thu mua. Để kiểm chứng, chúng tôi đã đi cân sữa cho các cơ sở thu mua. Đầu tiên cân 2 thùng sữa của hai hộ Nguyễn Hữu Tiến và Phan Văn Hùng (thôn 2, Đạ Ròn, Đơn Dương) qua 5 chiếc cân. Kết quả: Thùng sữa của anh Tiến nặng 28,7kg, thùng sữa anh Hùng: 12,1kg. Đến nơi thu mua (của Cty GBS), cả hai thùng sữa "ngót" mất 700 gram.

Ông Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạ Ròn Nguyễn Văn Thanh khẳng định: Mỗi ngày điểm thu mua ở thôn 3 Đạ Ròn có khoảng 200 hộ đến nhập sữa, hộ ít thì vài chục kilôgram, hộ nhiều đến cả trăm kilôgram. Tính ra, nếu cứ hơn 30kg "bốc hơi" đến 1,4kg và với giá 3.900 đồng/kg thì khoản tiền mà người chăn nuôi ở Đạ Ròn "mất" cho đơn vị thu mua là một con số không nhỏ. Vì thế, bảo rằng "nước mắt màu sữa bò" kể cũng không đại ngôn!

Nếu đọc các văn bản về chương trình chăn nuôi bò sữa của tỉnh Lâm Đồng đã được phê duyệt và thực hiện, thì viễn cảnh của nó rất là xán lạn: Tổng vốn của chương trình từ 2001 - 2010: 44,7 tỉ đồng, và cái đích đưa ra là 6.000 con. Đến cuối tháng 9.2006, Lâm Đồng đang tiến gần đến cái đích đó.

Gần đây, tình hình chăn nuôi bò sữa trong cả nước có phần bi đát: 22/33 tỉnh, thành có dự án chăn nuôi bò sữa phải xem xét lại chương trình. Một số tỉnh chính thức tuyên bố phá sản chương trình, và không ít địa phương còn lại đang chuẩn bị tuyên bố phá sản. Với riêng Lâm Đồng, khi được hỏi về "viễn cảnh bò sữa", câu trả lời chỉ là sự quanh co và đặc biệt là có ý đổ lỗi cho nông dân - như trình độ chăn nuôi, nông dân không chịu khó tiếp thu kỹ thuật...

Khắc Dũng - Thế Hạnh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang