• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sơn Hiệp (Khánh Hòa): Băn khoăn “bài toán” thiếu giống mía tím

Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 20/12/2011
Ngày cập nhật: 21/12/2011

Vụ trồng mía tím năm nay, nông dân xã Sơn Hiệp (Khánh Sơn - Khánh Hòa) đang đối mặt với nỗi lo thiếu giống mía. Theo nhiều bà con, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do tư thương thu mua mía tím năm nay đã lấy luôn cả phần ngọn khi vận chuyển đi tiêu thụ chứ không chặt bỏ lại như những năm trước. Hệ quả là nhiều diện tích đất trồng mía tím đáng lẽ đã được xuống giống thì nay vẫn để trống. Điều này ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng mía tím của năm sau.

Có mặt tại xã Sơn Hiệp - một trong những xã có diện tích trồng mía tím lớn ở huyện Khánh Sơn, chúng tôi nhận thấy sự lo lắng của nông dân nơi đây. Bởi lẽ thời điểm xuống giống mía tím đã đến nhưng nông dân vẫn chưa tìm được giống. Trên mảnh ruộng gần 3 sào, anh Mấu Văn Trung (thôn Xà Bói) đang xới lại những luống đất chuẩn bị trồng mía tím. Anh Trung cho biết: “Năm trước, trên mảnh ruộng này, gia đình tôi trồng bắp. Vụ vừa rồi thấy bà con trồng mía tím trúng quá nên tôi quyết định chuyển sang trồng mía. Bỏ công cày xới, làm luống, chuẩn bị phân bón đã xong, nhưng giờ đây vẫn chưa tìm được giống để trồng. Gần 3 sào đất nhưng mới chỉ xuống giống mía được 1/3 diện tích. Nếu ít hôm nữa vẫn chưa tìm được giống, có lẽ tôi lại tiếp tục trồng bắp”.

Anh Mấu Văn Trung và rất nhiều nông dân khác ở xã Sơn Hiệp đang băn khoăn vì thiếu giống mía tím.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Kết - Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Hiệp, người có thâm niên hơn 10 năm trồng mía tím, chúng tôi được biết, sở dĩ xảy ra thực trạng thiếu giống mía tím như hiện nay là do những năm trước, thị trường tiêu thụ cây mía tím Khánh Sơn chủ yếu ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Năm nay, thị trường TP. Hồ Chí Minh “ăn hàng” nên tư thương thu mua mía tím chủ yếu vận chuyển đến thị trường này. Để việc lưu giữ cây mía tím được tươi lâu, các đầu nậu yêu cầu người dân bán mía phải để nguyên ngọn, không được chặt rời. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu hụt giống mía tím. Ông Kết cũng cho biết: “Xã Sơn Hiệp có khoảng 56 ha trồng mía tím, nhưng đến thời điểm này mới có khoảng 1/2 diện tích đã xuống giống. Số diện tích còn lại, người dân vẫn đang tìm đủ mọi cách để có giống trồng cho kịp thời vụ”.

Việc thiếu hụt ngọn mía tím giống đã buộc nông dân phải vận dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm có giống. Ngoài 2 cách làm từ trước đến nay là trồng ngọn mía và chăm sóc lưu vụ (chăm sóc gốc mía sau khi thu hoạch), nay bà con còn áp dụng thêm biện pháp bấm gốc để ươm giống. Tuy nhiên, so với việc trồng mía bằng ngọn thì 2 biện pháp chăm sóc lưu vụ và bấm gốc vất vả, tốn kém hơn và thời gian thu hoạch cũng muộn hơn. Ngoài ra, theo tính toán của những nông dân trồng mía tím giàu kinh nghiệm, mía không được trồng bằng ngọn sẽ có năng suất thấp hơn. Với đặc thù của địa bàn miền núi dễ xảy ra mưa lũ, việc xuống giống mía tím không kịp thời vụ sẽ tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại lớn do mưa lũ và giá cả thu mía cũng có thể thấp hơn. Trao đổi với ông Nguyễn Trọng Lâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Sơn, chúng tôi được biết, mấy tháng trước, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thông báo đến các xã lập danh sách hộ đăng ký mua giống mía tím theo giá ưu đãi. Tuy nhiên, đến thời điểm này có rất ít hộ đăng ký mua. Phòng đang lên kế hoạch để tiếp tục gửi thông báo mua giống mía tím cho vụ năm sau đến các xã.

Việc người dân xã Sơn Hiệp thiếu giống mía tím là chuyện có thực; tuy nhiên, không chỉ xã Sơn Hiệp thiếu giống mía tím mà ở một số xã khác cũng rơi vào tình trạng tương tự. Từ câu chuyện thiếu hụt giống mía tím ở xã Sơn Hiệp, thêm một lần nữa bài học về phát triển nông nghiệp bền vững lại được đặt ra đối với nông dân và cả những người làm công tác quản lý.

GIANG ĐÌNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang