• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu từ nước lũ

Nguồn tin: BCT, 16/9/2006
Ngày cập nhật: 17/9/2006

Ủy ban sông Mekong tại Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung triển khai 5 dự án quốc tế bảo vệ môi trường vùng sông Mekong. Trong 5 dự án đó, có 2 dự án cần sớm được triển khai thực hiện là: Xây dựng chiến lược môi trường các nước tiểu khu vực; Quản lý và bảo vệ vùng đất ẩm ướt trọng điểm hạ lưu sông Mekong. Nước lũ là nguồn tài nguyên mà hàng năm thiên nhiên đã ban tặng cho vùng châu thổ rộng lớn này. Vì thế, nước lũ phải được coi là nguồn tài nguyên thiên nhiên, cần được quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, đời sống.

NHỮNG DỰ ÁN TỪ NGUỒN PHÙ SA

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, hệ sinh thái vùng ĐBSCL được hình thành và phát triển bởi đặc điểm khí hậu riêng và nguồn nước ngọt từ sông Mekong cùng với lượng nước mưa lớn hàng năm. Lượng nước bình quân của sông Mekong chảy qua ĐBSCL tới hơn 460 tỉ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa mỗi năm. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long phì nhiêu ngày nay. Những đặc điểm khí hậu này đã tạo ra một nguồn lực rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loại sinh vật, tạo ra một thảm thực vật và một quần thể động vật phong phú đa dạng, nhưng có tính đồng nhất tương đối trong toàn vùng. Đó là những điều kiện thuận lợi để vùng ĐBSCL trở thành nơi tổ chức và phát triển sản xuất lương thực - thực phẩm, chế biến sản phẩm nông - thủy - hải sản lớn nhất cả nước.

Điều 27 trong 33 điều Tuyên bố chung tại Hội nghị Thượng đỉnh về Hợp tác Kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng lần thứ 2, diễn ra tại thành phố Côn Minh (tỉnh Vân Nam - Trung Quốc) vào tháng 7-2005 nêu rõ: “Bảo tồn và quản lý bền vững môi trường và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở lưu vực sông Mekong là vấn đề sống còn đối với sự phát triển bền vững của khu vực tiểu vùng. Chúng tôi cùng quyết tâm bảo vệ môi trường thiên nhiên và cam kết sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý”.

Từ năm 1990-1994, chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) thông qua Ủy ban quốc tế sông Mekong đã giúp Việt Nam thực hiện dự án quy hoạch tổng thể ĐBSCL (Mekong Delta Master Plan). Qua 5 năm nghiên cứu, Bộ NN và PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21-6-1999 Dự án “Quy hoạch kiểm soát và sử dụng nước lũ ĐBSCL”. Tài nguyên nước lũ còn là những lợi thế do nước lũ đem lại cho sản xuất và đời sống của người dân vùng ĐBSCL. Đó là lượng phù sa với nhiều khoáng chất, hợp chất hữu cơ phía thượng nguồn dồn về, bồi đắp ruộng vườn, tăng độ màu mỡ cho đất canh tác, là nguồn cá, tôm, thủy sản nước ngọt, một nguồn thu dồi dào, sinh lợi trực tiếp cho đời sống, là những giống cây-con phát triển, cho năng suất cao trong mùa lũ.

Vì thế, phương châm “sống chung với lũ” một cách chủ động để ổn định và phát triển kinh tế-xã hội là một phương châm sáng suốt và đúng đắn. Chỉ tiếc rằng, thời gian qua, nhiều giải pháp lựa chọn thời gian qua lại nghiêng về phòng tránh mà gần như chưa có đầu tư gì cho giải pháp tiếp nhận và sử dụng nước lu ở ĐBSCL, còn lãng phí lũ và chưa thực sự coi nước lũ là một tài nguyên.

ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG, LÀM GIÀU MÙA LŨ

Trước đây, mỗi khi lũ về, nhiều người dân ĐBSCL lại vất vả, lao đao chống chọi với dòng nước lũ. Nhưng nay, mỗi khi lũ về, nhiều hộ dân ở An Giang - tỉnh đầu nguồn vùng lũ ở ĐBSCL - đã có một cuộc sống ổn định, thậm chí không ít gia đình đã vươn lên khá giả nhờ lũ…

Bà Phạm Kim Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết: Sau 4 năm triển khai Đề án 31 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về khai thác lợi thế mùa nước nổi, An Giang đã giải quyết việc làm theo thời vụ cho trên 1 triệu lao động thuộc hộ nghèo. Đề án này không chỉ giúp tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo mà còn phát huy được nội lực của người dân ở nông thôn, giảm hẳn được tình trạng nông dân ỷ lại, trông chờ từ sự giúp đỡ của Nhà nước, tăng đáng kể lượng lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống thường nhật của mọi người dân. Giá trị sản xuất bình quân toàn tỉnh cũng từ đó tăng lên, đạt trên 1.430 tỉ đồng mỗi năm.

Thoại Sơn là một trong những huyện xây dựng được nhiều mô hình, điển hình làm giàu trong mùa lũ ở An Giang. Trước đây, mùa lũ nào huyện cũng phải tổ chức cứu trợ cho dân nghèo. 4 năm trở lại đây, thực hiện đề án khai thác tiềm năng và lợi thế mùa lũ để phát triển sản xuất, Thoại Sơn khỏi phải cứu trợ cho hộ nghèo trong mùa lũ. Đây cũng là huyện có diện tích nuôi tôm càng xanh trong mùa lũ cao nhất tỉnh An Giang (chiếm gần 80% diện tích toàn tỉnh). Mùa lũ năm 2005, Thoại Sơn đã nuôi gần 540 ha, sau khi trừ chi phí, người nuôi tôm lãi 30 đến 50 triệu đồng/ha. Nông dân trong huyện trồng 106 ha các loài cây thủy sinh, cho thu nhập giá trị từ 12 đến 25 triệu đồng/ha. Mùa lũ, những hộ nuôi cá lồng bè nhỏ, nuôi cá lóc trong vèo có thu nhập 7 đến 15 triệu đồng/hộ.

Ở xã Ô Long Vĩ (huyện Châu Phú- An Giang) cũng đã xuất hiện 13 ngành nghề trong mùa lũ như: Nuôi cá trong vèo, nuôi tôm đăng quầng, nuôi ba ba, trồng nấm rơm, nuôi lươn, trồng ấu, sen, rau màu, đan lục bình, trồng bông súng, trồng rau nhút, vót đũa, hái bông điên điển... thu hút hàng ngàn lao động. Đặc biệt, nuôi tôm càng xanh mùa lũ cho thu nhập rất cao. Những hộ nuôi trúng đạt từ 100 - 120 triệu đồng/ha. Còn ông Trần Thanh Hiến ở xã Phú Lợi, huyện Tân Châu, chỉ trong 4 mùa lũ biết tận dụng khai thác thủy sản, trồng rau màu, đã dành dụm mua sắm được một xuồng máy trị giá hơn 50 triệu đồng để vận chuyển hành khách, chủ động làm ăn mùa nước nổi.

Cùng với An Giang, tỉnh đầu nguồn lũ Đồng Tháp cũng triển khai các mô hình làm ăn mùa lũ. Nông dân các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Tháp Mười, thị xã Sa Đéc… trồng trên 16.200 ha hoa màu, phần lớn đều có đê bao bảo vệ. Nhiều hộ thả nuôi trên 500ha tôm càng xanh đang phát triển tốt, dự kiến sẽ thu hoạch sau khi lũ rút. Hiện nay, nước lũ tràn đồng, nông dân ĐBSCL không còn lo “chạy lũ”; trái lại, nhiều hộ tận dụng lũ để nuôi và đánh bắt thủy sản, tăng thêm thu nhập.

Về TP Cần Thơ, chúng tôi đến thăm gia đình ông Tư Trí ở xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, một điển hình nông dân chủ động làm giàu trong mùa lũ. Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa nước lũ là gia đình ông Tư Trí lại chuẩn bị đầy đủ phương tiện, bắt đầu cho một mùa làm ăn mới. Gia đình không có công ruộng nào, mùa khô ông Tư Trí và mấy người con đi làm thuê, làm mướn kiếm sống. Lũ về, những người trong gia đình ông bơi xuồng nhỏ đi bắt ốc, cua, cào hến kiếm sống. Hiện nay, hàng ngày một người bắt được gần 100kg ốc, hến. Ốc đắng bán được giá 1.500 đồng/kg, ốc bươu vàng: 500 - 700 đồng/kg, hến: 800 đồng/kg.

Theo TS Nguyễn Hữu Chiếm, Trưởng Khoa Quản lý môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, nước lũ cần được coi là nguồn tài nguyên quý, đem lại thủy sản nước ngọt dồi dào, phù sa bồi đắp làm màu mỡ ruộng đồng. Đất canh tác ngâm trong nước lũ, và nhờ nước lũ thau rửa sẽ hạn chế được chuột, các loại dịch sâu rầy, các loại nấm bệnh trên cây trồng. Vì thế, không nên đắp nhiều tuyến đê bao khép kín mà cần chủ động đưa nước lũ vào đồng ruộng để cải tạo môi trường đất canh tác là rất cần thiết. Đê bao triệt để trong nhiều năm qua đã làm thay đổi môi trường tự nhiên của các hệ sinh thái đặc trưng vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Trong và ngoài đê bao không có sự trao đổi nước nên cặn bã, độc chất trong quá trình sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người bị lắng đọng, tồn lưu trong đất, gây nhiễm độc đất. Mặt khác, đê bao làm khô kiệt nước, tạo điều kiện cho lớp phèn tiềm tàng có cơ hội hoạt động mạnh, làm đất mất dần độ màu mỡ.

Biết tận dụng, phát huy lợi thế của nước lũ, coi nước lũ là tài nguyên là thiết thực. Biết “sống chung với lũ” cũng là một phương cách để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL đến năm 2010 trở thành một vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.

CHU MÃ GIANG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang