• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lúa sỏi - cứu cánh nông dân vùng tôm lúa

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 14/12/2011
Ngày cập nhật: 15/12/2011

Nhà nông huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) vừa có tin vui như “trúng độc đắc” bởi Phòng NN&PTNT huyện này vừa nhân giống thành công và thu về trên 24 tấn lúa giống cấp “siêu nguyên chủng”. Loại giống ấy “hơn người” ở chỗ có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở những đồng đất có độ mặn lên tới 10 phần ngàn.

Với đặc tính vượt trội ấy, nhà nông Hồng Dân cũng như người trồng lúa ở bán đảo Cà Mau có thêm một chọn lựa mới để canh tác hiệu quả trên đồng đất của mình. Đặc biệt là những vùng chuyên canh một vụ lúa trên đất nuôi tôm, khi vấn nạn xâm thực mặn, biến đổi khí hậu đang làm nhà nông đau đáu lo lắng…

Kiểm nghiệm từ thực tế

Đồng lúa sỏi lúc làm đòng.

Loại giống vừa đề cập có tên gọi dân gian là “lúa sỏi” hay còn gọi là “lúa cứu đói”. “Cha đẻ” của lúa sỏi là Tiến sĩ Võ Công Thành, Khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ. Sau gần 10 năm nghiên cứu, lai tạo cả chục giống lúa khác nhau, TS Thành cho ra loại giống vừa nêu, sau đó chuyển giao kỹ thuật cho ngành nông nghiệp huyện Hồng Dân nhân giống đại trà.

Sau khi nhận 4 kg giống “siêu nguyên chủng” được lai tạo ban đầu trong phòng thí nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ, Phòng NN&PTNT huyện Hồng Dân cử anh Nguyễn Hoàng Trọng (cán bộ kỹ thuật) chọn phần đất của ông Trần Hoàng Văn (ấp Lộ Xe A, xã Vĩnh Lộc A) để gieo sạ (ngày 24/4/2011) trên diện tích 200 m2.

Ông Phạm Văn Bé, 52 tuổi, hàng xóm ông Văn, cho biết: “Vùng này trước giờ độ mặn cao, có trồng hay sạ lúa cũng chờ mưa xuống mới làm, đằng này lại làm ngược đời. Buổi trưa nắng chang chang, độ mặn trong vuông tôm hơn 7 phần ngàn vậy mà mang lúa đi sạ. Thấy làm “chuyện lạ”, dân ở xóm kéo lại coi, chọc quê… Tới khi lúa lên xanh như cỏ, bà con mới chưng hửng, kéo lại coi đông hơn nhưng hỏi thăm ráo riết, không dám cười chê nữa. Có người còn đem cả thiết bị để đo độ mặn trong đám lúa, trước ngày nhổ ra cấy, độ mặn gần 8,7 phần ngàn”.

Sau 37 ngày sạ, 200 m2 mạ được nhổ ra cấy đợt 1 trên phần đất 8.200 m2 của nhà ông Văn. Đến ngày 6/8/2011, toàn bộ diện tích cấy đợt đầu được nhổ để cấy dăm trên diện tích 6 ha của 8 hộ dân ở xã Vĩnh Lộc A và xã Ninh Thạnh Lợi A.

Trong số đó, hộ ông Văn có diện tích cấy nhiều nhất với 5 ha. Ông Văn cho biết: “Trong thời gian mạ, cả giai đoạn lúa, có lúc độ mặn đồng lúa trồng thử nghiệm vượt 8,5 phần ngàn. Vậy mà không sao hết, trong khi lúa vùng này trước giờ chừng 3 phần ngàn là cháy lá chết rụi”.

Anh Đặng Văn Nguyện (32 tuổi), hàng xóm ông Văn, cho biết, ruộng anh trồng hơn 2 ha một bụi đỏ, đầu mùa giờ bị cháy bìa lá, đốm vằn, đạo ôn, đục bẹ, rầy nâu tới đợt thứ 2 mà ruộng lúa sỏi kế bên chẳng hề hấn gì.

Đã có nhiều nông dân ở Cà Mau, Kiên Giang và một số vùng lân cận ở huyện Phước Long tìm tới đồng ruộng của ông Văn hỏi mua giống, tìm hiểu kỹ thuật canh tác lúa sỏi.

Ông Phạm Văn Bé nói: “Độ mặn 7 - 8 phần ngàn mà đồng lúa xanh um. Tôi cặp bên cũng trồng 2 ha F lai nhưng lúa làm đòng, chuột cắn hư hại cả công đất. Bên ruộng lúa sỏi cứng cây, cao dàn nên không bị cắn. Ngoài kháng tuyệt đối nhiều thứ bệnh, lúa sỏi thêm một ưu điểm nữa là “kháng chuột”.

Ông Võ Văn Út, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân, tâm sự: “Đây là giống lúa được xem là “cứu cánh” cho khoảng 6.000 ha đất nhiễm mặn trước giờ chưa trồng được lúa của huyện. Chúng tôi rất vui mừng vì đến giờ nó đã không phụ sự kỳ vọng của người dân huyện nhà”.

Cơ hội mới cho vùng tôm - lúa

Giữa tháng chạp, 6 ha lúa sỏi sẽ thu hoạch, tổng sản lượng ước đạt trên 24 tấn. Toàn bộ số giống này được ngành chức năng huyện Hồng Dân thu mua lại cao gấp 1,5 lần giá lúa thương phẩm trên thị trường cùng thời giá.

Niềm vui của ông Trọng và ông Văn (từ trái qua) khi kiểm tra thấy lúa sỏi đẻ nhánh khỏe, trổ bông đều.…

Thạc sĩ Nguyễn Trung Hiếu, Phó Phòng NN&PTNT huyện Hồng Dân, cho biết: “Chỉ có 4 kg giống mà chúng tôi gầy ra được 6 ha, thu về hơn 24 tấn giống thì với lượng giống thu được, mùa tới đồng đất trước giờ không trồng được lúa của huyện Hồng Dân sẽ trồng được lúa, sinh trưởng và phát triển tốt là đằng khác. Không chỉ nông dân huyện nhà, nguồn giống trên còn có thể cung cấp cho nông dân một số vùng tôm - lúa lân cận”.

Theo Tiến sĩ Thành, ưu điểm nổi bật của lúa sỏi là sinh trưởng và phát triển tốt ở đồng đất độ mặn cao tới 10 phần ngàn. Ngoài ra, lúa sỏi còn có khả năng đẻ nhánh nhiều (gấp 3 lần giống Một bụi đỏ địa phương), cứng cây, cao dàn, kháng được bệnh đạo ôn, đốm vằn, cháy bìa lá, khô đầu lá, kháng rầy nâu, hạt gạo bảo đảm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Dù chưa được trồng đại trà nhưng với những ưu thế vượt trội ấy, lúa sỏi hoàn toàn có khả năng thích nghi tốt ở đồng đất khắc nghiệt, có độ mặn cao như một số vùng chuyên canh lúa - tôm ở bán đảo Cà Mau.

Anh Nguyễn Hoàng Trọng, cán bộ kỹ thuật Phòng NN&PTNT huyện Hồng Dân, cho biết: “Lúa sỏi có thể chừa giống trồng nối vụ. Bởi năm nay thu về giống lúa sỏi “siêu nguyên chủng”. Vụ tới trồng đại trà thì trở thành lúa cấp “nguyên chủng”, kế tiếp là cấp “xác nhận”, sau đó là giống đại trà”.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân Trần Tấn Đạt cho biết: “Năm tới, trên thị trường sẽ có sự hiện diện của lúa sỏi. Phía Công ty lương thực Tiền Giang cam kết mua tất cả lượng lúa sỏi hàng hóa ở huyện Hồng Dân để chế biến xuất khẩu. Về góc độ địa phương, ngoài đưa giống đại trà ra dân, chúng tôi cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác với các địa phương lân cận để giúp nông dân phát triển loại lúa chịu được môi trường khắc nghiệt này để nông dân canh tác hiệu quả, làm giàu chính đáng”.

ĐBSCL có diện tích đất sản xuất tôm - lúa đứng đầu cả nước với khoảng 140.000 ha, tập trung nhiều ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Theo tính toán của nhà chuyên môn, diện tích canh tác tôm - lúa nơi đây có thể đạt 200.000 ha trong tương lai gần, ước mỗi năm thu hoạch khoảng 70.000 tấn tôm, 800.000 tấn lúa. Tuy nhiên, thực tế đã qua năng suất và hiệu quả trên đồng đất tôm - lúa chưa phát huy hết hiệu quả vốn có.

“Trên thực tế, dù nông dân thực hiện khâu chọn giống, rửa mặn rất bài bản nhưng do hệ thống thủy lợi của vùng chưa khép kín đồng bộ nên vào vụ sản xuất lúa trên đất tôm hằng năm, nhiều nơi lúa bị thiệt hại nặng do nắng cục bộ kéo dài, độ mặn tăng cao. Nỗi lo ấy sẽ vơi đi bởi lúa sỏi sẽ “thân thiện” hơn với vùng nhiễm mặn”, ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, khẳng định.

“Qua nhân giống thực tế, lúa sỏi đã thành công bước đầu là kháng được mặn cao, phát triển tốt, năng suất ổn định… Chúng tôi chưa dừng lại ở đó bởi bộ phận chuyên môn của trường tiếp tục lai tạo một giống lúa tối ưu hơn dựa trên nền lúa sỏi. Giống lúa này sẽ “phá quang kỳ”, tức không chịu ảnh hưởng của thời tiết ngày và đêm; thời gian sinh trưởng, phát triển rút ngắn còn khoảng 120 ngày, hạt gạo dài, mềm, thơm hơn nhưng chống chịu được với môi trường độ mặn cao hơn, khắc nghiệt hơn" - Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quang Trí, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, cho biết.

Hải Yến

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang