• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Liều thuốc thử” cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn tin: BCT, 13/9/2006
Ngày cập nhật: 14/9/2006

Gần đây, một số nông dân ở ĐBSCL tỏ ra băn khoăn khi từ 1-9-2006, Chính phủ cho phép 40 mặt hàng nông sản chủ lực từ Campuchia nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất ưu đãi tuyệt đối là 0% (trừ hai mặt hàng là gạo và thuốc lá). Tới đây, nhiều nông dân vùng ĐBSCL sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiêu thụ nông sản? Thực tế cho thấy từ ngày 1-9 đến nay, thị trường nông sản ở ĐBSCL nhìn chung vẫn ổn định, chưa có biểu hiện gì được xem là khó khăn cho nông dân ta.

Dù vậy, nông dân vùng ĐBSCL cũng không thể “bình chân như vại” khi thị trường nông sản ngày càng đặt ra nhiều tình huống mới trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Nên xem đây là bước “tập dượt” để nông dân ĐBSCL chủ động hơn trước thềm hội nhập WTO, trên cơ sở “đối trọng sản phẩm” trên thị trường. Từ nhiều đời nay, nông dân Việt Nam vẫn quen kiểu làm ăn tự cấp tự túc, tự sản tự tiêu, gần đây mới tiến tới sản xuất hàng hóa, từng bước gắn với thị trường. Nhờ đó, nông sản hàng hóa trong nước ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng ngày càng cao, thị phần và kim ngạch xuất khẩu nông sản gia tăng hàng năm. Nhưng, nhìn chung qua nhiều niên vụ, chất lượng nông sản hàng hóa của chúng ta chưa ổn định, thiếu thương hiệu, chưa đạt những chuẩn mực khu vực và quốc tế, giá cả bấp bênh, vùng chuyên canh và thâm canh thiếu tập trung, tổ chức sản xuất còn tùy tiện, phân tán... Vì thế, việc mở rộng cánh cổng giao thương nông sản qua biên giới Việt Nam- Campuchia không những tạo ra các tình huống thử thách cho nông sản hàng hóa nước ta vượt qua, mà còn tạo điều kiện cho hàng nông sản Campuchia có thêm thị trường tiêu thụ.

Hai nước Việt Nam và Campuchia đã ký thỏa thuận đến năm 2010, kim ngạch buôn bán hai chiều sẽ đạt 1 tỉ USD. Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ, Chính phủ đã cân nhắc rất nhiều trước khi quyết định cấp thuế suất ưu đãi tuyệt đối và không hạn ngạch cho hàng nông sản Campuchia. Quan hệ kinh tế giữa hai nước tiếp tục phát triển sẽ giúp nhiều nông dân Campuchia có điều kiện tiêu thụ nông sản hàng hóa của mình. Việc xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản Campuchia sẽ diễn ra tại 17 cửa khẩu của hai nước. Riêng mặt hàng gạo và thuốc lá, Chính phủ Việt Nam cũng dành thuế suất ưu đãi 0% cho Campuchia nhưng áp dụng hạn ngạch. Đây quả là sự kiện gây nhiều phấn chấn đối với nông dân Campuchia vốn còn nghèo khó. Và đây cũng là cú huých cho Chương trình “Tứ giác” của Chính phủ Hoàng gia Campuchia. Từ chỗ chưa thể đảm bảo an ninh lương thực, chỉ trong thời gian ngắn, Campuchia đã vươn lên mạnh mẽ, tạo nhu cầu để xuất khẩu hàng hóa nông sản.

Việc miễn thuế cho 40 mặt hàng nông sản chủ lực từ Campuchia qua biên giới Tây Nam được coi là cách đưa ra “liều thuốc thử phản ứng” đối với nông dân Việt Nam nói chung và nông dân ĐBSCL nói riêng. Lượng nông sản của vùng ĐBSCL rất lớn nhưng chủ yếu vẫn bán ở thị trường nội địa. Một khi nông sản và trái cây của Campuchia nhập vào Việt Nam với thuế suất 0% thì thị trường và lợi nhuận của nông dân sẽ gặp khó khăn. Hai nước láng giềng có đặc điểm khí hậu kèm theo nền sản xuất nông nghiệp khá giống nhau. Vì thế, nông sản nào có chất lượng, thương hiệu, giá cả mang tính trội sẽ có giá trị lợi nhuận cao, trụ vững trên thị trường và sản xuất bền vững.

Ông Huỳnh Thế Năng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, cho biết: An Giang là tỉnh biên giới, có nhiều cửa khẩu đường bộ và đường thủy thông thương với Campuchia. Việc hàng hóa và nông sản qua lại biên giới là bình thường từ nhiều năm qua. Từ lâu, tỉnh cũng đã xin Chính phủ cho phép giao thương bình thường ở các chợ biên giới. Nay, có quyết định của Chính phủ hai nước, có lộ trình, kế hoạch thực thi việc tiêu thụ hàng nông sản của Campuchia sẽ là thuận lợi cho công tác quản lý. Tuy nhiên, hiện tại, dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng trên gia súc vẫn còn nên gia súc và gia cầm qua biên giới phải được kiểm tra chu đáo. Còn lại, nhiều mặt hàng khác được thông thương bình thường, chẳng khác hàng nội địa. Tất nhiên, phải tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng vận chuyển hàng nông sản để đưa hàng nhập lậu, hàng trốn thuế qua biên giới.

Tỉnh An Giang đã giúp các tỉnh tiếp giáp bên Campuchia những kinh nghiệm khuyến nông; cử cán bộ chuyên môn kỹ thuật huấn luyện kỹ thuật trồng lúa và nuôi thủy sản cho 2 tỉnh của Campuchia và 1 tỉnh của Lào. Trước đây, năng suất lúa của Campuchia chỉ đạt bình quân 3,5 tấn/ha. Sau một thời gian được An Giang hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, đến nay năng suất lúa của Campuchia đã nâng lên đến 8 tấn/ha. Sau vụ thu hoạch, nông sản các tỉnh bên kia biên giới tiếp giáp với An Giang không có thị trường tiêu thụ, An Giang đã tạo điều kiện cho nông dân Campuchia mang lúa qua An Giang bán với thuế suất 0%.

Có một thực tế là nhiều mặt hàng, chủng loại nông sản của Campuchia chưa vượt trội so với hàng nông sản ở vùng ĐBSCL, kể cả chất lượng, thương hiệu và giá cả. Nhưng dựa vào tâm lý sính hàng ngoại của nhiều người tiêu dùng trong nước, cũng đã có tình trạng tư thương đóng gói nhãn mác Thái Lan cho một số nông sản được sản xuất tại Campuchia, để đánh lừa người mua. Cũng qua việc thông thương hàng nông sản này, một số hàng hóa của Thái Lan sẽ tiếp tục tràn qua Campuchia vào Việt Nam - đặc biệt là trái cây, đường cát - sẽ ảnh hưởng nhiều đến thị trường nội địa vùng ĐBSCL.

Theo nhận định của nhiều người, hàng nông sản của hai nước Việt Nam - Campuchia thông thương sẽ góp phần tăng cường, thắt chặt hơn mối quan hệ hợp tác và tình cảm của nhân dân hai nước. Do đó, việc 40 mặt hàng nông sản của Campuchia được phép nhập vào Việt Nam với thuế suất bằng 0% không nên xem là mối đe dọa đối với nông sản của vùng ĐBSCL. Đây cũng là bước tất yếu của giao thương hàng hóa trong sự phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.

CHU MÃ GIANG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang