• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Những vấn đề đáng quan tâm trong mùa thu hoạch cà phê

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 06/12/2011
Ngày cập nhật: 7/12/2011

Niên vụ cà phê năm 2011 mới bắt đầu, người dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vui mừng vì có được một vụ cà phê bội thu, bên cạnh đó giá cà phê tăng cao giúp người dân có điều kiện trang trải cuộc sống. Thế nhưng giá cà phê tăng cao kéo theo nạn trộm cắp khiến các hộ trồng cà phê điêu đứng trong khi các nhà máy thu mua cà phê cũng đau đầu vì nhiều hộ trồng cà phê chạy theo lợi nhuận ngâm cà phê khiến chất lượng giảm sút.

Trộm cà phê hoành hành

Nạn trộm cà phê diễn ra ở Hướng Hóa thời gian qua rất phổ biến. Lợi dụng sơ hở của chủ vườn hoặc đại lý, bọn trộm giở nhiều thủ đoạn cướp đi hàng tạ cà phê.

Ông Hồ Văn Cài, chủ đại lý thu mua cà phê ở thôn Trằm, xã Hướng Tân cho biết: “Xe chở cà phê của gia đình tôi trên đường vận chuyển ở đường 14, khi lên dốc cao bị một số đối tượng điều khiển xe gắn máy đuổi theo. Do xe đang lên dốc nên di chuyển chậm, chúng dễ dàng tiếp cận rồi lấy cắp cà phê. Đến khi tài xế phát hiện thì chúng đã bỏ chạy. Sự việc này đã nhiều lần diễn ra, chúng tôi đã nghĩ đến phương án cho một người ngồi sau thùng xe để canh giữ, nhưng như vậy lại vi phạm luật giao thông nên không dám làm”.

Nhiều vườn cà phê còn điêu đứng vì những cây cà phê bị bọn trộm cắt nguyên cành, gây ảnh hưởng tới những vụ mùa sau. Tình trạng trộm cắp cà phê trên địa bàn Hướng Hóa xảy ra chủ yếu do các đối tượng thanh niên lêu lổng, thiếu tiều ăn chơi nên ra tay trộm cắp.

Anh Nguyễn Phương, trú tại thôn Tân Hữu, xã Tân Liên cho biết, vừa qua anh đã bắt được một đối tượng đang vác trộm bao cà phê của gia đình anh, sau đó anh đã giao cho chính quyền địa phương xử lý, thế nhưng thủ phạm bị bắt còn nhỏ tuổi nên chính quyền giao cho gia đình giáo dục.

Một số chủ vườn cà phê ở xã Tân Liên cho biết, sau khi thu hoạch cà phê người dân thường để tập trung tại một địa điểm, bọn trộm nắm bắt được quy luật lao động của bà con nên rình mò chờ cơ hội sẽ ra tay trộm cắp, bọn chúng thường đi nhiều tên, trong đó phân công nhiệm vụ rõ ràng, một số tên có nhiệm vụ lấy cắp cà phê, có tên làm nhiệm vụ cảnh giới và đánh lạc hướng người dân nếu bị phát hiện, sau đó có thể tẩu tán bằng xe máy.

Tình trạng mất cắp cà phê diễn biến rất phức tạp. Nhiều hộ dân đối phó bằng cách tăng cường cảnh giác, cử người canh vườn cà phê, tuy nhiên do vườn cà phê có diện tích lớn, lại rậm rạp nên rất khó quản lý.

Phát biểu tại hội nghị thu mua và chế biến cà phê đầu năm, ông Trần Vinh, Phó trưởng phòng Công an huyện Hướng Hóa cho biết: “Công an huyện đã nhận được rất nhiều phản ánh của người dân về tình trạng trộm cắp cà phê, tuy nhiên rất khó để giải quyết vì các đối tượng chủ yếu mang tính trộm cắp vặt. Để giải quyết vấn đề này cần sự kết hợp của chính quyền xã và các thôn, tăng cường công tác kiểm tra là chủ yếu”.

Hiện nay, nhiều hộ trồng cà phê tại những điểm thường xuyên bị trộm cắp hoành hành đã phải thực hiện phương án thu hoạch cả cà phê xanh lẫn cà phê chín làm giảm năng suất và chất lượng cà phê. Người dân vẫn chấp nhận chịu lỗ bởi theo họ, lỗ còn hơn là mất trắng.

Ngâm, ủ làm cà phê kém chất lượng

Từ những niên vụ trước người trồng cà phê đã “sáng tạo” ra cách tăng sản lượng bằng phương pháp ngâm cà phê thu hái dưới nước vài giờ, có khi là vài ngày để kiếm thêm thu nhập. Với cách làm này cà phê Khe Sanh có hương vị chua thơm, được nhiều đối tác đánh giá cao dần trở thành chua thối. Vì những quả cà phê chín khi thu hái bị ngâm nước sẽ trương phình lên, sau khi chế biến sẽ mất đi mùi vị đặc trưng vốn có, chất lượng cà phê thu được giảm sút nghiêm trọng.

Để ngâm được cà phê, người dân đào hố ngay tại vườn, lót nilon tạo thành bể chứa nước, cứ thế thu hoạch được chừng nào thì ngâm chừng ấy. Ở thôn Doa Củ, xã Hướng Phùng người trồng cà phê còn xây riêng cho mình một bể xi măng lớn để ngâm ủ cà phê, toàn thôn có hơn 50 hộ thì mỗi hộ đều có một bể xi măng như vậy.

Một hộ gia đình khi được hỏi thì lý giải rằng: Cà phê thu hái được trên rẫy khô, nếu muốn tăng lượng thì phải ngâm nước, 10 kg cà phê ngâm 4 tiếng là thu được hơn 1 kg, bán cho đại lý vẫn được giá cao, có khi đại lý thu mua cà phê còn trộn thêm đất, cát sau đó bán cho nhà máy chế biến. Nếu gia đình nào không ngâm cà phê mà để vậy bán thì giá cả cũng như nhau. Vì thế ngâm cà phê trở thành phong trào, ai không tham gia phong trào thì bị thiệt...

Còn ở thôn Phùng Lâm, thôn Xa Ri thuộc xã Hướng Phùng nằm dọc suối nên việc ngâm cà phê thuận lợi hơn. Khoảng 15 giờ chiều là mỗi hộ gia đình trồng cà phê lại đưa những bao cà phê thu hoạch được xuống suối để ngâm, cả con suối dài dọc theo hai thôn này vì thế lúc nào cũng bốc mùi hôi thối bởi nước bị ô nhiễm từ việc ngâm cà phê.

Ngoài ra, tình trạng các đại lý thu mua cà phê trộn lẫn tạp chất vào sản phẩm sau đó bán cho các nhà máy chế biến cũng khá phổ biến. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cũng như giá thành cà phê.

Cà phê ngâm, trộn tạp chất tuy nhất thời có thể đem lại thêm thu nhập cho bà con, nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu cà phê Khe Sanh. Hiện tại một số doanh nghiệp đã từ chối thu mua những sản phẩm có dấu hiệu ngâm ủ, trộn lẫn đất cát.

Ông Võ Văn Thắng - Giám đốc Công ty cà phê Thái Hòa Quảng Trị khẳng định thương hiệu cà phê Khe Sanh được bạn hàng quốc tế ưa chuộng bởi hương thơm và vị ngon độc đáo. Vì vậy cần có biện pháp để chấm dứt tình trạng thu mua và chế biến cà phê quả xanh, cà phê ngâm ủ. Về phía Công ty Thái Hòa quyết định không thu mua cà phê kém chất lượng.

Trong hội nghị thu mua và chế biến cà phê ngày 14/11, ông Nguyễn Ngọc Sắc, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa nhấn mạnh rằng: Tình trạng trộm cắp, ngâm ủ và thu hái cà phê quả xanh khá phổ biến. Vì thế huyện sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát những nhà máy chế biến cà phê trên địa bàn tránh tình trạng thu mua cà phê kém chất lượng. Nếu phát hiện nhà máy nào vi phạm thì sẽ có biện pháp xử lý. Qua đó, huyện cũng khuyến cáo bà con nông dân cần có ý thức tự giác, trung thực khi mua bán cà phê để nâng cao chất lượng cà phê Khe Sanh.

T.L

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang