• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu Giang: Mất mùa gừng

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 05/12/2011
Ngày cập nhật: 6/12/2011

Nhiều diện tích gừng tại xã Phương Bình (Hậu Giang) bị bệnh thối củ.

Chưa hết nỗi lo về mía nguyên liệu bị ngập úng, người dân ở xã Phương Bình (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) lại điêu đứng với gừng củ. Ngoài căn bệnh thối củ đang hoành hành chưa có thuốc đặc trị, nhiều diện tích trồng gừng phải bán non chạy lũ với giá thấp.

Nếu lúa, mía được xem là cây trồng chủ lực ở địa phương thì rau màu được người dân lựa chọn vì đặc điểm dễ trồng, đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, gừng củ được nhiều nhà nông lựa chọn vì dễ chăm sóc lại có thể tận dụng được đất bờ đê, bờ xáng hoặc xung quanh nhà để trồng. Mấy năm trở lại đây, gừng được giá và cho lợi nhuận cao nên nhiều người dân khá lên, diện tích gừng củ mỗi năm vì thế cũng tăng theo. Hiện tổng diện tích trồng gừng toàn xã Phương Bình là 32 ha, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do năm nay mưa nhiều và thất thường, độ ẩm cao, gừng giống có khả năng mang mầm bệnh, là điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn phát sinh gây bệnh và hiện tỷ lệ bệnh thối củ chiếm khoảng 30% diện tích gừng của toàn xã. Ông Phạm Văn Giáp, ở ấp Phương An tâm sự: “Biết rằng bệnh thối củ gừng là không có thuốc đặc trị, nhưng do năm vừa rồi bán được giá nên năm nay tôi quyết định mở rộng diện tích. Vụ này, tôi trồng 1 công gừng, nhưng nửa công đã bị bệnh, ước năng suất chỉ đạt gần 1 tấn. Trong khi vụ vừa rồi với 400 m2 đất trồng gừng, năng suất đạt gần 900 kg”. Theo kinh nghiệm nhiều năm của ông Giáp, biểu hiện dễ thấy khi gừng bị bệnh là cây gừng xanh tốt bỗng dưng bị héo đột ngột vào giữa trưa, vài ngày sau toàn cây bị vàng, khi nhổ lên thì bị đứt rời, củ bị thối nhũn. Dù nông dân ở xã Phương Bình cùng các ngành chức năng tích cực phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ nhưng vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị.

Không chỉ lo vì căn bệnh thối củ, năm nay người trồng gừng phải điêu đứng vì đầu ra khá bấp bênh. Thông thường các năm đến thời điểm tháng 11 thì thương lái đã “dập dìu” từ khắp nơi đến để hỏi mua gừng làm thực phẩm, nhưng năm nay lại vắng bóng. Nếu muốn bán thì phải tự thuê nhân công chở đến tận nơi, trong khi giá gừng chỉ ở mức 3.000 đồng/kg. Bà Lê Thị Hằng, ở ấp Phương Thạnh cho hay: “Vụ vừa rồi, với nửa công gừng, gia đình có lợi nhuận gần 10 triệu đồng. Giá bán tại vườn như năm trước dao động từ 18.000 - 20.000 đồng/kg, gừng giống từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng thời điểm này chỉ còn 3.000 đồng/kg. Năm ngoái, chưa đợi đến lúc thu hoạch, thương lái đã đến tận nơi hỏi mua, còn năm nay thì ngược lại, người trồng gừng phải tìm thương lái. Do bệnh, gừng để lâu sẽ bị thối, dù có giá rẻ cỡ nào, nhiều nông dân cũng phải bấm bụng bán”.

Ngoài thiệt hại từ bệnh thối củ, mưa nhiều cộng với triều cường dâng cao, nhiều diện tích gừng trồng trên liếp của người dân phải bán non, giá rẻ để chạy lũ. Ông Lê Văn Lý, ở ấp Phương Quới A, vừa bán được 80 m2 gừng hơn tuần nay buồn than: “Lúc đầu vụ thì thương lái còn mua được với giá 5.000 đồng/kg, nhưng do lũ về, nông dân đồng loạt bán nên chỉ bán được 2.800 đồng/kg. Vụ này, giá gừng rẻ chỉ bằng 1/10 so với vụ trước, năng suất giảm do chưa đến tuổi thu hoạch. Dù vậy, sau khi bán, gia đình vẫn còn lời được chút đỉnh, nhờ tận dụng mảnh đất xung quanh nhà, một số rơm mục, phân chuồng để giảm chi phí trong sản xuất".

Trước nguy cơ gừng bệnh, giá đang ở mức thấp nhiều nông dân đã chọn phương pháp neo lại chờ giá. Ông Lê Văn Trò, ở ấp Hưng Thạnh cho biết: “Do thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và phun thuốc phòng trị thường xuyên, nên năng suất gừng của gia đình luôn được đảm bảo. Ngoài ra, để trồng 1.000 m2 trong vụ này, tôi đã tận dụng nguồn giống sẵn có của gia đình nên không nặng chi phí đầu vào. Tuy nhiên, do giá gừng ở mức thấp nên gia đình quyết định neo lại”. Không chỉ riêng ông Trò, mà nhiều gia đình khác có diện tích gừng trồng ở bờ cao, chủ động tiêu thoát nước đều để lại chờ giá hoặc làm giống cho vụ sau.

Ông Phan Văn Điền, Chủ tịch UBND xã Phương Bình, cho biết: Do nhiều năm qua giá gừng luôn ở mức cao nên nông dân mở rộng diện tích. Tuy nhiên, đây là nghề tự phát trong vài năm trở lại đây nên nông dân thường bị thương lái ép giá, thị trường tiêu thụ không ổn định. Mặt khác, bệnh thối củ trên gừng lại chưa có thuốc đặc trị, đây là điều lo lắng nhất trong vấn đề phát triển cây gừng ở địa phương. Ngoài ra, năm nay mưa nhiều, lũ kéo dài nên diện tích gừng bệnh, gừng bán non chạy lũ vừa mất năng suất, giá thấp làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Trong khi, thiệt hại rau màu trong mùa lũ về gừng lại không nằm trong danh mục hỗ trợ do lũ. Trước mắt, UBND xã chỉ có thể khuyến cáo người dân nên nắm bắt thị trường, tránh phát triển một cách ồ ạt gây cảnh thừa hàng dội chợ, khó khăn trong tiêu thụ…

THANH THÚY

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang