• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phá sản chương trình nuôi bò sữa: Ai “giết" đàn bò sữa?

Nguồn tin: TT, 13/09/2006
Ngày cập nhật: 13/9/2006

Chương trình phát triển đàn bò sữa đã phá sản do người chăn nuôi bị “kẹp” giữa hai gọng kìm đầu vào (giá thức ăn, con giống...) và đầu ra (giá thu mua sữa). Cho đến nay vẫn chưa có hướng để gỡ gọng kìm này.

Mòn mỏi chờ tăng giá

Ông Phan Huy Hoàng (Lấp Vò, Đồng Tháp) - chủ đàn bò sữa gần 20 con và là thành viên của Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Thuận Hưng - cho biết hợp tác xã vừa hoàn tất đề án xây dựng nhà máy chế biến sữa tươi đã được phê duyệt, hiện đang tìm nguồn vốn đầu tư.

“Giá mua sữa của công ty quá thấp, người chăn nuôi phải tự cứu lấy mình, nếu không đàn bò phải vào lò mổ hết...” - ông Hoàng nói.

Theo ông Hoàng, giá thu mua sữa tươi tại Nhà máy chế biến sữa Vinamilk Cần Thơ chỉ 3.900-4.000 đồng/kg loại tốt, nhưng chi phí vận chuyển sữa đến nhà máy đã lên tới 600 đồng/kg, nông dân còn chưa tới 3.300-3.400 đồng/kg, không đủ bù chi phí chăn nuôi.

Nhiều người chăn nuôi bò sữa tại Lấp Vò, Đồng Tháp sau vài lần bán sữa cho nhà máy đã chuyển sang bán cho các cơ sở làm sữa chua có giá cao hơn nhưng lượng tiêu thụ lại không ổn định. Cách làm này không phải là lối ra cho người nuôi bò sữa nhưng họ không còn lựa chọn nào khác.

Giá sữa tươi bán ra quá thấp, ngay cả đàn bò sữa có năng suất sữa khá cao cũng bị lỗ. Theo ông Nguyễn Khắc Đạo (Củ Chi, TP.HCM), hiện nay tiền bán sữa chỉ tương đương 1kg thức ăn chăn nuôi trong khi tại một số nước trong khu vực bán mỗi ký sữa có thể mua được 2kg thức ăn chăn nuôi.

Ông Nguyễn Đăng Vang, cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết mặc dù năng suất sữa của đàn bò VN khoảng 4,1 tấn/chu kỳ, cao hơn các nước trong khu vực như Trung Quốc (3,41 tấn/chu kỳ ), Thái Lan (3,2 tấn), Indonesia (3,1 tấn)... nhưng người chăn nuôi bò sữa tại VN vẫn bị thua lỗ do giá thu mua chưa hợp lý.

Một chuyên gia ngành bò sữa tính toán với giá thành sữa tươi hiện vào khoảng 4.287 đồng/kg, giá bán ra bình quân 3.400-3.600 đồng/kg sữa, tính ra người chăn nuôi bị lỗ 700-900 đồng/kg sữa.

Các công ty chế biến sữa thì cho rằng có tăng giá thu mua nhưng theo ông Lê Văn Diệp (Đức Hòa, Long An ), người chăn nuôi phải cõng nhiều khoản phí khác nên thực nhận không cao như giá do các công ty đã đưa ra. Giá thu mua sữa của Công ty Vinamilk tại Long An từ 3.900-4.000 đồng/kg, nhưng nông dân chỉ thực thu từ 3.600-3.700 đồng/kg.

Chi phí để thu gom, bảo quản và vận chuyển sữa đến nhà máy do HTX chăn nuôi bò sữa thực hiện chiếm hết 300 đồng/kg. Tương tự tại TP.HCM, các trạm thu mua sữa tươi cũng được hưởng mức hoa hồng 300 đồng/kg sữa...

Phá sản vì phong trào

Theo ông Nguyễn Đăng Vang, cục trưởng Cục Chăn nuôi, giá thu mua sữa tươi tại VN hiện đứng ở mức thấp nhất trong khu vực.

Chẳng hạn, giá thu mua sữa tươi tại nhà máy ở Thái Lan là 4.950 đồng/kg (nông dân được nhận 4.600 đồng/kg), tại Trung Quốc là 5.200 đồng/kg, Hàn Quốc khoảng 8.500-11.000 đồng/kg, Nhật Bản 8.700-11.500 đồng/kg...

Hiện giá thu mua sữa của hai công ty chế biến sữa tại VN hiện nay là Vinamilk và Dutch Lady chỉ 3.900-4.200 đồng/kg (tại nhà máy).

Nguy cơ phá sản của chương trình bò sữa đã tiềm ẩn ngay khi chương trình này được khởi động. Theo một chuyên gia ngành chăn nuôi, chính phong trào “nhà nhà nuôi bò sữa” được nhiều địa phương phát động cách nay vài năm với mục tiêu “chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp” đã góp phần đẩy nhiều hộ dân lâm vào cảnh tiền mất, nợ mang.

Vào năm 2001, khi chương trình phát triển đàn bò sữa bắt đầu được triển khai, trong danh sách được khuyến khích phát triển chỉ có 12-13 tỉnh, thành phố có truyền thống nuôi bò sữa. Tuy nhiên, nhiều địa phương khác đã phản ứng khá gay gắt và sau hai lần được điều chỉnh, danh sách này đã tăng thêm khoảng 20 tỉnh thành, nâng tổng số các địa phương được thực hiện dự án nuôi bò sữa lên 33 tỉnh, thành.

Hàng loạt địa phương đổ xô vào nuôi bò sữa đã đẩy giá bò giống tăng cao đến chóng mặt. Nhưng tai hại hơn là nhiều bò kém chất lượng cũng đã được “lên đời”, trở thành bò giống với giá “trời ơi”. Có nơi khi lập dự án, giá bò sữa giống chỉ khoảng 6-7 triệu đồng/con, nhưng sau đó người chăn nuôi phải mua bò sữa với giá 22-27 triệu đồng/con.

Các chuyên gia cho rằng với giá bò giống cao vô lý như thế thì người chăn nuôi không có cơ hội thu hồi vốn chứ nói chi có lãi. Một con bò sữa mua với giá 27 triệu đồng, sản xuất được khoảng 20-22 tấn sữa, nếu bán bò thải loại được 4-5 triệu đồng, tính ra mức khấu hao con giống lên tới 1.000 đồng/kg sữa!

Bên cạnh đó, việc phát triển đầu ra không theo kịp với tốc độ phát triển của đàn bò sữa đã dẫn đến tình trạng có sữa nhưng chưa có nhà máy, khi nhà máy hoạt động thì đàn bò đã “chết” vì người chăn nuôi vì thua lỗ nên không thể duy trì đàn bò. Thực trạng này đã làm xói mòn lòng tin của những hộ chăn nuôi bò sữa đã lỡ chuyển đổi sản xuất theo phong trào.

Gần đây nhất, việc này đã diễn ra ở Nghệ An. Đầu năm 2006, sau khi Nhà máy chế biến sữa Vinamilk đi vào hoạt động, UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ chi phí vận chuyển sữa đến nhà máy cho nông dân.

Thế nhưng khi triển khai xuống các địa bàn, mọi người mới “bật ngửa” vì không có sữa để vận chuyển. Theo một cán bộ Cục Chăn nuôi, do nhà máy chế biến sữa chậm đi vào hoạt động (dự kiến năm 2003), không có nơi tiêu thụ sữa, người chăn nuôi đành buông đàn bò. Đến giữa năm 2006, đàn bò sữa tại Nghệ An chỉ còn khoảng 235 con, trong khi năm 2004 lên tới gần 1.400.

“Giá giống cao, chất lượng đàn bò kém, nông dân tại nhiều địa phương càng gặp khó khăn hơn do không nắm được kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, không có cỏ tươi cho bò ăn, không có cả nơi tiêu thụ sữa..., chương trình bò sữa bị phá sản là đương nhiên” - vị cán bộ này kết luận.

HẢI ĐĂNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang