• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đưa Đà Lạt đi xa

Nguồn tin: Tuổi Trẻ, 04/12/2011
Ngày cập nhật: 5/12/2011

“Không cớ gì chỉ mỗi Đà Lạt mới là trung tâm rau, hoa cao cấp cả. Tôi nghĩ sự thành công của nền nông nghiệp chất lượng cao của Đà Lạt cần áp dụng cho nhiều nơi khác, theo từng mức độ. Cứ thế, dần dần sẽ có thêm nhiều Đà Lạt” - đó là tâm sự của ông Trần Lệ, người đã đưa nhiều giống hoa, rau cao cấp của Đà Lạt ra trồng thành công ở Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu...

Ông Trần Lệ trong vườn hoa lily tươi tốt tại Mường Phăng (Điện Biên) - Ảnh: Hoàng Nguyên

Đà Lạt bây giờ có nhiều phòng nhân nuôi tế bào thực vật. Còn hơn 30 năm trước, khi nền nông nghiệp bao cấp “mù tịt” với thực vật cấy mô và cây giống từ ống nghiệm là thứ xa xỉ với Đà Lạt, chính ông Trần Lệ là người khơi mào. Năm năm sau khi thổi vào đời sống công nghệ sinh học và nông nghiệp ở xứ lạnh tư duy về cây trồng từ ống nghiệm, lập ra cả một trung tâm cấy mô duy nhất trong cả nước, ông chọn thế giới cây trồng làm một cuộc phiêu lãng.

Người lãng mạn

“Gác kiếm” công việc ở một cơ quan nhà nước (Trung tâm Cấy mô Đà Lạt), ông Trần Lệ về lập ra phòng cấy mô ở nhà để sản xuất giống khoai tây, hoa các loại cung cấp cho nông dân Đà Lạt trồng. Ông biến căn nhà của mình thành trung tâm cấy mô cá thể, chỉ ít năm đã lớn hơn mọi trung tâm cấy mô quốc doanh trên địa bàn. Hàng chục kỹ thuật viên làm việc cho phòng cấy mô tư nhân của ông. Chủ của nhiều điểm cấy mô lớn sau này cũng xuất phát từ phòng cấy mô tư nhân ông đào tạo.

Khi cuộc chơi trong phòng thí nghiệm đã mòn, ông Trần Lệ nối liên lạc với các nhà cây trồng của Nhật. Cây wasabi - để sản xuất mù tạt - từ xứ Phù Tang được đưa sang trồng tại những cánh rừng bán nhiệt đới ở Tà Nung, ngoại vi Đà Lạt. Những trảng rừng wasabi dưới tay ông được một số doanh nghiệp học lấy nhân ra, sản xuất quy mô hơn để xuất khẩu ngược sang Nhật.

Bằng sự am tường về công nghệ sinh học (học và làm việc bảy năm rưỡi ở một trường đại học của Hungary), ông đã tự kết giao được với nhiều nhà cây trồng nước ngoài. Khi nhiều nơi ở Đà Lạt đã “đá” thạo sân với cây wasabi, ông Trần Lệ tìm tới những nhà thực vật Úc để đưa polownia - một loại cây cho gỗ nhẹ nhưng dai để làm báng súng và thùng chứa đồ điện tử cao cấp - về trồng ở Đà Lạt. Bấy giờ chưa ai để ý đến nhu cầu phủ xanh những đồi trọc ngoại ô xa của Đà Lạt, ông xin chính quyền sở tại cho nhận những ngọn đồi trơ trọi bỏ phí ấy để trồng thông ba lá, polownia.

Một đoàn khách Nhật tìm đến nông trại của ông Trần Lệ (giữa) ở Tây Bắc - Ảnh: Hoàng Nguyên

Những ngọn đồi trọc ở Tà Nung chưa đủ không gian tung hứng đam mê, ông Trần Lệ tìm vào một thung lũng nằm sâu trong rừng Lạc Dương (Lâm Đồng) kiếm vùng đất đủ lạnh để “vào cuộc” với các loại hoa ôn đới cao cấp. Với sự giúp sức của một người bạn mê say cây trồng, họ đã thành công khi làm ra được củ giống hoa lily để trồng, thay vì phải nhập toàn bộ giống như các công ty trồng hoa xuất khẩu nước ngoài hiện diện ở Đà Lạt.

Thường với lily người ta cắt xong cây hoa này đi thì đào bỏ củ, ông và bạn chừa lại phần gốc 20 cm và tìm cách tác động sinh học, kích thích phần gốc sinh ra nhiều củ nhỏ, kiểu như hành, tỏi vậy. Từng chiếc củ bé tẹo kia chính là từng củ giống để gầy lên, trồng nên cây. Đến bây giờ, ở VN mỗi năm phải nhập khẩu trên 40 triệu củ giống hoa lily, khoảng 60 tỉ đồng mỗi năm. Còn ông và đồng sự đã tự chủ động nguồn giống hoa này trong sản xuất là điều ngoạn mục. Vừa chinh phục cây lily thành công cùng bạn, ông “bay” đi tìm không gian cây trồng khác lạ hơn nữa. Trong lúc người ta nhắm phương Nam để phát triển trồng rau, hoa cao cấp, ông Trần Lệ ngược ra đàng ngoài xa xôi hơn, tận miền núi cao phía Bắc. Ông có ba năm cày nát vùng miền núi phía Bắc như thế, kể cả vùng biên giới giáp Lào và Trung Quốc, để khảo sát khí hậu, thổ nhưỡng, lấy từng mẫu đất đưa về Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt phân tích, có những mẫu đặc thù hơn phải gửi sang Hà Lan và nghiên cứu cả đặc điểm dân sinh miền núi cao phía Bắc. “Trồng cây được ở nơi khắc nghiệt mới là công việc của một người làm khoa học thực hành nông nghiệp, mới thú vị” - ông Trần Lệ nói.

Đào sakura (Nhật Bản) được ông Trần Lệ trồng ở Mường Phăng (Điện Biên) nay đã ra hoa - Ảnh: Hoàng Nguyên

Tìm “thiên đường” mới cho rau, hoa

Ông Trần Lệ là người “tự đày” mình khi mà đời sống ở Đà Lạt đang thuộc hàng trung lưu, vợ đẹp, con giỏi, nguồn tiền thu từ hệ thống cấy mô nhịp nhàng bỗng dưng thành người rày đây mai đó, phiêu du, lo chuyện thiên hạ. Dấu chân ông giẫm qua khắp các vùng người Mường, Mông, Tày, Nùng, Hà Nhì, Dao, Thái... Để tiết kiệm tiền, dành kinh phí đầu tư vào các nông trang, ông không sắm xe hơi riêng, từ Hà Nội cứ đi xe đò lên các tỉnh.

Sau nhiều năm mày mò, nghiên cứu, ông Trần Lệ rút ra quy luật cứ ở đâu có độ cao trên 900 m so với mực nước biển là có thể vô tư trồng hoa ôn đới, dĩ nhiên nếu như khí hậu vùng đấy ôn hòa. Nhờ sự lặn lội và tỉ mẩn trong điều nghiên cơ bản, ông thấy từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau vùng Tây Bắc có hơi hám giống Đà Lạt: gió mát, mưa ít, trời thanh trong, khí hậu se se lạnh.

Cuộc lặn lội bền bỉ của Trần Lệ đã chỉ ra cho ông một vùng ở Điện Biên có tên Mường Phăng hội đủ yếu tố tự nhiên phù hợp cho rau, hoa ôn đới có thể sinh trưởng tốt. Ông Trần Lệ hạ trại ở vùng này để “chiến đấu” với cây hoa cắt cành. Kế đó vùng ít ôn hòa hơn là xã Quyết Chiến, Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, ông bắt tay triển khai xây dựng vùng rau cao cấp và rau đặc sản, lập nông trang, đưa các loại hoa, rau củ ôn đới đến. Một nơi 5 ha, còn nơi kia 32 ha, ông tổ chức trồng từ lily, địa lan, trúc lan, hồ điệp, các loại cúc, đồng tiền, cẩm chướng, loa kèn, cùng đó lần lượt khảo nghiệm đến 43 loại rau cao cấp... suốt bảy năm qua để chọn chủng loài thích nghi. Nay hằng tuần rau xanh đưa ra các đô thị lân cận, còn cứ tết đến thì hoa địa lan, lily, lan hồ điệp... của ông xuất hiện ở Hà Nội. Trong khi đó, tại một vùng rừng heo hút ở Bắc Yên (Sơn La), Ô Quý Hồ (Sa Pa), ông đã đặt cây wasabi xuống khảo cứu, rồi ít lâu sau đó nhân giống thành công. Thực nghiệm của ông đã chứng minh chỏm núi rừng ở Sơn La và Lào Cai ấy là hai nơi có thể xây dựng thành vùng sản xuất được giống wasabi.

“Nhân bản” Đà Lạt

“Không hà cớ gì chỉ mỗi Đà Lạt mới là trung tâm rau, hoa cao cấp” - ông Trần Lệ nói. Nơi nào ít thuận lợi thì phải tìm cách trồng, bắt cây trồng thích nghi. “Tôi nghĩ sự thành công của nền nông nghiệp Đà Lạt, mô hình nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao của Đà Lạt là biết cách học, cách làm, vẫn có thể áp dụng cho nơi khác theo từng mức độ” - ông lập luận. Cứ thế dần dần sẽ có thêm nhiều “Đà Lạt”.

Sau sáu năm bắt tay vào trồng, loài hoa địa lan độc tôn của Đà Lạt đã xuất hiện ở Mường Phăng. Hiện 20.000 chậu địa lan, 100.000 chậu phong lan... chễm chệ sinh trưởng giữa đất trời Tây Bắc. Ở Mường Phăng, Tân Lạc, Bắc Yên, ông Trần Lệ không hài lòng với các loại hoa cắt cành của Đà Lạt mà còn trồng được cả rau dền đỏ, súp lơ xanh, cải bắp, khoai lang Nhật... Bạo hơn, ở vùng Tân Lạc, ông còn khảo cứu rồi trồng lên cả những vườn cây dược liệu quý như sanh địa, giả cổ lam, atisô, đản sâm... Thậm chí từ cây mai anh đào, mimosa đến cây hồng cho trái, bơ, dây mác mác, kiều mạch, hồng fuzu, khoai tây ruột tím ruột vàng, dâu tây... của Đà Lạt đã ra đấy.

Vậy đó, hơn mười năm qua ông thoắt biến thoắt hiện ở Đà Lạt như thế. Vợ ông không biết ông làm gì ngoài Tây Bắc, từng “cử” con trai ra xem. Con trai ra thấy bố trồng nên những vườn địa lan, lily, phong lan, layơn, rau xanh... cứ như một Đà Lạt đã được “di dời” ra miền núi phía Bắc.

Trần Lệ bảo đừng hỏi vì sao ông mải mê với cuộc trường chinh đi chinh phục cây trồng, khảo cứu thực vật, xây dựng mô hình ứng dụng nông nghiệp hàng hóa hiện đại. Nếu hỏi vậy thì thử trả lời rằng hà cớ sao có người cả đời mải mê đi tìm những loài thú mới ở rừng, những nhà địa chất đi tìm những mẫu khoáng vật, rồi người khác cứ lặn xuống biển xem đáy đại dương, kẻ thích trèo chinh phục các đỉnh núi xa xôi trên thế giới, những người trọn đời đi sưu tầm sử thi, người lại chuyên tâm luyện mãi một thứ nhạc cụ nào đó... “Tôi còn “hiện sinh” hơn những người đáng kính ấy khi vẫn chỉ luẩn quẩn với mặt đất, xoay xở mặt đất, trên đất nước mình” - ông trần tình.

"Trồng cây được ở nơi khắc nghiệt mới là công việc của một người làm khoa học thực hành nông nghiệp, mới thú vị" - Ông Trần Lệ

Người làm tỏa hương ở núi rừng Tây Bắc

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên Phạm Đức Hiển tâm sự ông cảm kích trước khát vọng “nhân bản” Đà Lạt của ông Trần Lệ. Ông Hiển nói đó là lý do để địa phương trân quý, đáp ứng bất cứ những gì ông Trần Lệ cần. “Khi thấy Trần Lệ từ xa ngược ra trồng khảo cứu thành công hoa lily, cây lại tốt xinh hơn cả những nơi khác trong nước, tôi lâng lâng, mừng cho quê hương. Trần Lệ chính là người cấy vào chúng tôi niềm hi vọng về một ý tưởng hình thành nền sản xuất rau, hoa cao cấp ở tỉnh vốn nghèo và cơ cực này” - ông Hiển nói. Và tỏ ra trân quý “hiệp sĩ cây trồng” đến từ phương Nam, ông Hiển chậm rãi: “Anh ấy thật dồi dào ý tưởng về cây trồng, thậm chí bay bổng. Anh là người mở đường, người đầu tiên đưa các loài hoa thương mại cao cấp nổi tiếng đến trồng, làm trổ bông và tỏa hương ở núi rừng Tây Bắc”.

NGUYỄN HÀNG TÌNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang