• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tiền Giang: Đàn sóc tung hoành vườn cây ca cao

Nguồn tin: Tiền Giang, 30/11/2011
Ngày cập nhật: 1/12/2011

Gần đây, mô hình trồng ca cao xen trong vườn dừa ở tỉnh Tiền Giang cho hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh niềm vui đó thì nhà vườn trồng cây ăn quả này đang canh cánh nỗi lo trước tình trạng bầy sóc cắn phá trái dừa và ca cao gây thiệt hại lớn. Người dân địa phương đã áp dụng nhiều biện pháp tiêu diệt động vật có hại này nhưng chưa đạt hiệu quả cao.

Hiện nay, ở vùng chuyên canh cây dừa - ca cao của huyện Chợ Gạo vấn đề sóc cắn phá vườn cây là câu chuyện thời sự được nhà vườn địa phương quan tâm. Tại các xã Xuân Đông, Hòa Định, Bình Ninh (huyện Chợ Gạo) có từ 20 - 30% cây ca cao có trái bị sóc tấn công. Ông Châu Ngân Thương, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Định cho biết: "Con sóc xuất hiện từ lâu, trước đây nó chủ yếu cắn phá trái dừa. Gần đây, nông dân trồng ca cao xen vườn dừa thì bầy sóc chuyển qua ăn trái ca cao. Vỏ trái ca cao khi chín mềm và mỏng nên sóc cắn phá rất nhanh. Chỉ sau vài phút là con sóc có thể làm thủng trái ca cao".

Sóc là loại động vật có thân hình nhỏ, sống trên cây, di chuyển rất nhanh. Chúng ăn trái ca cao vào đêm nên rất khó phát hiện và tiêu diệt. Hơn nữa, con sóc sinh sản rất nhanh nên sức công phá vườn cây ăn trái rất nặng nề. Trước đây, người dân hay sử dụng súng hơi, giàn ná thun để bắn chết sóc. Một số nhà vườn thì đặt bẫy bắt sóc hay xua đuổi sóc đi sang vườn khác. Bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ, người dân xã Tân Thới (huyện Tân Phú Đông) cho biết, để bảo vệ vườn ca cao, trước đây gia đình bà đặt bẫy bắt sóc nhưng rồi chúng biết, không vào bẫy. Hiện nay, gia đình bà phải dùng lưới bọc trái ca cao. Phương pháp này bảo vệ trái ca cao an toàn nhưng lại tốn chi phí, công lao động mà không diệt được con sóc.

Dừa khô hiện nay giá từ 7.000 - 8.000 đồng/trái, còn ca cao trên 5.000 đồng/kg. Do đó, bầy sóc gây thiệt hại về kinh tế cho nhà vườn là rất lớn. Trên thực tế có rất nhiều biện pháp tiêu diệt sóc, nhưng các hộ thực hiện đơn lẻ, chưa mang tính cộng đồng nên hiệu quả không cao... Ông Phạm Thế Minh, thành viên Hợp tác xã Ca cao huyện Chợ Gạo cho biết, có nhiều biện pháp tiêu diệt sóc nhưng thật ra số người thực hiện rất ít và không kiên trì nên đàn sóc nhởn nhơ cắn phá trái dừa, ca cao. Đồng thời, những biện pháp ngăn chặn đó là: Sử dụng bẫy đập, bẫy lồng bắt sóc hoặc sử dụng vành kẽm xiết cổ nó. Ngoài ra, mình có thể sử dụng biện pháp xua đuổi bằng hình nộm, vật lạ cho nó sợ hay bao trái. Nói chung phương pháp bắt nó thì hiệu quả hơn còn xua đuổi thì nó di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác thôi!".

Ông Lê Quốc Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam thì cho rằng "sóc là loại động vật gặm nhấm, rất tinh khôn nên khó tiêu diệt. Biện pháp hữu hiệu nhất là dùng thuốc bả chúng. Tuy nhiên nhà vườn cần cẩn thận kẻo lợi bất cập hại khi thuốc hóa học rơi rớt ra ngoài môi trường".

Do chưa tập trung diệt sóc nên loại động vật có hại này cứ ngày càng sinh sôi, nhân rộng. Ngoài huyện Chợ Gạo thì đến nay, vườn dừa và ca cao ở huyện Gò Công Tây và Tân Phú Đông cũng bị sóc tàn phá nặng nề.

Chu Trinh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang