• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hàng nông – thủy sản ĐBSCL: Làm gì để tăng sức cạnh tranh khi gia nhập WTO?

Nguồn tin: BCT, 13/9/2006
Ngày cập nhật: 13/9/2006

Với ưu thế trong sản xuất, nhiều năm qua, nông - thủy sản luôn là những mặt hàng chiến lược xuất khẩu của các tỉnh, thành ĐBSCL. Tuy nhiên, sự bất ổn từ thị trường thời gian qua đã cho thấy nông- thủy sản của ĐBSCL vẫn chưa có chỗ đứng thật vững chắc trên thị trường thế giới. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý, việc xây dựng thương hiệu là một trong những vấn đề cốt lõi giúp cho các mặt hàng nông – thủy sản ĐBSCL đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Sản phẩm gạo chế biến tại ĐBSCL đang cần một thương hiệu mạnh để đủ sức cạnh tranh với gạo Thái Lan.

Quốc tế hóa thương hiệu cho gạo, cá

Bàn về sự bấp bênh của nông – thủy sản ĐBSCL những năm qua, Giáo sư, tiến sĩ Võ - Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, cho rằng chính vì chưa có thương hiệu nên các sản phẩm này đã không đủ sức cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác. Có thể thấy rõ thực trạng này qua hai mặt hàng gạo và thủy sản: gạo thì phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu, sản phẩm thủy sản thì giá cả bấp bênh và không có đầu ra ổn định, kéo theo việc sản xuất nông nghiệp – thủy sản tại ĐBSCL luôn không ổn định.

Xây dựng thương hiệu cho mặt hàng nông – thủy sản là vấn đề cấp thiết mà hầu hết các địa phương khu vực ĐBSCL ưu tiên đặt ra khi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, lộ trình thực hiện để có những thương hiệu nông – thủy sản mạnh vẫn chưa có nhiều tín hiệu khả quan. An Giang, tỉnh có sản lượng lúa hàng đầu khu vực với sản lượng hàng năm hơn 3 triệu tấn và là mặt hàng chiến lược. Nhưng cũng như các tỉnh khác, mặt hàng gạo xuất khẩu của An Giang vẫn thua gạo nhập từ Thái Lan ngay trên sân nhà. Một bằng chứng cụ thể là giá gạo đặc sản của Việt Nam chỉ bằng ½ hoặc thấp hơn so với gạo có xuất xứ từ Thái Lan, dù chất lượng nhiều loại gạo của chúng ta bằng hoặc cao hơn cả gạo Thái Lan. Và nguyên nhân của sự thua thiệt này chính là vấn đề thương hiệu.

Nhiều tỉnh trong khu vực đang nỗ lực để xây dựng những thương hiệu gạo đủ sức đương đầu với gạo Thái Lan trên thị trường. Đi đầu là An Giang, tỉnh đã có kế hoạch xây dựng thương hiệu cho 2 loại gạo Nàng Nhen Bảy Núi, lúa thơm Jasmine Châu Phú và nếp Phú Tân. Hiện nay, công tác này đang được triển khai khẩn trương và hứa hẹn sẽ là một thương hiệu gạo mạnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Một mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác tại ĐBSCL là sản phẩm cá tra, ba sa cũng chịu nhiều thiệt thòi, vì chưa có thương hiệu. “Điệp khúc” lên giá, xuống giá của con cá tra, ba sa làm nhiều người lo tính toán lỗ lãi và đổ cho thị trường quyết định. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, vấn đề cốt lõi vẫn là thương hiệu. Ý tưởng xây dựng thương hiệu cá tra, ba sa Việt Nam đã được manh nha từ cuối năm 2004 và vào đầu năm 2005 được cụ thể bằng Quyết định số 219/QĐ-BTS của Bộ Thủy sản phê duyệt chương trình hành động của ngành thủy sản về chất lượng và thương hiệu cá tra, ba sa Việt Nam. Theo quyết định này, việc xây dựng thương hiệu cá tra, ba sa Việt Nam sẽ do Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) chủ trì, bắt đầu thực hiện từ tháng 3-2005 bao gồm: xây dựng thương hiệu quốc gia của cá tra là “Top Quality Pangasius of Viet Nam” gắn với các tiêu chuẩn cao trong toàn bộ quá trình sản xuất “từ sản xuất con giống đến bàn ăn”. Thực hiện quảng bá thương hiệu quốc gia của sản phẩm cá tra tại các thị trường lớn như: Mỹ, EU... Tuy nhiên, đến nay, sự “lận đận” của con cá tra, ba sa Việt Nam trên thị trường quốc tế cho thấy vẫn chưa có lời giải cho thương hiệu chính thức của con cá tra, ba sa Việt Nam.

Thời điểm Việt Nam gia nhập WTO đã cận kề, yếu tố quyết định thành bại nằm ở sự cạnh tranh công bằng, mà việc có một thương hiệu mạnh luôn đóng vai trò then chốt. Thời gian qua, có lúc chúng ta đã ngộ nhận giữa việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và xây dựng thương hiệu là giống nhau. Trong khi đó chỉ là công đoạn nhỏ trong chiến lược phát triển một thương hiệu. Ông Đoàn Đình Hoàng, Giám đốc Công ty Masso Consulting (TPHCM), cho biết: “Nếu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và được cấp giấy chứng nhận thì chỉ mới đi được ¼ chặng đường để trở thành một thương hiệu được khách hàng chấp nhận. Cần phải tổ chức tuyên truyền, quảng cáo bài bản, kéo dài để nhãn hiệu sản phẩm đi sâu vào lòng người, thì mới trở thành một thương hiệu thật sự”.

Cần đẩy mạnh liên kết “4 nhà”

Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, khẳng định: “Xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông-thủy sản là việc phải làm, nếu chúng ta không muốn tự thua thiệt trên sân nhà khi gia nhập WTO. Nông dân chúng ta có thói quen “mua tại nhà, bán tại đồng”, còn doanh nghiệp thì ngồi tại chỗ và thu mua qua thương lái, nên không thể chủ động gắn kết được với nông dân. Nếu doanh nghiệp không tích cực tham gia thực hiện thì không thể có thương hiệu, vì chỉ doanh nghiệp mới có khả năng thâm nhập thị trường, khuếch trương thương hiệu. Cần phải chủ động xây dựng một vùng nguyên liệu ổn định và bảo đảm chất lượng; tổ chức marketting để người tiêu dùng biết đến, chấp nhận, tin cậy và ưa chuộng sản phẩm”.

Nói về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu, ông Berthold Heinemann, một chuyên gia quốc tế về xây dựng thương hiệu, chia sẻ: “Làm thương hiệu không nhất thiết phải gắn với tiêu chuẩn mà nó chính là thông điệp gửi đến người tiêu dùng và được người tiêu dùng chấp nhận. Việt Nam đã có những: Biti’s, Trung Nguyên, Vinatex, Bibico… là những thương hiệu có giá trị. Để đạt được mục tiêu này phải xác định những gì chúng ta có, đánh giá khả năng cạnh tranh, phân khúc thị trường và đánh giá tiềm năng lợi nhuận. Phải hoạch định rõ ràng chiến lược thương hiệu làm nền tảng cho sự phát triển thương hiệu. Trong quá trình hội nhập, vai trò của Nhà nước chủ yếu là quản lý nhà sản xuất, tạo khung pháp lý và môi trường cạnh tranh bình đẳng. Do đó, xây dựng và phát triển thương hiệu là một trong những lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia vào sẽ mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, vai trò của các hiệp hội cũng rất quan trọng. Nhà nước sẽ thông qua các hiệp hội để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu”.

Theo Giáo sư, tiến sĩ Võ - Tòng Xuân, chính cách tổ chức sản xuất chưa hợp lý, vẫn còn mang tính tự phát, doanh nghiệp thì phụ thuộc vào thương lái, chưa có vùng nguyên liệu ổn định, nên đầu ra của sản phẩm nông-thủy sản còn bấp bênh là điều tất yếu. Giáo sư, tiến sĩ Võ - Tòng Xuân khẳng định: “Khi Việt Nam gia nhập WTO, hàng nông – thủy sản sẽ gặp thách thức ngay tại sân nhà. Tại sao nhiều người dân Việt Nam vẫn thích ăn gạo Thái Lan? Câu trả lời rất đơn giản vì đó là một thương hiệu uy tín và chất lượng. Như vậy để đối đầu cạnh tranh, chúng ta phải có một thương hiệu mạnh. Doanh nghiệp phải có vùng nguyên liệu và bảo đảm được chất lượng hàng hóa cũng là một bước để xây dựng một thương hiệu mạnh và ổn định đầu ra. Nếu vẫn giữ cách làm như hiện nay chúng ta dễ hụt hẫng khi gia nhập WTO. Giải pháp vẫn là liên kết 4 nhà với vai trò chủ yếu của doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nước. Có như thế chúng ta mới có những thương hiệu nông – thủy sản đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới”.

Làm thế nào để các mặt hàng nông – thủy sản ĐBSCL đủ sức cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO? là câu hỏi đã được đặt ra thảo luận nhiều. Một trong những giải pháp được nhấn mạnh nhất là xây dựng những thương hiệu đủ mạnh để hàng nông – thủy sản ĐBSCL vươn ra thị trường thế giới. An Giang là một trong những địa phương đã và đang nỗ lực xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho sản phẩm chủ lực của mình. Cá tra, ba sa An Giang thông qua nhãn hiệu Agifish đã đủ sức đứng vững trên thị trường thế giới. Đến khi chiến lược xây dựng thương hiệu lúa, gạo Nàng Nhen Bảy Núi, Jasmine Châu Phú và nếp Phú Tân thực hiện hoàn thành, gạo xuất khẩu tại An Giang sẽ có một vị trí khác trên thị trường thế giới. Hy vọng với 2 mặt hàng chiến lược là gạo và cá, không chỉ riêng An Giang mà các địa phương khu vực ĐBSCL sẽ có những thương hiệu mạnh đủ sức “vươn ra biển lớn”.

BÌNH NGUYÊN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang