• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ông tiến sĩ chân đất

Nguồn tin: Lao Động, 24/11/2011
Ngày cập nhật: 25/11/2011

Đồng ruộng, cây lúa miền Tây Nam Bộ đã giúp sản sinh ra nhiều nhà khoa học nông nghiệp, nhiều tiến sĩ như Võ Tòng Xuân, Mai Thành Phụng. Hầu hết họ sau khi thành công trên con đường khoa học đều tiếp tục gắn bó với bà con nông dân, giúp cây lúa đất Chín Rồng ngày càng khỏe mạnh hơn, ra bông nhiều hơn, hạt gạo thơm ngon hơn, bán được giá cao hơn...

Tiến sĩ Lê Hữu Hải là một trong những người như thế. Ông vẫn hàng ngày chân đất lội ruộng, gắn bó cả đời với ruộng lúa đồng bằng.

Sống chung với rầy nâu

Năm 2006, dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) hoành hành khắp vùng ĐBSCL. Bà con nông dân phải tốn chi phí lớn phun thuốc trừ rầy, nhưng lúa vẫn cứ chết. Trong thời điểm đó, ông Lê Hữu Hải (Trưởng phòng NNPTNT huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) suốt ngày ngoài đồng, nhưng không phải để tìm cách trừ rầy, mà nghiên cứu cách... chung sống với rầy. Lúc đó toàn huyện Cai Lậy gieo sạ hơn 16.000 ha lúa, nhưng rầy nâu phá hoại nặng nề hơn 5.000 ha. Ông Hải đang làm luận án tiến sĩ, nhưng trước tình hình rầy nâu phá hoại mùa màng, ông đã xin Hội đồng giám khảo gia hạn thời gian thêm 6 tháng để nghiên cứu rầy nâu. Xuất phát điểm của ông Hải là trong khi lúa ở cánh đồng này bị rầy phá hoại, thì ở cánh đồng kia lúa vẫn tươi tốt.

Tiến sĩ Lê Hữu Hải.

Ông thử nghiệm bằng cách gieo sạ lúa trong nhà lưới được cách ly với bên ngoài, 14 ngày sau mới đem ra ruộng cấy để làm mẫu đối chứng với lúa sạ trực tiếp ngoài đồng. Kết quả thật bất ngờ: Lúa gieo sạ bình thường bị rầy nâu gây hại nặng, còn lúa gieo trong nhà lưới thì không. Ông Hải đã rút ra kết luận: Nếu trong 14 ngày đầu lúa không bị rầy tấn công thì sau đó nếu bị nhiễm rầy, thiệt hại cũng nhẹ hơn nhiều. Vấn đề còn lại là bằng cách nào để “né” được rầy trong 14 ngày đầu tiên trong chu trình sinh trưởng của lúa. Ông Hải đã tìm đến Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ NNPTNT) trình bày ý tưởng và được trung tâm hỗ trợ kinh phí, cử người cùng tham gia nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu do ông Hải đứng đầu đã thiết kế bẫy đèn đặt ở nhiều xã trong huyện. Đêm nào ông cũng có mặt ở các cánh đồng có đặt bẫy đèn để giám sát mật độ rầy vô đèn. Khi chuẩn bị gieo sạ vụ lúa đông xuân 2006 - 2007, ông Hải mạnh dạn đề xuất với Huyện uỷ Cai Lậy cho gieo sạ đồng loạt để “né” rầy. Huyện uỷ Cai Lậy đã ủng hộ ông, chỉ đạo toàn huyện gieo sạ đồng loạt. Cầm chỉ thị trong tay, ông Hải vừa mừng vừa run, bởi công trình còn trong giai đoạn nghiên cứu, chưa biết thành công hay thất bại. Nếu thành công thì nhà nông thoát nạn rầy nâu, bệnh VL-LXL, còn ngược lại, ông Hải chỉ còn nước... quăng luận án tiến sĩ vào sọt rác.

Ngay khi số lượng rầy vô đèn vừa giảm sau khi đạt đỉnh cao nhất, ông Hải “phát lệnh” gieo sạ đồng loạt 16.000 ha lúa trong toàn huyện. Gieo sạ xong, suốt 3 tháng trời ông Hải gần như ăn ngủ ngoài đồng cùng cây lúa. Đến ngày thu hoạch, bà con nông dân Cai Lậy cười hớn hở khi phần lớn diện tích lúa đều không bị bệnh VL-LXL, năng suất lúa rất cao trong khi nhiều địa phương khác trong tỉnh thiệt hại nằng vì rầy nâu. Thành công ở huyện Cai Lậy đã được nhân ra các tỉnh phía Nam, đến nay gieo sạ “né” rầy vẫn là giải pháp tốt nhất cho nhà nông ĐBSCL và cả nước.

Lúa Global G.A.P

Cuối năm 2008, tiến sĩ Lê Hữu Hải lại “làm phiền” nông dân xã Mỹ Thành Nam khi ông về đây vận động bà con làm chuyện lạ đời, hổng hiểu nổi, đó là trồng lúa Global G.A.P. Mười năm trước, ông Hải cũng đã về đây vận động bà con từ bỏ sản xuất lúa theo cách truyền thống, chuyển sang sử dụng các tiến bộ kỹ thuật để giảm chi phí, mà năng suất lại cao hơn. Sau đó ông cũng về đề giúp bà con sống chung với rầy thành công. Thế nhưng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global G.A.P thì bà con chưa thông, bởi làm lúa gì mà phải thực hiện hơn 200 tiêu chí bắt buộc, quá tốn kém tiền bạc và công sức.

Mô hình trồng hoa trên ruộng lúa do ông Hải khởi xướng. Ảnh: K.Q

Ông Hải lân la vô các ấp nói chuyện, uống rượu đế với bà con, qua đó mà thuyết phục họ hưởng ứng quy trình Global G.A.P. Bà con chịu không nổi ông tiến sĩ nói dai như đĩa, đã cử vài hộ trồng lúa theo hướng dẫn của ông. Chỉ cần có vậy, kết quả cuối vụ đã thay mọi lời vận động, giải thích. Bà con nông dân nườm nượp xin tham gia trồng lúa Global G.A.P khi họ thấy vốn đầu tư ít mà năng suất, lợi nhuận cao hơn bình thường nhờ giá thu mua của các doanh nghiệp cao hơn. Đến năm 2009 HTX trồng lúa Mỹ Thành Nam triển khai sản xuất Global G.A.P đại trà. Bà con bên ngoài nườm nượp xin làm Global G.A.P, đến nỗi ông Hải phải năn nỉ bà con từ từ.

Cũng tại HTX Mỹ Thành Nam, ông Hải tiếp tục làm chuyện “lạ đời” khi vận động bà con trồng hoa... trên ruộng lúa. Ông nói trồng hoa là để diệt sâu rầy, để thay thế chuyện phun thuốc trừ sâu. Nói rồi tiến sĩ Hải đưa cho bà con một mớ hạt giống các loại hoa để trồng trên bờ ruộng. Vì nể ông, 40 hộ nông dân chấp nhận làm thử. Hơn 20.000 cây hoa đủ loại được trồng trên bờ ruộng, khoảng cách từ 0,5 đến 1 mét/cây. Rồi hoa đâm bông, ong bướm dập dìu, trong khi sâu rầy lại vắng bóng. Thuốc trừ sâu rầy bà con mua trữ sẵn bỗng bị ế. Đến nay, mô hình trồng hoa trên lúa để trừ sâu rầy đã được triển khai khắp các huyện trong tỉnh Tiền Giang và ở các tỉnh khác như Long An, An Giang, Hậu Giang...

Tiến sĩ Lê Hữu Hải từng được nhiều công ty chuyên sản xuất kinh doanh lúa gạo quốc tế mời về làm chuyên gia, nhiều công ty nông dược trong nước mời làm cố vấn, nhưng ông đều từ chối. Ông nói: “Tôi quen sống gắn bó với nông dân. Thành công tôi có được hiện nay cũng là nhờ nông dân, lẽ nào tôi bỏ nông dân mà đi”. Hàng ngày, bà con vẫn thấy ông tiến sĩ chạy xe gắn máy khắp các ngả đường nông thôn trong huyện, vai lủng lẳng chiếc máy ảnh để chụp ảnh lúa, thiên địch, thỉnh thoảng lại xắn quần, lội bùn xuống ruộng với nông dân.

Kỳ Quan

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang