• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Triển vọng mới cho nghề trồng cây dó

Nguồn tin: Báo Khánh Hoà, 24/11/2011
Ngày cập nhật: 25/11/2011

Các phương pháp cấy tạo trầm chưa được tin tưởng; sâu bệnh nhiều làm hao hụt số lượng; thời gian tạo trầm kéo dài; thiếu dịch vụ kích tạo trầm, mua bán cây dó… là những nguyên nhân làm phong trào trồng cây dó (một loại cây tạo trầm) rơi vào “thoái trào”. Mới đây, một người trồng cây dó ở Khánh Hòa đã cấy trầm thành công nhờ một loại chế phẩm mới, mở ra triển vọng cho nghề trồng dó, cấy trầm.

Sức hút của hương trầm (phát sinh từ cây dó) đã làm bao người “điên đảo” không chỉ vì công dụng đặc biệt của nó mà chính từ lợi nhuận mang lại. Chính vì vậy, đã có một thời, phong trào khai thác trầm kỳ diễn ra rầm rộ, kéo dài, ngày càng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm này. Đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà cả những quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, lượng cung cấp trầm kỳ tự nhiên cũng giảm sút nghiêm trọng, gần như không còn.

Khai thác tự nhiên khó khăn, người ta chuyển sang trồng cây dó để tạo trầm. Đến cuối thập niên 90 (thế kỷ XX), phong trào trồng dó phát triển rầm rộ. Người ta hy vọng sẽ tạo được trầm, kỳ từ cây dó trong vườn nhà. Thế là, nhiều trang trại trồng dó ra đời với đầu tư tiền tỷ, nhiều hộ gia đình cũng đua nhau trồng dó. Khi những cây dó đủ tuổi (7 năm tuổi), người ta bắt đầu cấy tạo trầm bằng nhiều phương pháp khác nhau: cơ học (khoét lỗ), hóa học (dùng chất hóa học), vi sinh (cấy nấm), phương pháp kết hợp… Tuy nhiên, rất hạn hữu mới có cây cho trầm (sau 2 năm) nhưng cũng chỉ được loại thấp cấp. Phần lớn các phương pháp này còn đang được thử nghiệm, chưa mang lại ý nghĩa rõ rệt.

Trồng dó có thể mang lại nhiều lợi nhuận nếu người trồng kiên trì.

Đầu tư tiền tỷ, “dài cổ” ngóng trông, hy vọng tiêu tan, người trồng dó chán nản, do đó, diện tích các vườn dó cũng dần thu hẹp, nhiều người bỏ bê, chuyển sang trồng cây khác có lợi hơn. Ngoài ra, một số vườn không thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, dó “đổ bệnh”, làm hao hụt số lượng… nên người trồng dó không còn mặn mà để theo đuổi. Theo Hội Trầm hương Khánh Hòa, tuy Khánh Hòa được mệnh danh là xứ Trầm Hương nhưng diện tích trồng dó không nhiều, đến năm 2010 chỉ còn khoảng 300 ha, tập trung tại một số trang trại có tiềm lực tài chính. Số hộ gia đình trồng dó không đáng kể.

Theo các nhà khoa học, trầm hương sinh ra từ cây dó nhưng không phải loài dó nào cũng tạo ra trầm, chỉ có những loài dó (Aquilaria) thuộc họ trầm hương (Thymelaceae) mới có khả năng tạo trầm. Hiện nay, có 3 giống dó cho trầm dễ nhận biết là: dó bầu, dó me và dó gạch. Trong đó, loài dó bầu của Việt Nam cho trầm tốt nhất thế giới.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, gỗ cây dó bầu cấu tạo đặc biệt là hiện tượng libe xen giữa các thớ gỗ. Đây là điều kiện hình thành trầm hương. Cây dó sinh ra trầm hương là do sự biến đổi phân tử gỗ dưới ảnh hưởng của một bệnh gây ra. Trầm là những phần gỗ bệnh lý xuất hiện ở cây Aquilaria dưới tác động của tác nhân gây bệnh là một loại nấm thuộc nhóm bất toàn. Tuy nắm được cơ chế sinh trầm như vậy, nhưng để tạo được trầm không hề đơn giản, bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (số lượng, chất lượng, thời gian, phí tổn…). Hiện nay, một số tổ chức, cá nhân có thể tạo ra trầm loại 5, loại 6 sau 2 năm cấy trầm. Tuy nhiên, họ coi đó là bí quyết riêng. Một số doanh nghiệp, cá nhân chuyên lo dịch vụ tạo trầm nhưng cũng chưa có cơ sở chắc chắn. Bà Hồ Thị Phương - chủ trang trại ở xã Khánh Bình (Khánh Vĩnh) cho biết, bà có 5.000 cây dó bầu 7 năm tuổi, đang thử nghiệm cấy trầm 200 cây bằng một loại chế phẩm của Công ty Tinh Đất Việt (TP. Hồ Chí Minh) với giá 300.000 đồng/lít. Sau 2 năm, bà đã thu hoạch được trầm loại 6, giá 8 triệu đồng/kg (một cây thu 1/2 kg). Theo bà, nếu được trầm loại 5, giá sẽ cao hơn (12 triệu đồng/kg). Bà Phương cũng cho biết, Công ty Hồng Ngọc (Quảng Nam) đang thu mua cây dó 10 tuổi trở lên với giá 12.000 đồng/kg (bán làm giấy)… Theo kỹ sư Bùi Công Khánh - Hội Trầm hương Khánh Hòa, trầm sinh ra do một loại nấm, kỳ tạo ra do men (một loại men đơn bào). Mẫu gửi đi phân tích cho thấy, trầm kỳ do một vài loại men sinh ra và rất nhiều vi khuẩn (hơn 20 loại). Cũng theo ông Khánh, tạo kỳ nam là hướng đi mới của các nhà khoa học.

Theo tính toán, trồng cây dó vẫn có lợi, thậm chí lợi hơn nhiều so với trồng cây khác. Thu nhập mỗi năm từ trồng cây dó làm giấy (phương thức thấp nhất) cũng cho 100 triệu đồng/ha. Ngoài ra, với những tín hiệu từ công nghệ cấy trầm, hy vọng sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho người trồng dó.

HOÀI AN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang