• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lấy ngắn nuôi sưa

Nguồn tin: Lao Động, 22/11/2011
Ngày cập nhật: 23/11/2011

Khu vườn trồng cây lát và đặc biệt là cây sưa - hai loài cây được xếp vào hạng vô cùng quý hiếm - của một cựu chiến sĩ Trường Sơn (ở một huyện không quá xa Đà Lạt cũng thuộc tỉnh Lâm Đồng) tên là Vũ Đức Thắng đến nay đã bước sang năm thứ bảy.

Nghe bảo, ở Lâm Đồng, đây là vườn sưa và lát duy nhất hiện nay. Bởi quý hiếm đến vậy nên vườn cây bạc tỉ này từ bao nhiêu năm nay luôn được giữ “trong vòng bí mật”. Nhưng, trăm nghe không bằng một thấy, nên tôi đã tức tốc phóng xe máy đến tận nơi, dẫu không có quá nhiều hy vọng để “diện kiến” vườn cây quý này.

Phải mất nhiều ngày tôi mới lùng tìm được địa chỉ và số điện thoại của ông Vũ Đức Thắng. Tuy nhiên, trước hết, tôi phải thành thật xin lỗi bạn đọc vì nhiều lý do nên bài viết này không thể lưu lại địa chỉ cụ thể của ông Thắng. Tất nhiên không quá “ghê gớm” như tôi tự tưởng tượng lúc ban đầu - khi chưa gặp chủ nhân vườn cây quý, nhưng để phòng ngừa hậu hoạ có thể xảy ra là lý do không phải là không chính đáng để tôi xin được giấu địa chỉ cụ thể của ông Thắng.

Ông Thắng bên những gốc cây sưa hơn 6 năm tuổi. Ảnh: K.D

Gặp người có vườn cây quý

Như trên đã nói, trước khi đi, tôi không có quá nhiều hy vọng được gặp chủ nhân vườn cây quý ấy. Do đó, sau khi biết chính xác số điện thoại, địa chỉ và mãi đến khi sắp đến nơi, lúc gần đứng bóng mặt trời, tôi mới bấm máy. Để chắc ăn hơn, tôi không những xưng nhà báo mà còn “khoe” với ông Thắng rằng tôi còn là một cựu chiến binh hiện đang sinh hoạt trong tổ chức cựu chiến binh của cơ quan và chỉ muốn tìm hiểu mô hình làm kinh tế... Nhưng, những trù liệu của tôi dường như đã được đẩy đi quá xa. Bởi, phía bên kia, ông Thắng xởi lởi: “Đồng chí nhà báo cựu chiến binh cứ theo đường này chạy khoảng bảy cây số nữa đến một trạm xăng, sẽ có người đón. À này, trưa nay chúng ta ăn cơm nhà nhé! Trong khi đợi đồng chí nhà báo, ngay bây giờ, tôi ra sau vườn bắt con gà...”.

Tôi len lỏi trong những vườn càphê xanh um, trên một con đường đất nhỏ hẹp còn lưu lại những dấu vết của cơn mưa vừa tạnh. Chị phụ nữ đã lớn tuổi đón tôi là người vợ của cựu chiến sĩ Trường Sơn chủ nhân vườn cây bạc tỉ Vũ Đức Thắng. Ngôi nhà nhỏ của vợ chồng ông Thắng nằm khuất trong một vườn cây xanh um. Bên giếng nước, chủ nhân đang làm thịt con gà. Ông bảo tôi lên phòng khách chờ ông làm nốt “cái công việc buổi trưa nay”. Tôi bỗng dưng cảm thấy áy náy trước kiểu tiếp khách của vị cựu chiến sĩ Trường Sơn này, nhưng quả thực là không dám tỏ ra vồn vã bởi không chỉ đây là lần đầu tiên tôi gặp ông, mà còn sợ thất thố sẽ nhỡ việc “cây sưa”. Nhấp ngụm trà Bắc, tôi “đi đường vòng”: “Anh chị chắc là người ngoài Bắc vào đây lập nghiệp?”.

Ông Thắng kể: “Tôi quê ở Thanh Hoá, nhập ngũ bảy ba, thuộc binh chủng thiết giáp. Năm 1984 xuất ngũ về lại quê. Đến 1989 thì dắt díu vợ con vào đất này sinh sống...”. Cứ như theo lời ông thì những ngày đầu vào đây lập nghiệp, hai vợ chồng với đồng vốn trong tay quá bé, lại phải nuôi ăn học bốn đứa con nên khó khăn vẫn chồng chất khó khăn. Nhưng rồi, đất mới nơi đây chẳng phụ ai cả, miễn là họ biết chắt chiu, thu vén gia đình. Cuối cùng, đến lúc này, không chỉ hai trong bốn người con của vợ chồng ông đã tốt nghiệp đại học và có công ăn việc làm ổn định (hai cháu còn lại, một đang học đại học và một đang học phổ thông) mà nhiều người trong xóm còn được vợ chồng ông giúp đỡ vốn liếng vượt qua khó khăn và vươn lên khá giả.

Lát sắp sửa..., sưa hứa hẹn

Chủ đích của tôi vẫn là tìm hiểu vườn sưa và lát hoa của ông Thắng, nhưng vì sợ đánh giá là tên tọc mạch nên trong câu chuyện trên bàn trà, đôi lần ông Thắng nhắc đến cây sưa và cây lát, tôi vẫn tỏ ra... phớt lờ. Tuy nhiên, tôi vẫn lưu lại giữa câu chuyện của tôi và người cựu binh này một lời đề nghị ở dạng... khẳng định: “Chốc nữa, anh cho em đi thăm vườn và xin anh cho em chụp vài tấm hình!”. Ông Thắng vô tư: “Đợi ông Thơ - Chủ tịch Hội Truyền thống bộ đội Trường Sơn của huyện vào, anh em chúng ta cùng đi một thể!”.

Lát sau, ông Thơ (Phạm Hồng Thơ) đến. Sau vài lời chào xã giao, tôi cùng các ông: Thắng, Thơ - Chủ tịch hội huyện, Lại Văn Mùi - Chủ tịch hội xã cùng đi thăm vườn. Khu vườn rộng chưa đầy hécta của ông Thắng được trồng rất nhiều cây, tạo thành nhiều tầng, nhiều lớp. Và, lớp trên cùng - lớp có giá trị kinh tế cao nhất - là hai thứ cây gỗ vô cùng quý: Lát hoa và sưa! Tuy nhiên, mãi đến lúc này, khi đã có thể nói chuyện một cách thoải mái, tôi vẫn không tỏ ra vồn vã với “tiểu tiết” cây sưa và cây lát hoa với những người cựu binh này, đặc biệt là với chủ nhà. Ấy là trong câu chuyện trao đổi với nhau, còn với chiếc máy ảnh cầm trên tay, dường như tôi đã phát huy đến hết công suất của nó, cứ như là sợ rằng bỗng dưng chủ nhân đổi ý bất thường vậy.

Mãi quá trưa, khi mấy đĩa thịt gà được bày ra giữa chiếu trải trên nền nhà cùng vài lon bia đã được khui ra, câu chuyện về những cây sưa và cây lát hoa trong vườn nhà ông Thắng mới được dịp “bùng nổ”. Ông Mùi nói đùa: “Cũng hơi giống như người ta “lấy ngắn nuôi dài” vậy thôi, ông Thắng đây chỉ khác đôi chút là “lấy ngắn nuôi... sưa”! Vườn lát hoa và sưa của ông Thắng chừng vài năm nữa thật không thể tính hết giá trị của nó!”. Ông Thơ thêm vào: “Trong hội chúng tôi, gia đình anh Thắng là một trong những gia đình tiêu biểu. Trong khu vườn gần 0,8 ha của ông Thắng, hiện có đến 0,5 ha trồng cây lát hoa, trung bình mỗi sào (1.000 m2) trồng 120 cây. Còn sưa thì...”. Chủ nhà Vũ Đức Thắng tiếp lời: “Khoảng trên hai mươi cây thôi, anh ạ! Năm nay bước sang năm thứ bảy rồi đấy!”.

Ông Thắng bảo rằng về thời gian, lát hoa và sưa được trồng cách nhau không quá xa, chỉ trong cùng một năm thôi; và năm nay, cả hai loại cây này đều bước sang năm thứ bảy. Như vậy, theo “kinh nghiệm lâm nghiệp” của tôi thì cây lát hoa trong vườn nhà ông Thắng phát triển mạnh hơn, đường kính gốc có cây lên đến 50 cm, còn bình quân thì vào khoảng 30 cm; chiều cao trung bình ước khoảng 5 m. Trong khi đó, bởi đặc tính, cây sưa phát triển chậm hơn: Đường kính gốc bình quân 22 cm, cao trung bình 3 m.

“Ở vùng này, theo quan sát của các anh, có nhiều người trồng sưa không?” - tôi hỏi. Ông Thắng thật thà: “Trong thôn, tôi không phải là người duy nhất trồng cây sưa. Có điều, đến lúc này tôi là người duy nhất nhận được sự hứa hẹn thành công. Tôi nghe người ta nói, sưa chỉ trồng được ở vùng đất phía bắc và một vài tỉnh bắc miền Trung mà thôi.

Tất nhiên là trước khi trồng sưa và lát hoa trên đất này, tôi phải mày mò nghiên cứu dữ lắm!”. Đến lúc này, khi cảm nhận được thành quả một nắng hai sương của người cựu chiến binh ấy hiển hiện trước mắt và khi thực sự hiểu được phần nào tấm lòng của những người lính trở về này, với tư cách là một đồng đội, tôi bỗng dưng cảm thấy ái ngại khi nghĩ lại trong những năm gần đây, thuật ngữ “sưa tặc” đã được đặt ngang hàng với thuật ngữ “lâm tặc”, trong khi cây sưa cũng chỉ là một thứ cây rừng. Bởi vậy, thực lòng là tôi mong sao thành quả “lát sắp sửa..., sưa hứa hẹn” đến được với ông Thắng một cách trọn vẹn nhất!

Thành quả bước đầu đã có.

Nền tảng cây ngắn ngày

Dường như biết được suy nghĩ của tôi, ông Thơ trấn an: “Nhà báo biết không, chỉ với rừng lát ấy thôi, với giá khoảng 35 triệu đồng/m3 hiện nay, ông Thắng của chúng ta cũng đã “bỏ túi” vài chục tỉ đồng rồi đấy. Mà, trong lúc chờ đợi cây sưa thì cây lát hoa đây chỉ vài năm nữa là thu hoạch. Cho nên, nói kiểu như đồng chí Vui “lấy ngắn nuôi... sưa” là đúng, nhưng nói rằng “lấy... dài vừa (cây lát hoa) nuôi... dài hơn (cây sưa)” cũng không có gì sai! Mà, đó chỉ mới là cây lát hoa thôi đấy, còn cây sưa thì khỏi phải bàn chuyện giá cả!”.

Ông Thắng “trung hoà”: “Trong vườn của tôi, dưới cùng là rau các loại, phía trên kế là chuối laba (một loại chuối đặc sản có thương hiệu của tỉnh Lâm Đồng) hoặc càphê, tầng trên cùng là sưa và lát hoa; xung quanh và dọc theo bờ lô là cây dâu tằm...”. Không cần phải làm phép tính tổng thể, tôi nhẩm: 636 gốc chuối laba (5 sào) của ông Thắng cho mỗi gốc 2 - 3 buồng chuối mỗi năm, với giá 5.000 đồng/kg như hiện nay thì cả ngàn buồng chuối (mỗi buồng từ 30 – 40 kg) hiện có này cũng mang lại cho ông không dưới 180 triệu đồng...

Trong hai người con của ông Thắng đã có việc làm, một người hiện là bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), một là kiến trúc sư làm ở huyện. “Không chỉ lấy ngắn nuôi sưa không thôi đâu, nhà báo ạ, ông Thắng còn “nuôi” nhiều thứ lắm, trong đó có mấy đứa con học hành tử tế và có đứa đã thành đạt; ông còn “nuôi” (giúp đỡ) nhiều người trong làng trong xóm, nhất là những cựu chiến binh” - ông Thơ nói. Và, không chỉ dừng ở đó, nhóm cựu binh này hiện đã hình thành ý định hùn vốn liếng và đất đai để mở doanh nghiệp tư nhân hoặc ít nhất là trang trại để sản xuất nông nghiệp theo quy mô công nghiệp. Tôi mừng cho các ông!

Khắc Dũng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang