• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hà Nội: Cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp - Đề nghị hỗ trợ 50% chi phí cho nông dân

Nguồn tin: Kinh Tế Đô Thị, 22/11/2011
Ngày cập nhật: 23/11/2011

Trình diễn máy cấy tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Ảnh: Văn Thắng

"Cơ giới hóa là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp để thực hiện mục tiêu tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, nâng cao mức sống cho người dân" - Đó là nhận định của ông Đào Duy Tâm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội tại Hội thảo "Cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp đô thị" được tổ chức tại huyện Thạch Thất (ngày 20/11).

Không chỉ trong trồng trọt

Hà Nội là một trong những địa phương sản xuất lúa lớn ở miền Bắc, với diện tích hàng năm đạt trên 200.000 ha. Tuy nhiên, ruộng đất của các hộ nông dân còn nhỏ lẻ, manh mún, bình quân 4,8 thửa/hộ với diện tích 400 m²/thửa, nhiều nơi chỉ đạt 200 m²/thửa. Đây là rào cản lớn với việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa trên địa bàn thành phố. Theo số liệu từ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, hiện cơ giới hóa trong sản xuất lúa của thành phố mới tập trung ở khâu làm đất (đạt trên 80%), khâu cấy cơ bản vẫn theo phương pháp gieo cấy truyền thống. Các khâu khác như thu hoạch, chế biến, bảo quản cũng chủ yếu theo hình thức thủ công, quy mô hộ gia đình.

Ông Đào Duy Tâm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, cơ giới hóa là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp để thực hiện mục tiêu tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, nâng cao mức sống cho người dân. Trước yêu cầu của sản xuất hiện nay, việc cơ giới hóa không chỉ được ứng dụng trong trồng trọt mà còn phải triển khai trong các lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến rau an toàn... Tuy nhiên, hiện nay việc cơ giới hóa ở Hà Nội thực hiện được chưa nhiều do vấn đề dồn điền đổi thửa còn hạn chế.

Ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng nhận định, ngành nông nghiệp Hà Nội và nhiều địa phương khác đang chịu thách thức lớn là đô thị hóa, công nghiệp hóa làm giảm diện tích đất canh tác. Cùng với đó là sức ép về thiếu lao động nông nghiệp, giá công lao động cao, yêu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Để vượt qua được thách thức đó, đòi hỏi phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, trong đó có cơ giới hóa.

Có cơ chế hỗ trợ

Để đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, yêu cầu trước tiên phải làm tốt công tác dồn ô đổi thửa, tạo vùng sản xuất lớn. Vì vậy, cần phải có sự liên kết giữa các hộ nông dân có ruộng liền kề để phá bỏ bờ vùng bờ thửa, tạo thuận lợi đưa máy móc vào đồng ruộng. Tuy nhiên, để việc ứng dụng cơ giới hóa được rộng rãi, cần có cơ chế hỗ trợ người nông dân bởi hiện nay giá máy móc còn quá cao. "Một số máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản như máy làm đất, gặt đập liên hợp có chất lượng tốt nhưng giá thành quá cao. Một chiếc máy gặt đập liên hợp có giá lên tới 650 triệu đồng, nếu không có chính sách hỗ trợ, người dân không thể mua được" - ông Bùi Quốc Thạch, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh chia sẻ.

Đại diện nhiều địa phương cũng cho rằng, ngoài các chính sách hỗ trợ người dân mua máy móc, các địa phương cần phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT sớm triển khai Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông lâm thủy sản. Đặc biệt, xúc tiến thành lập các HTX dịch vụ làm nhiệm vụ cơ giới hóa để hỗ trợ cho người dân. Về phía các doanh nghiệp cần nghiên cứu chính sách trợ giá cho nông dân, có cơ chế bán hàng như bán trả chậm từ 30 - 50%.

Với Hà Nội, ông Đào Duy Tâm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, Sở đã xây dựng Đề án cơ giới hóa trong nông nghiệp đang trình HĐND, UBND TP, trong đó có đề nghị chính sách hỗ trợ 50% chi phí mua máy móc cho người nông dân. Ngoài ra, cần có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào cơ giới hóa và tăng cường liên kết doanh nghiệp - nông dân - HTX trong việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.

Năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, từ làm đất, ngâm ủ, gieo sạ, phun thuốc đến thu hoạch tại 4 điểm với diện tích 380 ha. Trong đó hỗ trợ 20 máy làm đất, 11 máy gặt đập liên hợp, 19 máy phun thuốc. Bước đầu mô hình cho kết quả tốt, giảm chi phí sản xuất 6 - 8 triệu đồng/ha so với phương pháp truyền thống.

Thắng Văn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang