• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng bằng sông Cửu Long: Cảnh báo tình trạng ô nhiễm

Nguồn tin: SGGP, 07/09/2006
Ngày cập nhật: 8/9/2006

Hàng chục ngàn hécta lúa thu-đông ở ĐBSCL đang bị bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá cần tiêu hủy; nạn tôm chết kéo dài làm nhiều cánh đồng bị “vắt kiệt” không ngơi nghỉ, đất bạc màu; hàng loạt nhà máy chế biến “vô tư” thải nước bẩn xuống sông Tiền, sông Hậu… Tất cả đang gióng lên hồi chuông cảnh báo: môi trường ngày càng xấu đi!

Tăng vụ: lợi bất cập hại!

Các biện pháp khai thác tận lực nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm hướng tới tăng vụ, tăng sản lượng… đều có sự trả giá. Từ thập niên 1960, nông dân ĐBSCL tiếp thu cuộc cách mạng xanh, chuyển giao từ nông nghiệp hữu cơ sang vô cơ đã làm tăng năng suất lẫn sản lượng. Từ đó đến nay, hầu như nông dân lệ thuộc vào phân bón vô cơ và các loại nông dược. Dư lượng các chất này vừa hoang phí vừa làm tổn hại môi trường, độc chất tích tụ ngày một nhiều làm lung lay mục tiêu bền vững.

PGS Phạm Văn Kim, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng: “Chuyển nông nghiệp hóa chất sang nông nghiệp hữu cơ là một quan điểm rất cực đoan. Nếu chỉ sử dụng phân hữu cơ và không dùng thuốc trừ sâu trong sản xuất thì khó được nông dân hưởng ứng. Bởi lẽ, nông nghiệp hữu cơ chỉ có thể tồn tại khi có thị trường nông sản hữu cơ với giá đặc biệt cao”.

Khó thuyết phục ở chỗ giá thành nông phẩm trong trường hợp này tăng, trong khi sản lượng giảm và mẫu mã kém hấp dẫn. Các chương trình IPM, ba giảm - ba tăng… là những bước khởi đầu mang lại hiệu quả. Song, làm thế nào để nông dân áp dụng triệt để vẫn là một vấn đề.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm, Trưởng bộ môn Môi trường – Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, lo ngại: “Sản xuất nhiều vụ trong năm làm đất bạc màu, lưu tồn hóa chất; nước ô nhiễm - sản lượng tôm cá giảm… Phèn tiềm tàng dưới mặt đất 30 – 50cm… sẽ là bước cản ngại để thực hiện mục tiêu đa dạng hóa sinh học”.

Khắc phục: cách nào?

Hiện tại, nông nghiệp ĐBSCL gặp phải 2 tình huống đối nghịch nhau: Thiếu nước tưới trong mùa khô và dư thừa nước gây ngập lụt trong mùa mưa lũ. Nước tiêu từ ruộng lúa, đất liếp, kinh mương mới đào… là nguồn ô nhiễm khó quản lý.

Tiến sĩ Dương Văn Ni, Viện Nghiên cứu hệ thống canh tác, Trường Đại học Cần Thơ, phân tích: “Chất hòa tan tìm thấy trong các mẫu nước này là các ion gây chua như nhôm, sắt và sulphate; dư lượng của phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Dựa vào kết quả nghiên cứu hệ sinh thái rừng tràm trong 10 năm qua có thể kết luận rằng: Những khó khăn trên được khắc phục bằng cách xây dựng một mô hình nông – lâm – ngư kết hợp”.

Mô hình nông – lâm – ngư kết hợp, đề xuất xây dựng thành các tiểu vùng đê bao hở tùy quy mô diện tích. Trong phạm vi đê bao, chọn vùng trũng hoặc nơi đất kém màu mỡ quy hoạch khu vực trồng tràm, diện tích còn lại là vùng canh tác lúa.

Hệ thống thủy lợi trong tiểu vùng được thiết kế theo một vòng tròn, chảy khép kín từ đất lúa sang rừng tràm (đường tiêu) và ngược lại (đường tưới). Tỷ lệ giữa tràm và lúa tùy thuộc vào nhu cầu nước tưới cần cho sản xuất lúa trong mùa nắng mà rừng tràm cần phải cung ứng. Mùa lũ, nước được đón vào dự trữ trong diện tích trồng tràm (dành tưới lúa trong mùa nắng).

Ưu điểm của mô hình này là nước tiêu ra từ ruộng lúa được bơm bổ sung vào rừng tràm. Ở đó, nước thải nông nghiệp được lọc qua hệ sinh thái rừng tràm và có thể tái sử dụng để tưới lúa. Hệ thống kênh mương đan xen trong rừng tràm là nơi trú ngụ của các loài thủy sản, đồng thời góp phần quan trọng trong phòng chống cháy rừng, bảo vệ an toàn cho các loài động vật dưới tán lá.

HUỲNH LỢI - NGUYỄN NGỌC

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang