• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nam Định: Mở rộng diện tích trồng rau an toàn

Nguồn tin: Báo Nam Định, 19/11/2011
Ngày cập nhật: 22/11/2011

Hiện nay, toàn tỉnh Nam Định có 10 ha sản xuất rau an toàn (RAT). Trong đó, mô hình sản xuất RAT với diện tích 2 ha tại thôn Lâm Quan, HTX Hồng Phong, xã Giao Phong (Giao Thuỷ) do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Phòng Cây trồng (Sở NN và PTNT) thực hiện đạt hiệu quả khá cao. Tham gia mô hình trồng RAT, HTX đã chọn các giống rau: su hào, cải bắp, súp lơ trồng thử nghiệm và tiến hành tập huấn về VSATTP, quy trình kỹ thuật sản xuất; cách ghi chép, lưu trữ hồ sơ… cho các hộ dân. Trong quá trình thực hiện mô hình, cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn các hộ dân tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật, sử dụng vôi bột để khử mầm bệnh và các loại nấm trong đất; bón lót chủ yếu bằng phân chuồng đã hoai mục, tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, kali và các loại chế phẩm sinh học trong quá trình chăm bón và đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch… Các kỹ thuật viên còn hướng dẫn xã viên cách bẫy đèn, dùng mồi nhử dẫn dụ các loại sâu hại để kiểm chứng số lượng, chủng loại sâu, cơ chế nhiễm bệnh của rau màu và đưa ra những biện pháp giải quyết hữu hiệu. Kết quả, các loại rau sinh trưởng, phát triển nhanh, đồng đều, thu hoạch đạt năng suất khoảng 2 tấn/sào/vụ. Các mẫu rau được kiểm định chất lượng tại Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy hải sản vùng 1 với chỉ số về dư lượng kim loại nặng, các vi sinh vật gây hại, hàm lượng ni-trat (NO3), dư lượng thuốc BVTV… đều trong giới hạn cho phép. Doanh thu thực tế của 1 sào RAT đạt gần 2,5 triệu đồng/vụ, tăng 51% so với trồng rau đại trà. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, thông qua mô hình trồng RAT còn tác động đến nhận thức của nông dân, làm thay đổi tập quán canh tác lạm dụng phân bón hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống.

Từ hiệu quả của mô hình trồng RAT ở HTX Hồng Phong, các địa phương trong tỉnh đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo tưới tiêu nước theo quy hoạch vùng sản xuất RAT. Nhiều xã như Giao Yến, Giao Phong (Giao Thủy), Nam Dương (Nam Trực), Yên Tân, Yên Lộc (Ý Yên), Minh Thuận, Thành Lợi (Vụ Bản)… đã quy hoạch vùng sản xuất RAT đến từng thôn, xóm và có cơ chế hỗ trợ nông dân về quy trình kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Ngay trong vụ đông 2011, Sở NN và PTNT chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với các địa phương tiếp tục xây dựng mô hình trồng RAT để các địa phương khác tham quan, học tập rút kinh nghiệm trước khi nhân ra diện rộng, đồng thời hướng đến xây dựng vùng RAT theo quy chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, việc mở rộng vùng RAT vẫn gặp khó khăn do tâm lý của nông dân ngại đầu tư và phải tuân thủ theo quy trình khắt khe trong quá trình trồng rau như: phân tích mẫu đất, mẫu nước, chọn địa điểm canh tác xa khu dân cư, xa nguồn nước thải và xa các khu, CCN, đồng thời kiểm định dư lượng thuốc BVTV tồn dư trên sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, thủ tục chứng nhận RAT do cơ quan chức năng chứng nhận phải mất khoảng 3 ngày trong khi khoảng thời gian dành cho thu hoạch và tiêu thụ rau lại ngắn. Hơn nữa, ngoài giấy chứng nhận, sản phẩm RAT cũng chưa đăng ký nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu riêng nên người tiêu dùng khó phân biệt đâu là RAT và rau đại trà. Vì vậy, sản phẩm RAT chưa được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường và giá cả cũng chênh lệch không nhiều trong khi sản xuất RAT phải tốn nhiều công đoạn. Chị Trần Thị Vui xã Giao Phong (Giao Thủy) cho biết: Chúng tôi cũng muốn tiếp cận quy trình sản xuất RAT để tăng thu nhập. Đề nghị chính quyền, HTX và các ngành chức năng hỗ trợ trong việc kiểm định chất lượng, tiêu thụ sản phẩm…; đặc biệt là xây dựng tạo lập thương hiệu cho sản phẩm để người tiêu dùng phân biệt được chất lượng sản phẩm và chấp nhận giá thành.

Để đạt mục tiêu mở rộng diện tích trồng RAT mỗi năm từ 20 - 30 ha, Sở NN và PTNT đang chỉ đạo các địa phương quy hoạch vùng sản xuất RAT tập trung với diện tích từ 1 ha trở lên, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất. Sở NN và PTNT cũng có nhiều chính sách như: Hỗ trợ kinh phí thuê tư vấn lập dự án và phân tích mẫu đất, nước và chất lượng rau quả để được cấp chứng nhận vùng đất đủ điều kiện sản xuất và công bố sản phẩm an toàn phù hợp quy chuẩn VietGAP. Hỗ trợ kinh phí tập huấn kỹ thuật và cơ sở vật chất như khung thép, lưới chống côn trùng trong phạm vi sản xuất… Đầu tư kinh phí xây dựng, cải tạo kết cấu hạ tầng: giao thông, thủy lợi, trạm bơm, hệ thống điện hạ thế theo dự án được phê duyệt. Chú trọng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng quy trình sơ chế và sản xuất theo tiêu chuẩn, ưu tiên sản xuất các sản phẩm RAT có lợi thế của địa phương và chủ động tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chủ động đăng ký thương hiệu, mẫu mã, bao bì và xúc tiến thương mại cho sản phẩm RAT để tạo lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm rau sản xuất đại trà nhằm thu hút nhiều hộ nông dân đầu tư thâm canh, tăng năng suất và mở rộng diện tích RAT trong thời gian tới.

Nguyễn Hương

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang