• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giấc mơ trầm hương!

Nguồn tin: BĐ, 6/9/2006
Ngày cập nhật: 6/9/2006

Theo con số thống kê của Hội Trầm hương Việt Nam, đến năm 2000, trên toàn quốc các hộ dân đã trồng được khoảng 8.000ha cây dó bầu. Và từ ấy đến nay, mỗi năm có thêm 3 triệu cây dó bầu được trồng mới, hầu hết tập trung tại các địa bàn miền núi. Phong trào phát triển mạnh và hiện nay Hội Trầm hương Việt Nam đã thành lập được 8 chi hội thuộc 8 tỉnh, thành với gần 700 thành viên.

* Đua nhau trồng dó bầu

Bình Định là một địa phương tiếp nhận phong trào này tuy có muộn nhưng khá sôi nổi. Đã có thời gian giống cây dó bầu nóng lên thành "sốt". Nắm bắt được nhu cầu này, ở một số địa phương trong tỉnh đã xuất hiện dịch vụ bán cây giống dó bầu. Tên của loại cây trồng này bỗng trở nên thân thuộc với nhiều nông dân ở các huyện trung du, miền núi và ngày càng có nhiều hộ nông dân trồng dó bầu.

Chị Nguyễn Thị Thu Nguyên - cán bộ Hội Nông dân huyện Vĩnh Thạnh - nói: "Bà con các dân tộc thiểu số trên địa bàn Vĩnh Thạnh bây giờ họ cũng nhạy bén trong chuyện làm ăn lắm! Nghe nói ở Hoài Ân, An Lão đang phát triển mạnh trồng cây dó bầu lấy trầm, họ cũng đang học tập làm theo…". Ông Nguyễn Cần - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân - cho biết: "Phong trào trồng dó bầu lấy trầm đã phát triển 6 năm nay trên địa bàn các xã Ân Mỹ, Ân Tường, Ân Nghĩa, Ân Hữu, diện tích hiện có thể tới trên 50ha. Cây dó tạo trầm ở đây thì chưa có, nhưng với cây dó 6 năm tuổi giờ người nông dân chỉ cần chặt hạ, vạt nhỏ phơi khô bán theo loại trầm sô đang ăn rất mạnh với giá 1.000đ/kg. Ở đây đã có ông Nguyễn Hữu Toàn ở xã Ân Mỹ có vườn dó 4.000 cây, trong đó có 1.000 cây đến tuổi tạo trầm. Nỗi băn khoăn lớn nhất của người trồng dó bầu ở đây là trong năm vừa qua, cây dó chết nhiều. Mong sao ngành chức năng có giải pháp cứu những diện tích còn lại.

Trên địa bàn huyện An Lão, dù mới trồng nhưng diện tích cây dó bầu đã tăng đáng kể. Ông Nguyễn Văn Giáo - Trưởng phòng Kinh tế huyện An Lão - cho biết: "Hiện trên địa bàn huyện đã trồng được khoảng 3 ha cây dó bầu, tập trung ở xã An Hòa. Mặc dù ngành chức năng chưa có động thái gì trong việc khuyến khích phát triển loại cây trồng này, nhưng người dân vẫn tự mày mò mua hạt về gieo ương, hoặc vào tận miền Nam mua cây giống về trồng". Anh Nguyễn Hùng Minh, ở xã An Hòa, người đầu tiên trồng cây dó bầu trên đất An Lão và là người trồng nhiều nhất ở đây, cho biết: "Hiện tôi đang có hơn 200 cây dó bầu 4 năm tuổi. Trước khi trồng tôi đã học được cách chọn cây giống từ những người có kinh nghiệm ở huyện Tiên Phước (Quảng Nam), một trong 8 địa phương có phong trào trồng cây dó bầu mạnh trong nước. Họ bày, để không bị thất bại, người trồng phải biết chọn cây giống có khả năng tạo trầm sau này. Dó bầu thì có nhiều loại nhưng chỉ nên chọn trồng loại cây có màu trắng, những cây có thân màu đen thì không nên đưa vào trồng vì chúng có tỷ lệ "vô sinh" rất cao. Còn theo ông Toàn, người chuyên cung cấp cây giống dó bầu ở thị trấn Bồng Sơn (Hoài Nhơn): "Để có cây giống tốt, phải chọn cho được hạt giống từ những cây "mẹ" có trên 10 năm tuổi để làm cây đầu dòng mà nhân giống. Cây giống tốt dễ nhận biết lắm, nó khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển nhanh trông thấy".

* Thật - hư chưa rõ!

Trong nhiều năm qua, những người trồng dó bầu ở huyện Tiên Phước (Quảng Nam) đã thực hiện việc tạo trầm bằng cách làm tổn thương cây. Có một cách tạo trầm khác mà người trồng ở Khánh Hòa đã ứng dụng thành công là bằng tác nhân vi sinh. Dùng vi sinh cấy vào thân cây dó bầu đã đủ tuổi (trên 3 năm), vi sinh sẽ phá hủy tế bào trong thân cây, tích tụ thành chất tạo ra trầm. Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Minh-Phó chủ tịch Hội Trầm hương Việt Nam-thì có 3 chủng nấm được cấy là: Aspergillus phoenicis (CDA) Thom, Penicillium citrinum Thom và Penicillium citrinum SP. Anh Nguyễn Hùng Minh cho biết thêm: "Khi chưa có kinh nghiệm thì mình thuê "chuyên gia" đến tạo trầm cho chắc ăn. Theo tìm hiểu của riêng tôi thì cách tạo trầm bằng vết thương trên cây dó bầu không bảo đảm bằng cách cấy vi sinh. Tôi đã liên hệ được "chuyên gia" và khi cây dó bầu vườn nhà đến tuổi tạo trầm tôi sẽ "phôn" họ đến. Chuyện công cán, thuốc men của họ sẽ được tính bằng 3 cách: trả ngay tiền mặt, ăn chia khi thu hoạch trầm hoặc bán đứt đoạn cây dó bầu cho họ với giá thời điểm hai bên thỏa thuận". Tuy nhiên, việc có tạo được trầm trên cây dó bầu trồng ở đất đồi, đất vườn hay không thì thực tế vẫn chưa rõ.

Mặc dù chưa có chủ trương đưa loại cây trồng này vào cơ cấu, nhưng trước tình hình ngày càng có nhiều nông dân đầu tư trồng cây dó bầu, ngành chức năng cần có những hướng dẫn, khuyến cáo cần thiết về KHKT, tăng cường công tác bảo vệ thực vật… để giúp những người trồng cây dó bầu có thể thực hiện được ước mơ đổi đời từ việc tạo trầm trên cây dó bầu.

Vũ Đình Thung

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang