• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khấm khá nhờ trồng sen, nuôi cá

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 17/11/2011
Ngày cập nhật: 18/11/2011

Nằm giữa những cánh đồng trù phú, đầm sen rộng 8 ha của vợ chồng anh Lê Công Sự như một nét chấm phá đẹp của bức tranh làng quê. Trong khi nhiều thế hệ người dân thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) mải mê với việc đồng áng thì vợ chồng anh Sự lại gắn bó với nghề trồng sen, nuôi cá. Sau 5 năm bén duyên với nghề, anh chị đã chứng minh, trồng sen kết hợp với nuôi cá sẽ mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Cũng như đa phần người dân sống ở vùng chiêm trũng Hải Lăng, từ đời ông bà đến đời bố mẹ anh Lê Công Sự đều bám ruộng đồng. Thế nên, khi còn rất nhỏ, anh đã quen với nỗi vất vả từ công việc đồng áng. Sau tháng ngày đổ mồ hôi chăm bón cây lúa, quyết tâm học tập để thay đổi số phận càng nhân lên trong lòng chàng trai con nhà nghèo.

Hy vọng đó được nhen nhóm khi anh đỗ vào trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị. Sau ngày tốt nghiệp, cầm tấm bằng loay hoay khắp nơi nhưng anh Sự chẳng có may mắn tìm được công việc phù hợp. Nếm không ít thất vọng, anh quyết định tạm thời khởi nghiệp từ đôi bàn tay trắng trong thời gian chờ đợi cơ hội mới.

Trở về làm nông dân, buổi đầu anh Lê Công Sự mang rất nhiều nỗi trăn trở. Dẫu vậy, người nông dân trí thức này vẫn vững vàng quan điểm: “Mình được học hành, giờ lại quay về gắn bó với nghề nông, chí ít cũng phải biết tính toán làm ăn, chọn con đường phát triển kinh tế giúp gia đình trở nên khá giả mới được”. Nghĩ vậy, anh đã tích cực tìm hiểu mọi thông tin về các ngành nghề có thể áp dụng vào điều kiện tự nhiên của vùng đất chiêm trũng quê nhà.

Anh Lê Công Sự đang thu hoạch sen trong đầm.

Cuối cùng, anh Sự chọn nghề trồng sen, nuôi cá. Anh chia sẻ: “Diện tích đất chiêm trũng, nhiễm phèn ở quê mình khá lớn. Nhiều người đã cố cải tạo để trồng lúa nhưng không mang lại hiệu quả cao. Thấy đất bỏ hoang quá phí, vợ chồng mình động viên nhau biến vùng đầm lầy hoang hóa thành nơi trồng sen, nuôi cá”. Thời điểm ấy, ý tưởng của anh Sự được xem là ngược đời bởi hầu hết người dân ở quê anh đều tập trung trồng lúa hay phát triển kinh tế vườn đồi, trang trại.

Để cây sen có thể nở hồng ở miền cát trắng, anh Lê Công Sự chăm chỉ tìm tòi tài liệu, sách báo, nghiên cứu phương án cải tạo diện tích mặt nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, ngăn đầm thành nhiều ao nhỏ để vừa trồng sen vừa nuôi các loại cá như cá chép, trắm, rô phi... Hiện tại, anh đã tận dụng hết 8 ha diện tích mặt nước vào việc trồng sen, nuôi cá và 3,7 ha đất gần khu vực đầm được dành để trồng rừng. Bên cạnh đó, anh Sự còn nghĩ ra việc đào cống thoát nước ở ao sen để hứng cá dưới sông khi mưa lũ kéo về.

Anh thành thật chia sẻ: “Mình vốn xuất thân là nông dân. Thế nhưng, do một thời gian dài chẳng bám ruộng đồng nên cũng gặp không ít khó khăn khi bắt tay vào phát triển mô hình sen - cá. Sức khỏe chưa đảm bảo, kinh nghiệm thực tế ít ỏi đều là trở ngại khá lớn. Thế nên, vợ chồng mình nhắc nhủ nhau phải cố gắng gấp đôi”.

Để cây sen phát triển tốt, anh Lê Công Sự đặc biệt chú trọng vào khâu bón phân; thường xuyên kiểm tra đất, nguồn nước; cắt bỏ lá già để sen phát triển đồng đều; phòng trừ các đối tượng gây hại như sâu, chuột... Thông thường, sen chỉ cần trồng khoảng 2,5 đến 3 tháng là có thể thu hoạch được. So với cây lúa và các loài cây ăn quả khác thì trồng sen mang lại hiệu quả kinh tế cao và rất nhanh. Tuy nhiên, nghề lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết, bởi đây là loại cây khá nhạy cảm với điều kiện khí hậu. Nếu gặp lũ lụt trái mùa, thời tiết xuống dưới 20 độ C, nguồn nước bị ô nhiễm thì cây sen có thể chết đồng loạt.

Chị Nguyễn Thị Minh Hướng (vợ anh Sự) kể lại: “Chưa kịp mừng vì mùa đầu thắng lớn, vợ chồng tôi lại phải trắng tay ở vụ thứ hai. Sen đang nở hồng cả hồ thì đùng một cái chết sạch do nước lụt tràn về. Vợ chồng tôi buồn đến não ruột nhưng vẫn may là số vốn thu được dành dụm từ vụ đầu đủ để trang trải cho mùa vụ mới”.

“Sen là nơi trú ngụ tốt cho cá tự nhiên nên sẽ rất uổng phí nếu không kết hợp với việc nuôi cá”, nghĩ thế, anh Lê Công Sự mạnh dạn đầu tư có chiều sâu vào mô hình. Một lần nữa, anh lại nghiên cứu điều kiện đất đai, nguồn nước để có quy trình chăm nuôi cá đúng kỹ thuật. Trước khi thả con giống, bao giờ vợ chồng anh Sự cũng chú ý dọn ao sạch sẽ, bơm nước tạo màu, sử dụng thuốc ngừa dịch bệnh cho cá. Trong thời gian nuôi, cá phát triển rất tốt nhờ nguồn nước sạch, thức ăn sẵn có trong đầm.

Nguồn thu từ cây sen đa dạng và được thị trường rất ưa chuộng. Hầu như không có bộ phận nào của cây bị bỏ phí. Hạt sen là loại thực phẩm khá đắt giá. Nhị và tim sen thường được các cơ sở đông y thu gom về làm thuốc. Ngó sen, củ sen sử dụng để chế biến các món ăn ngon. Thậm chí, cả lá sen và hoa sen cũng được tiểu thương thu mua. Thông thường, tổng thu nhập từ 1 ha sen khoảng 20 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng khác. Bên cạnh đó, việc nuôi cá trong đầm sen còn mang lại cho vợ chồng anh Sự khoản thu nhập khá. Trung bình hàng năm, gia đình anh thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Nhờ trồng sen, nuôi cá mà anh Lê Công Sự, một sinh viên chưa tìm được việc làm sau khi ra trường đã giúp gia đình có của ăn, của để. Vào mỗi mùa vụ, anh bỏ tiền thuê nhân công để cải tạo hồ, chăm sóc và thu hoạch sen; qua đó, góp phần giải quyết khoảng thời gian lao động nông nhàn của bà con. Ngoài ra, với cương vị là Bí thư chi đoàn thôn Thượng Xá, anh Sự còn tích cực vận động, hướng dẫn nhiều thanh niên học cách trồng sen để vừa tạo công ăn việc làm, vừa cải thiện thu nhập. Đặc biệt, bản thân anh đã có cơ hội thực hiện ước mơ của mình. Hiện tại, anh đang theo học tại trường Đại học Lao động - Xã hội Hà Nội, có cơ sở tại thành phố Đông Hà.

Anh chia sẻ: “Trước đây, mình tâm niệm học tập là phương án tốt nhất để thoát cảnh lam lũ ruộng đồng. Nhưng giờ đây, mình suy nghĩ chín chắn hơn là cần học để nâng cao tri thức, tạo cho mình cơ hội làm giàu, có công việc ổn định... Nhưng, dù thế nào đi nữa vợ chồng mình vẫn bám trụ nghề trồng sen, nuôi cá. Cái nghề đã giúp gia đình mình no ấm, hạnh phúc”.

QUANG HIỆP

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang