• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu Giang: Chạy đua với lũ rút

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 16/11/2011
Ngày cập nhật: 17/11/2011

Ảnh: THÀNH ĐƯỢC

Mực nước đang rút, việc nhanh chóng giúp người dân khôi phục sản xuất sau lũ trở nên cấp bách, nhất là xuống giống vụ lúa Đông xuân, vụ lúa chủ lực tạo ra nguồn lúa gạo hàng hóa cung ứng cho xuất khẩu. Dự kiến vụ Đông xuân 2011-2012, ĐBSCL sẽ xuống giống khoảng 1,56 triệu héc-ta, sản lượng lúa khoảng 10,55 triệu tấn. Hậu Giang cũng đã xây dựng khung lịch thời vụ xuống giống lúa Đông xuân của tỉnh, bắt đầu từ ngày 17-11.

* Xuống giống sớm để né mặn

Theo Cục Trồng trọt, các giống lúa đứng đầu về diện tích sản xuất trong vùng hiện nay là: OM 2517, VNĐ 95-20, Jasmine 85, IR 50404, OM 576, OM 2514, OM 2717, OMCS 2000, ML 48. Trong đó, một số giống mới được nông dân chấp nhận cao và có tốc độ mở rộng diện tích nhanh là OM 4900, OM 4218, OM 5451,OM 6976. Các địa phương cần tăng cường thực hiện việc phổ biến sản xuất lúa theo hướng GAP, tập huấn nông dân ghi chép sổ tay sản xuất lúa, tiếp tục mở rộng gói kỹ thuật nền trong sản xuất thâm canh “1 phải, 6 giảm”. Đồng thời đẩy mạnh thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, các biện pháp phơi sấy, tồn trữ phù hợp với từng vùng. Đây là một trong những khâu quan trọng trong giảm thất thoát, giảm chi phí thu hoạch và nâng cao phẩm chất lúa gạo.

Nông dân tranh thủ xuống giống khi lũ rút.

Áp lực lớn nhất hiện nay là giúp nông dân tranh thủ xuống giống lúa trong tháng 11. Nếu xuống giống trễ sẽ bị xâm nhập mặn và khô hạn vào cuối vụ. Theo đó, ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến lúa Đông xuân 2011-2012 ở các tỉnh ven biển như: Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Bến Tre khoảng 620.000ha, chiếm 40% diện tích toàn vùng. Trong đó, diện tích có nguy cơ xâm nhập mặn cao nhất khoảng 100.000ha, chiếm 16% diện tích canh tác lúa của các tỉnh trên. Nguy cơ mặn xâm nhập trên diện rộng là rất lớn. Theo phân tích của một số nhà khoa học, trong bối cảnh biến đổi khí hậu quy luật: lũ lớn, “đáp số” hạn - mặn nhỏ đang thay đổi. Theo đó, lũ lớn vẫn xảy ra hạn lớn và nước mặn xâm nhập ngày càng khốc liệt hơn. Như vậy, vấn đề đặt ra cho vụ lúa Đông xuân ĐBSCL chính là giúp nông dân nhanh chóng khôi phục sản xuất ngay khi nước lũ còn cầm chân. Nhiều địa phương trong vùng kiến nghị, Chính phủ cần sớm hỗ trợ tiền bơm, rút nước khỏi đồng ruộng để xuống giống đúng khung thời vụ. Vừa qua, cách xử lý khoản kinh phí hỗ trợ cho nông dân sản xuất lúa vụ 3 (chủ yếu đầu tư xây dựng đê bao) còn chậm so với kiến nghị của Bộ NN&PTNT đặt ra trước vụ sản xuất. Theo ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cách “xử lý” tiền hỗ trợ bơm rút nước cũng phải linh động. Địa phương không thể đến từng nông hộ để tính toán mà hỗ trợ kinh phí hay nhiên liệu, cần có cơ chế “quyết toán” trên quy mô bơm rút nước theo các vùng đê bao. Đây cũng là đề xuất đáng để xem xét, giúp nông dân ĐBSCL nhanh chóng bắt tay khôi phục sản xuất ngay khi nước lũ còn cầm chân, cũng là giải pháp “né hạn - mặn” vào cuối vụ.

* Cần có giải pháp bình ổn giá phân bón

Theo Bộ NN&PTNT, tháng 11-2011 là khung thời gian tốt nhất cần tranh thủ xuống giống lúa Đông xuân, cây lúa sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao hơn xuống giống trong tháng 12. Lũ lớn đã gây nhiều thiệt hại nhưng mặt tích cực của nó là đã rửa trôi các hóa chất độc hại và mang đến nhiều phù sa cho đồng ruộng. Tuy nhiên, để đạt được khung thời gian xuống giống trong tháng 11, nhiều thách thức đang đặt ra. Tại một số vùng sản xuất của các tỉnh đầu nguồn bị ngập lũ, ước tính diện tích phải bơm tát để xuống giống lúa khoảng 400.000ha. Trong khi đó, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp thường biến động vào cuối năm, nhất là đầu vụ lúa Đông xuân; nguồn cung ứng lúa giống thường thiếu hụt do khả năng sản xuất giống trong vụ Thu đông trước đó bị hạn chế. Giải quyết vấn đề này, các địa phương cần liên kết hỗ trợ thông tin để chia sẻ nguồn lúa giống, Chính phủ sớm có giải pháp điều hành nguồn cung và bình ổn giá mặt hàng phân bón, tránh xảy ra sốt giá như mọi năm.

Song, nhiều cơ hội đang mở ra cho nông dân ĐBSCL trong vụ lúa Đông xuân năm nay. Bởi không ít chủ trương đầu tư phát triển cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã và đang đi vào đời sống; xuất khẩu gạo đang có nhiều thuận lợi, tạo đà cho việc đầu tư canh tác lúa Đông xuân 2011-2012. Rõ nhất là cơ cấu giống lúa đang dần được cải thiện theo hướng chất lượng cao, năng suất bình quân gia tăng, thị trường tiêu thụ rộng mở cả trong và ngoài nước. Các chương trình “cánh đồng mẫu lớn”, “ghi chép sổ tay sản xuất lúa theo VietGAP” đang dần phát huy tác dụng, kích thích nhiều tổ chức, doanh nghiệp và nông dân tham gia. Trong đó, nhân tố chính là lợi nhuận trong sản xuất lúa đang đạt mức cao, nông dân có tích lũy, nguồn lực tái sản xuất mạnh lên.

VĨNH TƯỜNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang