• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vỡ mộng “đại công trường”

Nguồn tin: Đầu tư, 30/8/2006
Ngày cập nhật: 5/9/2006

Phát triển ồ ạt, hoang tưởng sẽ tiến lên… “đại công trường bò”, với hàng trăm nghìn con, nhưng chưa nuôi được 10% con số ấy thì đã “sập tiệm”. Thất bại nhưng vẫn cố đấm ăn xôi, gạ gẫm doanh nghiệp tư nhân nhận nuôi và hứa… hươu: đổi bò lấy công trình. Lãng phí, thất thoát, nhưng tìm cách bưng bít, đùn đẩy. Đó là sự thật về Chương trình Phát triển chăn nuôi bò sữa ở Sơn La...

KỲ I: BÒ CHẾT, DÂN… NGẮC NGOẢI?

Nước mắt, nước mắt và nước mắt! Đó là điều tôi cảm nhận được khi lên Sơn La tìm hiểu về Chương trình Phát triển chăn nuôi bò sữa mà người đứng đầu tỉnh này phát động từ năm 2001. Trong khi người dân khốn đốn vì “nuôi bò sữa, mất nhà cửa”, thì những quan chức đã từng cao giọng “nhà nhà, người người nuôi bò” lại đổ riệt rằng, dân không biết nuôi và tìm cách che giấu những bất ổn, tiêu cực trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình để lấy thành tích.

Mất nhà vì bò… không sữa

Nông trường Tô Hiệu (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) vốn được coi là “thủ phủ” bò sữa, thế nhưng, bây giờ tìm được hộ dân nào còn nuôi bò sữa nghe chừng hơi hiếm. Hỏi thăm gần nửa ngày, cuối cùng tôi cũng tìm thấy nhà anh Mai Văn Hiến (ở đội Bình Minh, Nông trường Tô Hiệu) - một trong những “nạn nhân” của việc nuôi bò sữa. Ngồi thu lu ôm điếu cày, anh Hiến rầu rĩ: “Đang yên lành, cán bộ Nông trường đến thuyết phục gia đình nuôi 4 con bò sữa trị giá gần 80 triệu đồng. Họ ‘nhử’ rằng, cứ gật đầu là được nhận bò. Chuồng trại, thức ăn đã có Nhà nước cho hết. 3-4 năm sau trả tiền bò cũng được. Bùi tai, vợ chồng tôi ký giấy ‘toàn tâm, toàn trí’ trong chăn nuôi bò sữa”. Nhưng nhận bò không lâu đã bắt đầu “ngấm đòn”: 1 con bò nuôi ròng rã 7 tháng vẫn không thể giao phối, phải xin xỏ đến rã bọt mép mới trả lại được; 3 con bò còn lại phải giao phối gần 10 lần mới thành công. Cứ tưởng “đậu quả” là tốt, ai ngờ chúng chỉ đẻ được vài lứa rồi… điếc luôn. Đã vậy, số bê con chào đời toàn là con… hàng xóm (đen trắng pha… vàng, chứ không phải đen trắng thuần chủng như cán bộ kỹ thuật cam kết). Bê sữa trở thành bò… cày, con giống nhập ngoại trở thành… máy ăn, khiến vợ chồng anh Hiến phải bán mọi thứ đồ đạc, mua thức ăn chăm bò. Khi vườn không, nhà trống, anh đành bán tống đàn bò với giá vài triệu đồng/con. Gia đình anh đang phải dựng nhà tạm, ở nhờ phần đất của Nông trường, vì đã bán căn nhà cũ để trả khoản tiền vay mua bò sữa cho ngân hàng. Cùng chung tình cảnh khốn đốn vì bò sữa, ông Đỗ Văn Mạc (55 tuổi, cựu công nhân đội Bình Minh, Nông trường Tô Hiệu) than thở rằng, tháng 11/2002, Nông trường Tô Hiệu giao cho gia đình 4 con bò sữa, trị giá 81,6 triệu đồng. Nuôi mãi nhưng chỉ 1 con có chửa, 3 con còn lại phải phối rất nhiều lần mới chửa, nhưng rồi 2 con không đẻ được, 1 con lăn quay ra chết. Khiếp đảm vì bò, ông Mạc phải bán tống bán tháo 2 con cho Nông trường Mộc Châu với giá chỉ bằng 1/3 giá mua (7 - 8 triệu đồng/con). Hiện tại, ông Mạc đang cầm cự với 1 con bò thế hệ F2 không thuần chủng, mỗi ngày tiêu tốn vài chục nghìn đồng, nhưng không cho sữa và cũng chẳng chửa đẻ. Dẫn tôi ra thăm chú bò chỉ biết ăn và… ị, ông Mạc bức xúc: “Tháng 3/2006, tôi về nghỉ theo chế độ 41 và được nhận trợ cấp 49,15 triệu đồng. Khi nhận tiền, Nông trường Tô Hiệu đã tự ý lấy lại 17,15 triệu đồng với lý do… trừ nợ tiền nuôi bò”. Số tiền còn lại, ông Mạc tiếp tục bị ngân hàng xén hết vào khoản trả tiền mua bò và hiện vẫn mang nợ 5 triệu đồng…

Nuôi bò chẳng cho sữa, chẳng chửa đẻ đã vậy, với một số hộ gia đình nuôi bò… có sữa, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Theo thống kê của ngành chức năng, hầu hết đàn bò sữa của Nông trường Tô Hiệu và Công ty Phát triển chăn nuôi Sơn La đều chỉ đạt năng suất sữa trung bình 10 kg/con/ngày, nên người chăn nuôi không có lãi từ sữa. Kết quả hạch toán sau 3 năm “toàn tâm, toàn trí chăn nuôi bò sữa” ở các hộ nông trường viên Tô Hiệu cho thấy, một hộ nuôi 3-6 con bò sữa trong điều kiện thuận lợi cũng… lỗ 5-10 triệu đồng/năm (chưa có công chăm sóc). Nếu gặp rủi ro, số lỗ vào khoảng 10-15 triệu đồng/năm và có nguy cơ bò mẹ bị chết. Đơn cử, hộ ông Đào Văn Kiến (Nà Sản) nuôi 4 còn bò sữa nhập khẩu bị lỗ hơn 45 triệu đồng, hiện còn nợ đầu tư gần 94 triệu đồng (tổng chi 3 năm gần 80 triệu đồng, thu 6 con bê, đã bán 1.500-4.000 lít sữa và thu hơn 34 triệu đồng); hộ bà Nguyễn Thị Mậu (đội 26/3) nuôi 4 bò sữa, hạch toán 3 năm bị lỗ gần 29 triệu đồng và còn nợ đầu tư gần 55 triệu đồng…

Thịt bò sữa bán cho… hàng phở

Người dân thị xã Sơn La thi thoảng vẫn nhắc lại chuyện một số hộ dân thất vọng vì bò không cho sữa đã đè nghiến “cỗ máy làm sữa” ra giết thịt, rồi bán cho hàng phở.

Dẫu vậy, nhưng khi làm việc với chúng tôi, nhiều quan chức có trách nhiệm ở tỉnh Sơn La vẫn khăng khăng: “Chương trình bò sữa đạt kết quả tốt” và giấu biệt con số thống kê chưa đầy đủ: tính đến đầu năm 2006, đã có tới 222 con bò sữa bị chết (chiếm 18,66% đàn bò). Ngay tại Mộc Châu - địa bàn lý tưởng cho chăn nuôi bò sữa - cũng có vấn đề: nhập ban đầu 372 con, phải trả lại 28 con. Dẫu “lựa chọn lần 2” nhưng vẫn chưa đảm bảo chất lượng (4,94% bò sữa sau đẻ lần đầu nhưng phối nhiều lần không chửa; 2,90% chết trong quá trình nuôi dưỡng; 30 con bị loại thải do không đạt tiêu chuẩn giống)…

Bi đát nhất là số bò ngoại “nhập hộ khẩu” huyện Mai Sơn, thị xã Sơn La. Ngay tại Công ty Phát triển chăn nuôi Sơn La, số bò “trả lại lần 1” là 64/407 con. Trong quá trình nuôi, số bị chết lên đến 115 con (33,52% tổng số đàn bò sữa thực nhập và gấp 6,78 lần tỷ lệ chết ở Mộc Châu), số bò đẻ lứa thứ 3 chiếm 40,81%, số đẻ lứa thứ 2 là 47,52%, số sau đẻ lần đầu nhưng phối giống nhiều lần không chửa chiếm 11,66%… “Bật mí” với chúng tôi, một cán bộ Công ty cho biết, trong số 115 con bò chết, có 69 con chết ngay tại hộ nhận chăn nuôi và 46 con bị chết sau khi đã được… “hồi sức cấp cứu” ở trại nuôi tập trung Mường Hồng của Công ty. Anh này khẳng định, nguyên nhân khiến bò chết là do nhiều hộ dân không tích cực phát triển chăn nuôi (không cung cấp đủ khẩu phần ăn cho bò, vệ sinh chuồng trại kém…), vì thế, đàn bò ngày một gầy yếu. Các hộ thấy bò chết nhiều đã theo nhau trả lại bò cho Công ty. Khi dân trả bò, Công ty bị động về khâu chuẩn bị tiếp nhận, số lượng bò đưa về quá nhiều trong khi chỉ có 5 ha trồng cỏ nên thiếu thức ăn thô, chuồng trại chưa đủ điều kiện để nuôi bò sữa… Thậm chí, ngày 26/4/2005, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh khi xuống thực tế đàn bò sữa đang nuôi tại trại Mường Hồng đã phải thừa nhận: số bò loại A chỉ đạt 16,8%; loại B là 43,7%; loại C là 39,5%.

Cùng chung… vận đen như Công ty Phát triển chăn nuôi, Nông trường Tô Hiệu nhập 343 con bò nhưng phải trả lại ngay 43 con. Trong quá trình chăn nuôi tại các hộ nông trường, số chết và loại thải là 67 con bò sữa sinh sản (chiếm 22,33% tổng nhập và gấp 4,52 lần tỷ lệ bò chết ở Mộc Châu); chỉ có 3,33% bò đẻ được lứa thứ 4, trong khi 40% chỉ đẻ đến lứa 3 và 8,33% bò sau đẻ lần đầu phối giống không có chửa…

Đề cập nguyên nhân khiến Chương trình Phát triển chăn nuôi bò sữa tại Mai Sơn và thị xã Sơn La thất bại, lãnh đạo tỉnh Sơn La vẫn luôn khẳng định, các hộ dân không thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật chăm sóc, mà quên rằng, nơi chăn nuôi xa nơi chế biến sữa, điều kiện thời tiết - khí hậu không thuận lợi cho nuôi bò, thức ăn cho bò thiếu… Thật nực cười khi bò sữa nhập ngoại, có sức tiêu thụ 50-60 kg thức ăn/ngày, được đẩy cho các hộ đồng bào dân tộc nghèo. Chủ nuôi đã đói thì chớ, lấy đâu ra 5 kg tinh bột phục vụ mỗi con bò và cũng lấy đâu ra sức để ngày ngày mang cái gùi bé tý trên lưng đi kiếm cỏ về nuôi… máy nhai? Hết tiền, người dân mang cả sắn và củ chuối chống đói cho bò và chiều chiều mang chiếc xô ra hì hục… vắt sữa bò theo lời dặn của cán bộ. Cứ như vậy mãi, đến người cũng chết huống chi là bò ngoại (!).

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang