• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cây lúa trên đồng đất Sóc Trăng

Nguồn tin: Nhân Dân, 10/11/2011
Ngày cập nhật: 13/11/2011

Cơ giới hóa nông nghiệp ở Sóc Trăng.

Sản lượng lúa ở tỉnh Sóc Trăng năm nay có sự bứt phá ngoạn mục, đạt hơn hai triệu tấn, vươn lên tốp đầu những tỉnh sản xuất lúa lớn nhất trong khu vực ĐBSCL, góp phần giúp hàng chục nghìn hộ dân thoát nghèo. Ðó là nhờ nỗ lực không ngừng của người dân nơi đây biến những vùng đất hoang hóa, đầy phèn, mặn thành những vùng đất trồng lúa giàu tiềm năng.

Từ cây lúa trên đất nghèo

Ông Nguyễn Hữu Lễ ở xã An Mỹ, huyện Kế Sách kể: Trước đây, ở Sóc Trăng còn nhiều vùng đất hoang mọc toàn là năn, lác. Việc khai hoang rất khó khăn vì chỉ biết lấy sức người mà làm, thiếu máy móc để làm đất, thiếu nước ngọt để tháo chua, rửa phèn, không có đê điều để ngăn mặn. Năm trúng lắm thì cũng được khoảng một chục giạ, vì đất vừa phèn vừa có năn, lác mọc cao cỡ gần đầu người. Năn, lác lâu ngày tạo thành một lớp dày, không cách nào đem trâu cày xới được. Muốn làm ruộng, phải đợi khi mưa nhiều, nước lên vài tấc thì phát cỏ bằng phẳng. Người phát cứ đứng nghiêng mình cầm cây phảng mà chém, dùng cây cù nèo gạt cỏ qua một bên, cứ phát đến khi nào thấy đất trống đủ để cấy lúa. Khi phát cỏ xong, người nông dân dùng cây bừa cào dọn cho đất trống rồi cấy mạ lúa xuống, nếu gặp đất cứng, phải dùng cây nọc đẽo bằng gỗ để chọc lỗ cắm mạ.

Tuy nhiên, nhờ biết làm thủy lợi nhỏ để cấp, thoát nước, rửa phèn mặn cùng với sự sáng tạo, cần cù, chịu khó của người dân địa phương, nên diện tích, sản lượng lúa không ngừng tăng lên, đưa nghề trồng lúa trở thành một nghề có vị trí quan trọng trong đời sống người dân và trong lĩnh vực kinh tế của Sóc Trăng. Các dự án dẫn thủy nhập điền được nghiên cứu và tiến hành đồng thời với việc phổ biến kỹ thuật canh tác cho nông dân đã biến Sóc Trăng từ một vùng hoang vu thành trung tâm sản xuất lúa gạo nổi tiếng. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cày cấy, nông dân Sóc Trăng còn chú ý khâu lựa chọn các loại giống lúa phù hợp chất đất của từng loại ruộng: giống lúa trồng ở ruộng nước, trồng ở vùng đất cao, ruộng gò, giống lúa chịu được nước mặn trong vùng đất phù sa ven biển, giống lúa sớm, giống lúa muộn... để bố trí phù hợp thời vụ.

Khoảng gần một thế kỷ trước, gạo Sóc Trăng đã lừng danh ở thị trường Hương Cảng. Thương cảng Bãi Xàu (nay thuộc ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên) xưa kia vốn là một bến cảng sầm uất. Chính tại đây, những thương nhân lớn ở các nơi đổ xô về để mua gạo, loại gạo ngon có tiếng thường được người ta gọi là gạo Bãi Xàu. Sau năm 1989, khi xuất khẩu gạo bắt đầu và tăng dần, các trung tâm chế biến lúa gạo lớn của ĐBSCL xuất hiện, Sóc Trăng mất dần vị trí của một trung tâm kho vựa, chế biến và xuất khẩu gạo lớn của khu vực. Trước đây, hầu hết giống lúa trồng ở Sóc Trăng là giống lúa mùa sớm, lỡ hay muộn được chọn qua sàng lọc tự nhiên. Có rất nhiều giống lúa chịu mặn được trồng để thích nghi với hệ thống thủy lợi yếu kém.

Ðến thương hiệu "Gạo thơm Sóc Trăng"

Sóc Trăng là tỉnh nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30% số dân toàn tỉnh, một vùng đất trũng, nhiều phèn và bị nhiễm mặn, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lạc hậu. Xác định rõ thực trạng nông nghiệp tỉnh nhà cũng như thế mạnh của việc phát triển cây lúa, Ðảng bộ tỉnh Sóc Trăng quyết liệt chỉ đạo nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Theo đó, hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được nhân rộng, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ...

Những năm gần đây, nông dân Sóc Trăng không chỉ chú trọng thâm canh tăng vụ với giống cao sản, đặc sản mà còn quan tâm nhiều đến khâu chọn giống, kỹ thuật trong canh tác lúa. Khi nói đến lúa thơm giống ST, người ta thường nghĩ ngay đến Ngã Năm, Thạnh Trị hay vùng tôm - lúa Mỹ Xuyên, nhưng thực tế Trần Ðề mới thật sự là vùng giàu tiềm năng sản xuất lúa thơm cả về diện tích lẫn điều kiện thổ nhưỡng. Ông Nguyễn Văn Thống ở xã Viên Bình, huyện Trần Ðề bộc bạch: Cây lúa đã gắn bó với chúng tôi từ lúc cha sanh mẹ đẻ đến bây giờ. Từ mọi chi phí trong gia đình, nuôi con ăn học đến đám tiệc, cưới hỏi... đều trông cậy vào cây lúa. Trước đây, tôi và nhiều người ở đây chỉ sử dụng lúa thịt trong sản xuất, thấy mã lúa nào được là cắt giữ lại làm giống cho vụ sau. Sau này nhờ tham dự nhiều lớp tập huấn, hội thảo và truyền thụ kinh nghiệm cho nhau, bà con nông dân biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, các giống lúa thường dần dần nhường chỗ cho các giống lúa chất lượng cao. Chủ tịch UBND xã Viên Bình Võ Văn Khoa cho biết, nông dân ở đây rất quan tâm chất lượng hạt lúa. Cánh đồng lúa thơm xã Viên Bình rộng gần 1.500 ha, chiếm 58% diện tích trồng lúa của xã, sử dụng một loại giống lúa thơm ST5 cấp xác nhận, sản xuất cùng một quy trình, xuống giống đồng loạt và thực hiện cơ giới hóa từ đầu đến cuối nên cho năng suất, chất lượng rất cao. Vừa rồi nhiều thương lái đến hỏi mua với giá hơn 7.000 đồng/kg. Theo giá này, tính ra mỗi công tầm lớn, nông dân thu lãi gần 50 triệu đồng vì năng suất từ 1 đến 1,2 tấn/công. Do sản xuất tập trung, thêm phần chất lượng cao, cơm vừa thơm vừa ngon mềm, thị trường ưa chuộng nên bà con nông dân cũng không cần phải lo khâu đầu ra.

Từ việc thực nghiệm về giống lúa chịu mặn, hỗ trợ lúa giống, tập huấn sản xuất lúa, IPM, sản xuất và huấn luyện nông dân sản xuất nấm xanh trừ rầy, Global GAP... những vùng chuyên canh lúa đặc sản ở Sóc Trăng đang ngày càng mở rộng, đó sẽ là cơ hội tốt, là nhịp cầu nối cho sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, lúa thơm nhóm ST tiếp tục được lai tạo. Ðây được xem là giống lúa có chất lượng cao nhất hiện nay của Sóc Trăng. Bên cạnh việc lai tạo giống lúa, tỉnh còn chú trọng quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn toàn cầu (Global GAP). Hiện Hợp tác xã (HTX) lúa - tôm Hòa Lời ở xã Ngọc Ðông, huyện Mỹ Xuyên và HTX sản xuất lúa giống Vĩnh Tiền ở xã Vĩnh Biên, huyện Ngã Năm đã đạt chứng nhận Global GAP. Ngay sau khi lúa thơm ST5 đạt chuẩn Global GAP, Công ty Gentraco (Cần Thơ) bao tiêu toàn bộ với giá đúng như đã cam kết. Theo đó, sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân tiếp tục được nâng lên một tầm cao mới. Vừa qua, gạo thơm Sóc Trăng liên tiếp đón nhận những tin vui như: Liên minh sản xuất, chế biến, tiêu thụ gạo thơm "Gạo Việt - Hòa Lời" ra đời; Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam vừa cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa cho gạo thơm Sóc Trăng và từ ngày 8 đến 11-11, Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại Sóc Trăng. Ðây là những sự kiện quan trọng đối với ngành lúa gạo Sóc Trăng, thể hiện rõ kết quả tầm nhìn xa, trông rộng của Ðảng bộ và nhân dân tỉnh Sóc Trăng khi quyết tâm hành động, hướng đến sự phát triển bền vững, góp phần vinh danh hạt gạo Việt Nam nói chung, gạo Sóc Trăng nói riêng trên thị trường trong và ngoài nước.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng Hồ Quang Cua cho biết: Tỉnh chủ trương đầu tư nâng cao phẩm chất lúa gạo. Nếu năm 2000 chưa thống kê được lúa đặc sản thì đến năm 2005 có hơn 20 nghìn ha và bốn năm sau (năm 2009) đã đạt 45 nghìn ha, trong đó có hơn 50% diện tích là giống được chọn tạo tại địa phương. Từ chủ trương mang tính đột phá và đầu tư mạnh của tỉnh, thương hiệu gạo Bãi Xàu khi xưa đang được sống lại và phát triển với một tên gọi mới: "Gạo thơm Sóc Trăng".

LÊ MINH TRƯỜNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang