• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thừa Thiên Huế: Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải, bèo và rơm rạ: Giải pháp hữu ích cho sản xuất nông nghiệp

Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 02/11/2011
Ngày cập nhật: 5/11/2011

Trong khi rác thải cũng như lượng bèo, rơm rạ ở nhiều vùng nông thôn đang ở mức quá tải, ảnh hưởng đến cảnh quan, ô nhiễm môi trường thì việc tận dụng nguồn nguyên liệu này để chế biến thành phân bón hữu cơ vi sinh là giải pháp hữu ích phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Rác thải, bèo và rơm rạ... thành tiền

Hiện nay, ở các địa phương tại Thừa Thiên Huế, tình trạng bèo sinh trưởng, phát triển ngày càng nhiều ở sông, hồ, mương... làm cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp đang là nỗi lo của chính quyền, người dân. Hàng năm, nhiều địa phương phải trích hàng trăm triệu đồng để trục vớt, thu gom bèo, khơi thông dòng chảy, làm sạch môi trường. Bên cạnh đó, ở các vùng nông thôn, đến mùa thu hoạch lúa, lượng rơm, rạ không được bà con xử lý cũng tương đối lớn. Chính vì thế, gần đây, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Kiểm định, kiểm nghiệm, thuộc Sở KH&CN (gọi tắt là Trung tâm) đã nghiên cứu phối hợp với thị xã Hương Thuỷ triển khai mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học để sản xuất phân bón hữu cơ từ bèo, rơm rạ và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Vào tháng 7-2009, mô hình này được ứng dụng thí điểm tại 4 xã, phường của thị xã Hương Thuỷ: Thuỷ Thanh, Thuỷ Vân, Thuỷ Lương, Thuỷ Châu - những địa phương có lượng bèo trên các sông, hồ khá lớn. Trung tâm tiến hành tổ chức tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ các dụng cụ và chế phẩm sinh học cho 20 hộ gia đình ở địa bàn tham gia. Kiểm nghiệm quá trình chế biến phân hữu cơ vi sinh tại hộ ông Trương Hinh - một trong những gia đình ở thôn Vân Dương (Thủy Vân) cho thấy, sau gần 2 tháng trộn ủ theo đúng quy trình kỹ thuật của Trung tâm chuyển giao đã cho ra sản phẩm phân hữu cơ sinh học đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng. Với thành phẩm này, ông Hinh sử dụng bón cho cây hoa cúc trên diện tích thử nghiệm 1 nghìn m2. Kết quả cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho hoa có màu sắc tươi, đẹp hơn so với diện tích hoa đối chứng không bón phân hữu cơ vi sinh.

Gom bèo trên sông Đại Giang qua địa bàn thị xã Hương Thủy để sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Lượng rơm rạ hiện nay ở vùng nông thôn quá lớn, nếu được chuyển hóa thành phân hữu cơ vi sinh sẽ mang lại nhiều điều lợi.

Sau khi nhiều nông dân ở thị xã Hương Thủy ứng dụng thành công “hàng” của trung tâm, xã Hương Chữ (Hương Trà) bắt tay áp dụng vào địa bàn thông qua dự án “Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh để làm phân bón hữu cơ” do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển xã hội tỉnh hỗ trợ. Ứng dụng phương pháp này từ lãnh đạo địa phương đến người dân ai cũng “mê” bởi hiệu quả mang lại. Gia đình anh Lê Đình Mừng, một hộ nông dân thôn La Chữ (Hương Chữ) đã qua vụ đầu trồng vườn rau cải bón thử nghiệm phân vi sinh đã thu lại kết quả tốt; những luống rau cải khi bước vào tháng tuổi đầu đã phát triển tốt, chẳng thua kém gì trước đây gia đình bón các loại phân khác. Anh công nhận, với đặc tính dễ làm, nhanh có kết quả, ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi đối với nhiều loại cây trồng, nên không chỉ gia đình anh mà nhiều gia đình khác ở thôn La Chữ hưởng ứng rất cao.

Người dân xã Hương Chữ khi dùng phân làm từ bèo, rác, rau màu phát triển tốt không thua kém gì khi bón phân hóa học

Ông Hà Xuân Quốc - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Hương Trà cho biết, qua theo dõi quá trình sản xuất và việc ứng dụng thành phẩm phân hữu cơ vi sinh ở các hộ dân xã Hương Chữ, cho thấy mô hình đem lại cho người nông dân 2 cái lợi, đó là giải quyết được vấn đề rác thải và tận dụng được các phế phẩm nông nghiệp để giảm chi phí sản xuất. Từ những thứ bỏ đi, nhưng nhiều hộ dân đã ứng dụng kỹ thuật để chuyển hóa thành phân hữu cơ vi sinh cung cấp cho các gia đình bón cho hoa màu. Nhờ thế, nhiều diện tích rau, màu phát triển nhanh, phòng trừ được sâu bệnh. Cũng thông qua hoạt động của dự án “Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh để làm phân bón hữu cơ”, khu chợ xã Hương Chữ, trước đây rác thải vứt bừa bãi, hôi hám làm ô nhiễm môi trường trong khu vực nhưng nay được bà con thu gom, phân loại hàng ngày để tập trung làm phân vi sinh chăm bón cho ruộng vườn, mang lại hiệu quả đáng kể.

Cần triển khai nhân rộng

Ông Ngô Văn Cử, cán bộ xã Thuỷ Vân (Hương Thủy) cho biết, qua theo dõi quá trình sản xuất và việc ứng dụng thành phẩm phân hữu cơ vi sinh của một số hộ dân ở đây đã cho thấy nhiều cái lợi; đặc biệt góp phần làm sạch đẹp môi trường. Tuy nhiên thực tế, nhiều người dân vẫn chưa mặn mà với việc áp dụng mô hình này vào sản xuất nông nghiệp. Theo lời ông Cử, nếu áp dụng thành phẩm phân này để bón cho cây hoa, cây màu xem ra rất hiệu quả. Còn đối với việc ứng dụng đại trà cho các đồng ruộng sẽ rất khó thực hiện. Bởi người nông dân vẫn còn giữ thói quen sử dụng phân hóa học để bón ruộng. Hơn nữa, để làm ra sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh, đòi hỏi nhiều thời gian, mất công, khâu vận chuyển từ nhà đến đồng ruộng phức tạp. Tuy vậy, để đảm bảo phát triển bền vững, việc vận động, khuyến khích người nông dân tham gia nhân rộng mô hình là rất cần thiết. Hiện nay, thực trạng môi trường ở khu vực nông thôn đang ở mức báo động. Bên cạnh nguyên nhân ô nhiễm từ nguồn rác thải sinh hoạt phải kể đến việc lạm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để bón cho cây trồng và việc xử lý thiếu khoa học các nguồn phế thải trong chăn nuôi của người dân đã làm cho nguồn tài nguyên đất, nước ngày càng bị nhiễm bẩn trầm trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của người dân mà còn làm giảm năng suất trong sản xuất nông nghiệp.

Ông Trần Tuấn - Giám đốc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Kểm định, kiểm nghiệm cho hay, việc ứng dụng công nghệ chế phẩm vi sinh để xử lý bèo, rơm rạ và các phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh, thay thế phân bón hoá học là rất phù hợp với xu thế sản xuất nông nghiệp hiện nay. Mô hình này không chỉ giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan ở các sông, hồ..., tiết kiệm nguồn chi ngân sách cho việc vớt bèo, xử lý nguồn thải trong sản xuất của địa phương mà còn giúp bà con thay thế phân hoá học, giảm chi phí sản xuất nông nghiệp, hạn chế tình trạng suy thoái chất dinh dưỡng trong đất. Theo ông Tuấn, việc ứng dụng công nghệ này không khó, chi phí thấp. Chỉ cần bỏ ít thời gian rỗi để thu gom rơm, bèo, rác thải... Còn chế phẩm vi sinh để xử lý lại dễ mua, phổ biến trên thị trường. Vấn đề là các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể xã hội tuyên truyền vận động và có chính sách hỗ trợ để số đông người dân hưởng ứng, triển khai nhân rộng trong sản xuất trồng trọt, góp phần giải quyết môi trường sạch đẹp ở nông thôn.

Để làm ra một tấn phân hữu cơ sinh học cần từ 5 đến 6 m3 bèo, rơm rạ, 2 kg chế phẩm vi sinh Vixuka, 1 kg chế phẩm vi sinh đa chức năng, 4 kg phân NPK và có thể bổ sung thêm phân chuồng. Việc sử dụng thành phẩm phân bón hữu cơ vi sinh để bón cho cây trồng sẽ làm tăng năng suất cây trồng ít nhất từ 15% - 20%, hạn chế sâu bệnh, cải tạo đất tốt, tăng độ tơi xốp và màu mỡ cho đất. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu, công lao động, dụng cụ..., bình quân một tấn phân hữu cơ vi sinh thành phẩm, người nông dân tiết kiệm được hơn 1,1 triệu đồng so với giá phân hữu cơ sinh học bán trên thị trường.

Minh Văn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang