• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Về lại vùng tiêu An Bình (Bình Dương)

Nguồn tin: Báo Bình Dương, 01/11/2011
Ngày cập nhật: 2/11/2011

So với các địa phương khác, xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương) có điều kiện thổ nhưỡng hết sức cơ bản để phát triển cây tiêu. Hiện nay giá tiêu đang ở mức cao nên nhiều hộ dân đang có ý định tiếp tục phát triển thêm diện tích. Tuy nhiên, nhiều khó khăn đang đặt ra cho người dân khi chất lượng các vườn tiêu tại đây đạt thấp sau một thời gian phát triển theo phong trào.

Thăng trầm cây tiêu

Trở lại xã An Bình vào những ngày này, chúng tôi vẫn thấy các vườn tiêu xanh mướt dọc hai bên đường nhưng không còn nhiều như cách đây vài năm. Xen lẫn vào đó là một số vườn cây đã trụi lá chỉ còn trơ nọc. Nhiều vườn tiêu xanh tốt trước đây giờ đây đã bị cây cao su khỏa lấp.

Cần hướng dẫn cho người trồng tiêu thâm canh vườn cây để đạt năng suất cao

Cũng như nhiều loại cây trồng khác, phong trào trồng cây tiêu phát triển hết sức mạnh mẽ bất chấp các khuyến cáo cũng như vượt quá các tiêu chuẩn phát triển vườn cây. Có một thời cây tiêu được xem như là một loại cây làm giàu không thể thay thế. Đó là vào thời điểm những năm 1999 - 2000. Tuy nhiên, việc phát triển quá mạnh của phong trào trồng tiêu đã mang lại những hệ quả khôn lường. Nhiều nhà dân do thấy hiệu quả quá lớn từ cây tiêu mà chuyển đổi nhanh chóng các diện tích cây trồng khác qua trồng cây tiêu. Sự chuyển đổi nhanh này đã làm hạn chế rất nhiều việc ứng dụng đúng các kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc vườn cây của bà con. Do chuyển đổi nhanh để mong theo kịp giá nên đã xuất hiện nhiều vườn tiêu chất lượng đất thấp, nọc tiêu làm sơ sài, các kỹ thuật chăm sóc không phù hợp nên vườn không đạt các yêu cầu cần thiết. Có thời gian việc bán các dây tiêu làm giống xem là nghề làm ăn phát đạt do nhu cầu mua trong người dân quá lớn. Một hom tiêu giống tốt lúc này có thể bán được với giá 30.000 đồng. Do không có trung tâm cung cấp giống nên nhiều người trồng mới phải mua giống tại các vườn cây đã trồng trước đó. Kiểu mua này không có sự chọn lọc kỹ càng về giống nên nhiều vườn cây không có năng suất cao thậm chí có nhiều vườn cây trồng không lên mặc dù đã trồng dặm nhiều lần.

Đến cuối năm 2010, diện tích trồng tiêu tại xã An Bình chỉ còn khoảng hơn 120 ha. Con số này đã cho thấy diện tích trồng tiêu tại đây giảm rất mạnh so với các năm trước, chỉ còn khoảng 30 - 35%. Diện tích giảm mạnh một phần do giá cả hạt tiêu lên xuống thất thường không ổn định nên nhiều người dân không còn mặn mà với cây tiêu. Mặt khác các loại bệnh khó trị làm cây tiêu chết nhanh, tuyến trùng rễ... đã tàn phá mạnh mẽ các diện tích vườn tiêu tại An Bình. Ông Lục Tiến Nghĩa - ngụ tại ấp Bàu Trư cho biết: “Lúc đầu nhà tôi cũng đã cố gắng gom góp để trồng 1.000 nọc tiêu với mong muốn đổi đời. Nhưng càng về sau làm tiêu càng khó khăn do tiêu chết nhiều nên không đầu tư vào nó nữa mà chuyển qua trồng cây cao su. Vườn tiêu hiện tại tôi cũng đang trồng cầm chừng chứ phá bỏ cũng thấy uổng phí”.

Cây tiêu có hồi sinh?

Cây tiêu trong một thời gian dài đã mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình tại xã An Bình. Nếu như năm 2010 giá mua 1 kg tiêu khô là khoảng 100.000 đồng thì hiện nay giá đã đạt ở mức từ 150.000 - 160.000 đồng. Đây là một tín hiệu vui cho nhiều người trồng tiêu. Anh Khải - ngụ tại ấp Bình Thắng cho biết nếu giá mua cứ trung bình 100.000 đồng thì người trồng tiêu đã có lời. Với 1 sào trồng tiêu, nếu chăm sóc đúng, gặp thời giá cả thuận lợi thì cũng cho thu nhập tương đương với 1 mẫu cao su. Hiện nay, nhiều người trồng tiêu trên địa bàn An Bình đang có xu hướng cải tạo và trồng mới các diện tích bị bỏ hoang trước đây. Ông Nguyễn Văn Cường - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Bình cho biết, hiện Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng Miền Nam đã tổ chức khảo sát thực trạng các diện tích trồng tiêu trên địa bàn xã để có các biện pháp khắc phục tình trạng bệnh cũng như khôi phục vườn cây. Nếu như được nhận các hỗ trợ kịp thời và phù hợp thì chắc chắn diện tích trồng tiêu trên địa bàn xã sẽ được khôi phục. Bên cạnh đó công tác tuyển chọn giống cũng rất cần được chú ý để có thể hướng dẫn cho người dân trồng đúng giống có chất lượng tốt. Song song với đó là cần tổ chức các lớp tập huấn, các buổi hội thảo về phương pháp cũng như kỹ thuật canh tác để người trồng tiêu áp dụng vào thực tế sản xuất cho hiệu quả. Muốn vậy các cơ quan hữu quan cần sát cánh với người trồng tiêu để định hướng cho họ một cách chính xác trong việc trồng loại cây có giá trị này, nhằm hướng đến việc thâm canh vườn cây và tránh việc trồng tràn lan chạy theo số lượng như trước đây.

ĐÀ BÌNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang