• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Trị: Hồ tiêu chết vì thiếu chăm chỉ

Nguồn tin: Lao Động, 31/10/2011
Ngày cập nhật: 1/11/2011

Công ty thương mại Quảng Trị (QT) - đơn vị chủ đề án khôi phục hồ tiêu vùng Cùa (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) - cùng các nhà khoa học thuộc Đại học Nông nghiệp Huế và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam tổ chức hội nghị ngay tại vùng Cùa ngày cuối tháng 10.2011 để cùng đi tìm lời giải: Vì sao hồ tiêu chết hàng loạt? Và có thể làm sống lại thương hiệu tiêu Cùa được không?

Vùng Cùa thuộc Cam Lộ có trên 3.000 ha đất đỏ badan với các điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết phù hợp để trồng cây hồ tiêu. Vào những năm 1980, tại đây đã có trên 1.500 ha hồ tiêu, tạo ra những giá trị kinh tế lớn, mang lại các huân chương lao động, danh hiệu anh hùng lao động cho nhiều tập thể, cá nhân. Nhưng trong khoảng 5 năm lại đây, vườn tiêu bắt đầu rơi vào thời kỳ suy thoái, chết hàng loạt. Ông Hồ Xuân Hiếu - Tổng GĐ Cty TNHH MTV thương mại QT - nói: “Đến nay, hồ tiêu trên toàn huyện Cam Lộ chỉ còn chưa đầy 500 ha, giảm hơn một nửa so với năm 2000 và nguy cơ giảm nhanh hơn nữa đã rất rõ ràng. Nếu không có ngay những giải pháp đồng bộ, quyết liệt thì hồ tiêu QT nói chung và tiêu Cùa nổi tiếng nói riêng sẽ... mất trắng, trong khi giá tiêu trên thị trường đang ngày càng đắt đỏ”.

Tiến sĩ Lê Văn Luận đến từ Trường Đại học Nông nghiệp Huế cho rằng, tình trạng hồ tiêu chết hàng loạt thời gian qua là cộng hưởng của nhiều nguyên nhân như biến động giá gây bất lợi cho người trồng, nhiều diện tích đã hết chu kỳ khai thác, sâu bệnh hại ngày càng tăng, các biện pháp canh tác, thâm canh chưa tới chuẩn nên năng suất thấp...

Dù vậy, không thể lảng tránh một sự thật là suốt cả một thời gian dài, rất dài, trong khi người trồng tiêu khóc hết nước mắt trước cảnh vườn tiêu lăn ra chết, thì gần như không thấy bóng dáng các cơ quan chức năng, các cơ sở nghiên cứu khoa học nông nghiệp xuất hiện để tìm hiểu, giúp đỡ người nông dân. Phát biểu của người trồng tiêu Nguyễn Văn Kỷ đã nêu rõ sự thật này: “Khi hồ tiêu chết dữ quá, dân kêu quá, có cán bộ dự án IPM từ trên về hỗ trợ, hướng dẫn giúp dân ngăn chặn tình trạng tiêu chết; sau khi cán bộ dự án rời khỏi Cùa thì tiêu cũng... đi theo luôn, chết hết, không cứu được cây nào...”.

Ông Nguyễn Đình Tụng - đại diện Hiệp hội Hồ tiêu VN - nói rằng, hồ tiêu là loài cây “nhà giàu”, nó đòi hỏi sự chăm sóc, nuôi dưỡng không chỉ đầy đủ mà phải đúng cách nữa. “Những triệu phú, tỉ phú hồ tiêu ở vùng Tây Nguyên cho thấy chính niềm đam mê lao động, khát vọng làm giàu, đặc biệt là sự chăm chỉ - ngày đêm miệt mài bên cây hồ tiêu. Không có đủ sự chăm chỉ, siêng năng để theo dõi, xử trí đối với từng cây tiêu thì hậu quả là tiêu sẽ chết vì nhiều bệnh tật, lý do khác nhau” - ông Tụng nhấn mạnh. Chấp nhận triết lý tiêu chết một phần vì thiếu... chăm chỉ, 30 hộ dân đầu tiên ở vùng Cùa đã ký cam kết thực hiện thí điểm dự án phục hồi cây hồ tiêu trong 2 năm 2011 - 2012, với diện tích 1.000 m2/hộ; để tiến tới mốc 500 ha hồ tiêu ở Cùa năm 2015 và đến 2020 phải có 1.000 ha.

LAM CHI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang