• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng đậu bắp xuất khẩu cho... bò ăn!

Nguồn tin: PY, 30/8/2006
Ngày cập nhật: 30/8/2006

Gần 100 hộ dân ở các xã An Hiệp, An Nghiệp, An Định (huyện Tuy An) đã canh tác khoảng 40ha đậu bắp theo hợp đồng với Công ty TNHH Nông lâm Hồng Hà để rồi cuối cùng nơi thì phá bỏ, nơi phải cho bò, heo ăn!

TƯỞNG LÀ CÂY LÀM GIÀU

Bắt đầu khoảng tháng 4-2006, một số hộ dân ở xã An Hiệp bắt tay vào trồng cây đậu bắp (người dân thường gọi là cây bắp còi). Theo ông Phạm Dương Ân, Phó Chủ tịch UBND xã, người dân An Hiệp chuyển sang trồng loại cây mới này theo lời vận động của Công ty TNHH Nông lâm Hồng Hà (TP Tuy Hòa) vì nhận thấy việc canh tác dễ dàng, sản phẩm được bao tiêu với lợi nhuận bình quân theo tính toán của công ty là từ 15 đến 20 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí. “Với nhà nông, đấy là một khoản lợi nhuận rất lớn mà trước đó không loại cây trồng nào ở địa phương chúng tôi có thể đạt được” – ông Ân nói.

Theo lời ông Ân, cả xã An Hiệp có khoảng 70 hộ dân tham gia trồng đậu bắp trên diện tích 31,5ha, tập trung ở 4 thôn Mỹ Phú 1, Mỹ Phú 2, Phong Phú và Tuy Dương. Khoảng 40 ngày sau khi trồng thì việc thu hoạch vụ 1 diễn ra suôn sẻ ngoài sự mong đợi của người nông dân. Người ta tính trung bình 1 sào đất (500 m2) trồng đậu bắp cho thu nhập hơn 1,5 triệu đồng, trong khi nếu trồng lúa hoặc các loại rau màu khác thì tối đa chỉ thu được lãi khoảng 500.000 đồng. “Cá biệt ở xã An Hiệp chúng tôi có người chăm sóc tốt thì thu nhập từ đậu bắp cho lãi lên đến gần 2 triệu đồng/sào. Bà con vô cùng phấn khởi. Anh em lãnh đạo xã thì báo cáo lên huyện, chưa tính đến chuyện mở rộng mô hình hoặc quy hoạch diện tích trồng đối tượng mới này, nhưng tin tưởng đây là loại cây làm giàu cho bà con” – Phó Chủ tịch xã An Hiệp Phạm Dương Ân nhớ lại.

Câu chuyện lợi nhuận lớn của cây đậu bắp ở An Hiệp khiến nhiều nông dân ở các nơi khác trong huyện Tuy An đặc biệt chú ý. Trong khi đó, Công ty TNHH Hồng Hà cũng muốn mở rộng vùng nguyên liệu, họ đã đến đặt vấn đề và vận động bà con nông dân ở hai HTX Nam An Nghiệp (xã An Nghiệp) và Đông An Định (xã An Định) trồng đậu bắp. Hàng chục bà con nông dân ở hai HTX này đã đến An Hiệp tham quan mô hình, sau đó về và quyết định chuyển đổi từ trồng lúa, trồng bắp lai... sang trồng đậu bắp, Nam An Nghiệp 4ha và Đông An Định 2ha. Nông dân hớn hở trong lòng vì thấy được lợi nhuận khá lớn mà cây đậu bắp mang lại khi so với giá mà công ty nêu ra trong hợp đồng bao tiêu sản phẩm, họ đã thấy có lời trước mắt.

NÔNG DÂN: CÔNG TY “BẮT ÉP” !

Ông Phạm Dương Ân nói rằng khi niềm hân hoan thắng lợi của vụ thu hoạch đậu bắp đầu tiên chưa qua thì nông dân xã An Hiệp đón nhận một cú sốc lớn. “Cách đây khoảng 1 tháng rưỡi, khi nông dân đang sản xuất vụ đậu bắp thứ hai thì công ty thông báo tạm ngừng thu mua vì cho rằng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên trái đậu bắp sản xuất tại địa phương cao, vượt ngưỡng cho phép xuất khẩu. Quá thời hạn tạm ngừng, công ty tuyên bố không thu mua nữa!” – ông Ân cho biết thế. Quá bức xúc, một số hộ dân An Hiệp đã vào thẳng trụ sở và nhà máy công ty để hỏi cho ra lẽ. Ông Ân nói: “Ban đầu ông Phan Phú Việm, Giám đốc công ty, nói rằng vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên trái đậu bắp của chúng tôi cao, không được đối tác chấp nhận nên công ty không mua nữa. Khi chúng tôi đề nghị công ty bồi thường hợp đồng với mức 200.000 đồng/sào thì ông Việm bỏ ngỏ vấn đề này. Cuối cùng, ông giám đốc nói rằng sẽ thu mua cho nông dân, nhưng yêu cầu quy cách là trái có chiều dài không quá 11cm, số lượng 90 trái/kg và giá mua là 1.800 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg so với giá ban đầu. Với quy cách mới này, nông dân chúng tôi không thể tiếp tục việc trồng đậu bắp vì không có lãi”.

Dù sao thì những hộ dân ở An Hiệp cũng được một lần có lãi ở vụ trồng đậu bắp đầu tiên, bù trừ cho việc thất bại ở vụ 2 vì những yêu cầu khó thực hiện được của công ty. Nhưng với người nông dân Nam An Nghiệp và Đông An Định thì chỉ biết khổ và khổ vì đậu bắp!

Theo bản Hợp đồng bao tiêu sản phẩm mà Công ty TNHH Nông lâm Hồng Hà ký với HTX Nam An Nghiệp, thì công ty ứng giống cho bà con sản xuất, đến kỳ thu hoạch sẽ thu mua với yêu cầu chất lượng “tươi, nguyên trái, trái khi thu hoạch phải được cắt sát cậy cuống, không dập, không héo, không sâu rầy, không khuyết tật, độ non vừa ăn không già, không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, màu xanh tự nhiên đúng chuẩn của giống Ấn Độ mà bên A đã cung ứng”. Hợp đồng này cũng nêu rõ: “giá cả: 1.500 đồng/kg tại nơi tập trung của người bán, 1.800 đồng/kg tại Nhà máy chế biến” và việc thanh toán được công ty hứa hẹn “trả bằng tiền mặt 100% ngay sau khi nhận hàng”.

Thế nhưng theo ông Trần Tấn Khoa, Chủ nhiệm HTX Nam An Nghiệp: “Ngày 1-8, sau thời điểm thu hoạch khoảng 2-3 ngày, đại diện công ty đã mang ra HTX một phụ lục hợp đồng yêu cầu rằng công ty chỉ mua đậu bắp có kích thước từ 6 đến 10cm, giá 1.700 đồng/kg tại điểm tập kết hoặc 2.000 đồng/kg tại nhà máy, nếu không đạt “chuẩn” này thì công ty không mua! Chúng tôi bị sốc khi nghe yêu cầu đó. Trong hợp đồng không có từ nào nhắc đến kích cỡ trái, bây giờ lại đòi mua trái nhỏ. Tôi cho đây là một sự đánh đố để bắt chẹt nông dân. Đậu bắp có chiều dài 5cm buổi chiều hôm trước thì sáng hôm sau đã có thể phát triển đến mức 11cm! Kiểu gì thì nông dân chúng tôi cũng vi phạm phụ lục này, chỉ có cách là chong đèn đi cắt đậu bắp vào ban đêm mà thôi!”

Theo tính toán của ông Khoa, với phụ lục hợp đồng này, phải 120-150 trái đậu bắp thì mới đủ 1kg, nông dân thiệt hại gần 300% sản lượng trong khi giá chỉ tăng có 13,3%. Nhưng cuối cùng thì ông Khoa cũng phải đặt bút ký vào bản phụ lục hợp đồng này vì “trước mắt là phải vận động nông dân cố vớt vát để tiếp tục thương lượng”. Nhưng rồi công ty không đưa xe ra chở sản phẩm như hợp đồng ban đầu khi tự cho thêm một “phụ lục” khác là bà con thu hoạch dưới 1 tấn thì không thể đưa xe đến chở. “Điều này không bao giờ thực hiện được, bởi với yêu cầu trái nhỏ, bây giờ mỗi ngày cả Nam An Nghiệp và Đông An Định cộng lại chỉ hơn 800kg; còn hồi ban đầu thì mỗi ngày chỉ thu hoạch được vài trăm ký mà thôi” – ông Khoa cho biết. Vậy là, kể từ đầu tháng 8 đến giờ, mỗi ngày ông Khoa và lãnh đạo của HTX Đông An Định phải thức dậy từ 4 giờ sáng, nhận đậu bắp của bà con xã viên, đưa lên xe đò chở vào công ty bán. Cũng theo ông Khoa, sau khi thương lượng, công ty đồng ý mua sản phẩm dài 12cm với giá 1.700 đồng/kg, nhưng mới ngày 26-8 lại ra quyết định mới là chỉ mua loại đến 10cm mà thôi!

Rõ ràng giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp chưa có được tiếng nói chung, mối quan hệ ràng buộc trong làm ăn còn rất lỏng lẻo. Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Công ty TNHH Nông lâm Hồng Hà Phan Phú Việm nói rằng sở dĩ công ty ông phải thay đổi mẫu hàng là vì đối tác không chấp nhận mẫu hàng cũ do có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao. Ông thừa nhận việc thay đổi kích cỡ trái đậu bắp theo mẫu hàng mới có thể khiến nông dân thiệt hại khoảng 40% sản lượng so với trước đây. Tuy vậy, khi chúng tôi đặt vấn đề rằng việc công ty đưa ra phụ lục hợp đồng vào thời điểm cây đậu bắp đã đến kỳ thu hoạch là đặt nông dân vào thế đã rồi, ông Việm đã trả lời rất thiếu tình: “Quan hệ hợp đồng là thế, nếu HTX Nam An Nghiệp không đồng ý ký phụ lục hợp đồng thì họ có thể đi kiện chúng tôi!”. Chủ nhiệm HTX Nam An Nghiệp Trần Tấn Khoa chua xót: “Chúng tôi không có cách chọn lựa nào khác. Nông dân đâu muốn dính dáng đến việc kiện tụng, mà đi kiện thì “chờ được va, má đã sưng”!”

CHO BÒ, HEO ĂN

Bà con nông dân trồng đậu bắp ở An Nghiệp cho biết họ chưa bao giờ trồng loại cây nào mà phải khổ cực như cây đậu bắp. “Với mức giá hiện nay, so với trồng màu, trồng lúa, chúng tôi lỗ nặng. Không chỉ có vậy, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 50 ngày, mà ngày nào cũng phải ra ruộng, lựa trái mà hái, hái xong phải lựa lại lần nữa, nhọc công vô cùng” – ông Võ Hồng Sơn, một nông dân ở Nam An Nghiệp cho biết. Còn ông Nguyễn Thành Long bức xúc: “Khi chúng tôi bắt đầu trồng thì nghe ở An Hiệp xảy ra “chuyện” dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao. Người dân ở đây mỗi sáng phải “huy động lực lượng” ra đồng để bắt sâu cho từng cây đậu. Khổ không dừng lại ở đó, đến khi thu hoạch thì nông dân liên tục bị công ty tìm cách để... không thu mua sản phẩm”. Ông tính, 11 sào đất của ông nếu trồng lúa và bắp thì tệ lắm cũng thu lãi 4 triệu, còn với đậu bắp thì với yêu cầu thu mua này của công ty, chỉ thu được tối đa 2,4 triệu đồng!

Nhiều nông dân ở HTX Nam An Nghiệp nói rằng hiện nay, lượng đậu bắp họ thu hoạch bán cho công ty và lượng đậu họ phải loại vì không đúng theo yêu cầu của công ty là 50-50. Số đậu bắp thừa ra đó, người ta không biết phải làm gì vì chợ thì không có nhu cầu mua lớn, “chỉ có cách là bán cho mấy người nuôi bò, nuôi heo số lượng nhiều nấu cháo cho chúng ăn với giá bèo đến mức tính toán phải mắc cỡ! Mà bây giờ, bò, heo ăn bắp còi xuất khẩu đến mức chúng cũng ớn rồi nên thứ trái thừa ra chúng tôi mang đi đổ” – ông Trần Thái Tùng, một hộ dân trồng đậu bắp ở Nam An Nghiệp nói. Hầu hết 34 hộ tham gia trồng đậu bắp ở địa phương này nói rằng sau vụ “thử nghiệm” này, họ “vĩnh biệt” luôn với cây đậu bắp! Trong khi đó, ở An Hiệp, toàn bộ 31,5ha trồng đậu bắp đã bị người nông dân chặt bỏ, không chút luyến tiếc với loại cây từng là giấc mơ làm giàu của họ...

NGUYỄN QUỐC KHƯƠNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang