• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất giống cây trồng: Khâu yếu của ngành nông nghiệp

Nguồn tin: Kinh Tế Đô Thị, 25/10/2011
Ngày cập nhật: 26/10/2011

Giống ngô nếp lai HN88 trồng tại xã Liên Hà, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Images: Văn Thắng

Mặc dù là nước nông nghiệp với nhiều mặt hàng xuất khẩu hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, hồ tiêu… song việc sản xuất giống cây trồng của nước ta hiện vẫn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Cung chưa đủ cầu

Với số lượng hạt giống sản xuất trong nước còn ít ỏi, hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng lớn hạt giống từ nước ngoài, trong đó phần lớn từ Trung Quốc.

Giống nội thiếu trầm trọng

Việt Nam hiện xếp thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo với sản lượng 6 - 7 tấn/năm. Thế nhưng, lượng hạt giống lúa lai trong nước mới chỉ đáp ứng được 20 - 25%, còn lại trên 70% phải nhập từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc. Sau gần 20 năm nghiên cứu, mới chỉ có 4 giống lúa lai ba dòng chọn tạo tại Việt Nam được công nhận chính thức (HYT83, HYT100, Bác ưu 903KBL, Nam ưu 1) và 5 giống công nhận sản xuất thử (HYT92, Nam ưu 603, Nam ưu 604, CT16, LC25). Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Thị Trâm (Đại học Nông nghiệp I), đa số giống chọn tạo trong nước có năng suất hạt lai F1 thấp nên giá không cạnh tranh được với hạt lai F1 nhập nội.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, những cây giống tốt, có năng suất, chất lượng cao ở nước ta vẫn còn thiếu. Ngoài cây lúa, khoảng 80 - 85% hạt giống lai, giống xác nhận của một số loại rau chủ lực như cà chua, dưa chuột, dưa hấu, đậu Hà Lan… vẫn phải nhập từ nước ngoài. Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận ở một số cây trồng chủ lực khác cũng thấp như cây ăn quả, mía, dứa mới chỉ đạt 45%; lạc, đậu tương, cà phê 60%... Ngay cả giống cỏ để phục vụ chăn nuôi gia súc, chế biến thức ăn chăn nuôi cũng thiếu trầm trọng. Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, chất lượng cỏ của Việt Nam còn thấp, cả nước có hơn 35.600 ha diện tích đất cỏ tự nhiên, năng suất mới đạt 20 tấn/ha/năm; 200.000 ha diện tích trồng cỏ thâm canh nhưng mới đáp ứng 10% nhu cầu thức ăn thô xanh cho gia súc trong nước. Những giống cỏ chất lượng cao hầu hết phải nhập từ nước ngoài.

Không chỉ thiếu về nguồn cung, hiện tượng thoái hóa giống cây trồng, nhất là những giống tốt, có thương hiệu của nước ta cũng đang gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp như thoái hóa giống cà phê ở Tây Nguyên, giống lúa ở các tỉnh phía Bắc… Nguyên nhân là do khâu quy hoạch sản xuất còn yếu, người dân gieo trồng nhiều loại cây trên một cánh đồng dẫn đến sự lai tạp, giao phấn chéo. Đặc biệt, 80% nguyên nhân khiến cho giống bị thoái hóa là do quá trình thu hoạch, phơi sấy, bảo quản… không đảm bảo.

Hiệu quả đầu tư thấp

Trong 5 năm (2006 - 2010), Bộ NN&PTNT đã phê duyệt 19 dự án sản xuất giống cây trồng và giao cho Cục Trồng trọt làm chủ đầu tư. Đến nay, có 16 dự án hoàn thành nghiệm thu, xây dựng và hoàn thiện được 120 quy trình công nghệ nhân giống lúa, ngô, chè, rau, cây ăn quả… Tuy nhiên, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho hay, công nghệ sản xuất giống còn hạn chế, chất lượng của một số lô giống chưa phù hợp với tiêu chuẩn.

Một vấn đề đáng lo ngại là hiệu quả thu về từ các dự án sản xuất giống còn rất thấp. Cụ thể như dự án phát triển giống lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Hồng có tổng mức đầu tư hơn 28 tỷ đồng nhưng số lượng giống bán ra thu hồi sản phẩm chỉ đạt hơn 1,2 tỷ đồng; dự án giống rau đầu tư 13,8 tỷ đồng nhưng chỉ thu hồi trên 475 triệu đồng; dự án giống hoa đầu tư hơn 22 tỷ đồng thu hồi được xấp xỉ 3 tỷ đồng… Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng lo ngại: Tổng số vốn đầu tư cho các dự án trong 5 năm qua đạt 268 tỷ đồng nhưng số tiền bán giống thu về mới đạt 16 tỷ đồng. Như vậy, tính ra giá thành giống của Việt Nam quá đắt. Ông Bổng cho biết thêm, việc sản xuất giống gồm hai bộ phận nghiên cứu chọn tạo và nhân giống. Tuy nhiên, 10 năm nay chúng ta vẫn chỉ nghiêng về nghiên cứu, hơn nữa các đơn vị thực hiện dự án sử dụng quá nhiều đồng vốn vào xây dựng cơ bản, mô hình trình diễn… mà xem nhẹ việc nhân giống, đưa vào sản xuất đại trà. Do đó, sản lượng giống sản xuất ra trong nước còn quá ít, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Nước ta có gần 200 giống lúa nhưng không có một giống nào thật đặc sắc như giống Basmati của Ấn Độ hoặc giống Jasmine của Thái Lan để sản xuất trên những vùng nguyên liệu tập trung rộng lớn, có sản lượng, chất lượng cao nhằm xây dựng một thương hiệu tiêu biểu riêng cho một cường quốc lúa gạo như Việt Nam - PGS.TS Dương Ngọc Chín - Phó Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL.

Thắng Văn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang