• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Viện lúa ĐBSCL: Khuyến cáo các giải pháp sản xuất vụ lúa đông xuân đạt hiệu quả

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 24/10/2011
Ngày cập nhật: 26/10/2011

Theo các nhà khoa học ở Viện Lúa ĐBSCL, trong điều kiện mưa nắng thất thường, để sản xuất vụ lúa đông xuân năm 2011 - 2012 đạt hiệu quả cao, việc chọn tạo giống lúa có chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu là rất quan trọng. Ngoài ra, nông dân cũng cần nắm các biện pháp canh tác, phòng chống sâu bệnh hiệu quả…

Sản xuất lúa giống tại Viện Lúa ĐBSCL.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Tạo, Trưởng phòng Sản xuất giống lúa, Viện Lúa ĐBSCL, cho biết: “Theo dự báo, năm nay mực nước ĐBSCL sẽ lên cao, nên bà con có thể xuống giống vụ đông xuân trễ hơn một con nước (tương đương 15 ngày). Điều này sẽ kéo theo vụ mùa sau sẽ bị ảnh hưởng. Chúng tôi khuyên bà con có các biện pháp canh tác, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả”. Sau mỗi vụ lúa, các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL đều đề xuất cơ cấu giống để nông dân chọn lựa giống lúa tốt, phù hợp cho vụ sau. Với những giống lúa đã được Viện khuyến cáo, nông dân cần chọn lựa sao cho phù hợp với đặc điểm của vùng đất mình canh tác để chuẩn bị cho vụ lúa đông xuân 2011 - 2012. Viện Lúa đã đưa ra các giống lúa chủ lực cho vụ đông xuân gồm: OM 4900, OM 7347, OM 6976, OM 6162, OM 5451, OM 2395... vì đây là những giống lúa có tính chịu mặn, phẩm chất gạo khá tốt và có tiềm năng năng suất cao. Thạc sĩ Nguyễn Văn Tạo nói: “Trong chuẩn bị giống, bà con cần có kế hoạch dự phòng thêm từ 10% - 15% so với số lượng dự kiến xuống giống, nhằm tránh hao hụt do điều kiện thời tiết”.

Đi kèm với việc chọn giống lúa tốt, kỹ thuật canh tác là yếu tố quan trọng để có được một vụ mùa bội thu. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL, biện pháp kỹ thuật căn bản nhất là thực hiện theo các khuyến cáo: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm... Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm đất canh tác mà gia giảm lượng phân bón cho phù hợp. Ngoài ra, cần tăng cường diệt chuột, ốc bươu vàng gây hại lúa. Thạc sĩ Huỳnh Văn Nghiệp, Trưởng Bộ môn Công nghệ hạt giống, Viện Lúa ĐBSCL, hướng dẫn: “Trước khi ngâm ủ, gieo sạ, bà con cần kiểm tra hạt giống, phải phơi lúa kỹ (1 - 2 nắng) nhằm giảm độ ẩm và để mầm mọc mạnh hơn. Trước khi ngâm ủ đại trà, nông dân nên thử một nắm hạt giống để trong túi vải ngâm khoảng 36 giờ (ngâm ủ bình thường), thấy tỷ lệ nẩy mầm trên 80% mới đạt yêu cầu. Ngược lại, nếu chưa đạt yêu cầu thì cần phải tăng nguồn hạt nhằm đảm bảo mật độ và dự trù hao hụt”. Ngoài ra, bà con nông dân có thể xử lý hạt giống bằng cách pha với dung dịch nước muối 15% nhằm loại bỏ mầm bệnh, hạt lép lửng, hạt cỏ gạo. Một thể tích lúa giống cần 3 thể tích dung dịch muối đã pha, xử lý nhanh trong vòng 10 - 15 phút, sau đó đem lúa giống đãi với nước sạch nhiều lần cho hết muối mới đem đi ủ. Trong trường hợp cần thiết có thể xử lý hạt giống với các hóa chất khác như: Gaucho, Cruiser Plus...

Thạc sĩ Nguyễn Văn Tạo cho biết: “Việc khử lẫn giống rất quan trọng, vì nếu khử lẫn không tốt, giống lúa sẽ xuống cấp. Trong khi đó, bà con thường chỉ khử lẫn 1 - 2 lần, thay vì là 2 - 3 lần. Điều này sẽ khiến giống xuống cấp từ nguyên chủng xuống xác nhận, khi đó giá lúa giống sẽ mất giá”. Còn theo thạc sĩ Huỳnh Văn Nghiệp, một số hộ nông dân vẫn còn tự sử dụng lúa nhà (giống còn lại sau vụ thu đông) để gieo sạ cho vụ đông xuân sẽ không tốt. Mặt khác, phần lớn bà con sạ bằng tay, nếu vậy thì cần chú ý làm phẳng mặt ruộng trước khi gieo sạ...

Hiện nay, để cung cấp lúa giống cho các trung tâm, đại lý giống ở ĐBSCL... ngoài sản xuất giống lúa tại Viện, Viện Lúa ĐBSCL đã ký trên 100 hợp đồng với nông dân tham gia sản xuất lúa giống theo qui trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Để tạo điều kiện cho nông dân an tâm sản xuất, Viện thường xuyên tập huấn kỹ thuật cho nông dân, cung ứng nguồn vật tư, phân bón... Bà con đến công ty mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... bằng phiếu do cán bộ Viện cung cấp. Cuối vụ mùa, bà con bán lúa dư trừ lại, Viện không tính lãi suất trong 4 tháng.

Theo lãnh đạo Viện Lúa ĐBSCL, hiện nay chỉ khoảng 20 - 40% nông dân sử dụng giống lúa cấp xác nhận, còn lại là sử dụng lúa giống để lại từ ruộng sản xuất để làm giống cho vụ sau. Do đó, để nâng cao hơn nữa giá trị kinh tế của hạt gạo thì cần phải nâng cao hơn nữa số lượng giống xác nhận được sử dụng trong nông dân. Để làm tốt khâu này, mạng lưới đánh giá và nhân giống lúa các cấp giữa cơ quan tạo giống (viện/trường) với các trung tâm giống các tỉnh, công ty giống cần phải được liên kết, tổ chức chặt chẽ hơn. Cơ quan tạo giống cần nắm bắt được nhu cầu giống lúa, số lượng cần cho từng năm, để có kế hoạch nhân giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng cung cấp đủ cho các tỉnh, thành. Trung tâm giống, trung tâm khuyến nông các tỉnh cần tăng cường công tác nhân giống lúa cấp nguyên chủng, xác nhận và đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống. Đồng thời, thực hiện tốt mạng lưới nhân giống lúa các cấp, để cung cấp đủ số lượng giống xác nhận cho nông dân; phấn đấu có 80% diện tích canh tác lúa trở lên sử dụng giống cấp xác nhận...

N. NGÂN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang