• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ACDI/VOCA và việc phát triển ca cao bền vững trên đất Lâm Đồng

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 23/10/2011
Ngày cập nhật: 25/10/2011

Với sự có mặt của ACDI/VOCA cùng Dự án Phát triển ca cao bền vững tại các nông hộ Lâm Đồng trong năm 2009, từ gần 120 ha ban đầu, Lâm Đồng đến nay đã có diện tích trên 1.572 ha ca cao trong đó đã có khoảng 30% đang cho trái với một hệ thống cơ sở lên men hạt và thu mua đến tận từng hộ.

Trong diện tích 1.572,6 ha đó, theo Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Lâm Đồng, phần diện tích của Dự án do ACDI/VOCA (viết tắt của Agricultural Cooperative Development International and Volunteers in Overseas Cooperative Assistance - Hợp tác phát triển nông nghiệp và trợ giúp quốc tế - một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ) tài trợ chỉ trên 411 ha, nhưng chính Dự án đã thiết lập những khuôn mẫu về kỹ thuật canh tác ca cao tiên tiến để đưa loài cây mới này có một chỗ đứng ngày càng quan trọng và vững chắc trong hệ thống cây trồng của Lâm Đồng.

Một lớp chuyển giao kỹ thuật trồng ca cao cho nông dân được tổ chức ngay tại vườn

Với tổng mức tài trợ trên 6,1 tỷ đồng, trong 2 năm 2009 và 2010 Dự án đã thành lập 44 Câu lạc bộ (CLB) ca cao tại 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên với hơn 1.600 nông hộ tham gia, đào tạo 60 tập huấn viên, cung cấp trên 250 nghìn cây giống, vật tư, hóa chất bảo vệ thực vật cho hộ dân, xây dựng hệ thống vườn mẫu, vườn điểm; xây dựng các điểm thu mua và lên men hạt ca cao. Mục tiêu chính của dự án đưa ra là xây dựng một hệ thống sản suất ca cao bền vững về mặt kinh tế, môi trường và sinh thái như là một chọn lựa sinh kế có lợi cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu vực đất đai kém màu mỡ; xây dựng nguồn nhân lực tại địa phương để thực hiện hiệu quả việc phát triển sản xuất ca cao, chế biến sau thu hoạch; xây dựng mối liên kết hiệu quả giữa nông dân và nhà thu mua để đảm bảo ca cao sản xuất với chất lượng cao và đầu ra ổn định.

Tính đến thời điểm này, hầu hết những mục tiêu trên đã đạt được. Dù hộ dân trong một số CLB có giảm so với ban đầu (hiện còn 1.511 hộ) nhưng 44 CLB ca cao vẫn duy trì sinh hoạt đều đặn, trong đó hộ nông dân trồng ca cao là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 31%. Dự án đã đưa cây ca cao vào một số vùng thuần người dân tộc thiểu số như xã Phước Lộc - Đạ Huoai; buôn Đạ Nha xã Quốc Oai - Đạ Tẻh; xã Đồng Nai Thượng - Cát Tiên, nhiều vườn ca cao nơi đây phát triển rất tốt. Dự án đã xây dựng được 13 điểm trình diễn mô hình ca cao trồng xen dưới tán điều, xen trong vườn tạp rải đều ở 3 huyện để người dân trong vùng có thể đến tham quan học tập cách trồng ca cao, trong số này có những điểm vườn hiện đang phát huy rất tốt trong cộng đồng điển hình như vườn điểm của ông Võ Thí tại thôn Cát Lương, xã Phước Cát 1, Cát Tiên; vườn điểm của ông Nguyễn Như tại thị trấn Đạm Mri - Đạ Huoai. Để tạo nguồn cây giống cho địa phương, Dự án đã hỗ trợ để phát triển 2 vườn ươm ca cao qui mô nhỏ (khoảng trên 1.600 m2, sản xuất từ 10 nghìn đến 30 nghìn cây giống mỗi năm) tại hộ ông Lê Anh Sơn, thị trấn Madaguil và ông Huỳnh Minh Hùng, xã Đạ Ploa, Đạ Huoai. Hiện nay cả 2 vườn ươm này đã được Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Lâm Đồng công nhận đạt chuẩn cây giống xuất vườn. Cùng đó, ngành chức năng cũng đã công nhận đạt chuẩn 1 vườn đầu dòng do Dự án hỗ trợ tại 1 hộ có vườn ươm ở trên là hộ ông Huỳnh Minh Hùng, Đạ Ploa.

Để đưa phương thức canh tác tiên tiến đến với nông dân, ACDI/VOCA đã xây dựng một qui trình chuyển giao kỹ thuật rất bài bản đến với các hộ dân trồng ca cao trong các CLB theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. Việc chuyển giao được thực hiện thông qua đội ngũ tập huấn viên (THV) tuyển chọn rất kỹ từ các hộ nông dân trong vùng. Các nông dân này được cử tham dự các lớp đào tạo từ cơ bản đến nâng cao do Dự án tổ chức và sau đó những THV này về tập huấn lại cho nông dân trong CLB mình. Đến thời điểm này có 43 THV, trong đó có 13 là người đồng bào dân tộc thiểu số địa phương vẫn đang phát huy vai trò tích cực trong từng CLB như tổ chức tập huấn các hộ định kỳ, thăm vườn quan sát tình trạng ca cao phát triển ra sao để hướng dẫn kỹ thuật thích hợp theo kiểu cầm tay chỉ việc. Chính cách làm “nông dân nói với nông dân” này đã góp phần không nhỏ cho việc hình thành thói quen áp dụng kỹ thuật canh tác mới của nhiều hộ dân trong vùng dự án, không chỉ riêng cho cây ca cao mà còn có thể áp dụng cho nhiều loại cây trồng khác.

Nhằm tạo sự an tâm về đầu ra cho người trồng ca cao, đến nay Dự án đã tài trợ để thiết lập 10 điểm lên men ca cao ở 3 huyện phía nam Lâm Đồng. Chủ cơ sở các điểm lên men này được cử tham dự các khóa đào tạo về qui trình lên men hạt ca cao, được Dự án hỗ trợ trang thiết bị cần thiết để thành lập điểm lên men và chính những điểm lên men này là điểm thu mua trái ca cao tươi. Sau khi lên men, phơi khô, hạt khô bán lại cho các đại lý thu mua lớn trong nước như Cargill, Amazaro…

“Đây là một Dự án mà người nông dân hưởng lợi nhiều nhất” - ông Đào Duy Mai, Trưởng phòng Nông nghiệp Cát Tiên, một địa phương trong vùng Dự án, cho biết. Còn theo bà Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng phòng Trồng trọt Sở NN-PTNT Lâm Đồng, Dự án đã tạo “hiệu ứng lan tỏa trên diện rộng trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất cho nông dân”.

Theo kế hoạch UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt, năm 2015 diện tích trồng ca cao trong tỉnh phấn đấu đạt 4.000 ha và đến năm 2020 con số này là 5.000 ha, trong đó Đạ Huoai có 3.000 ha, Đạ Tẻh 700 ha và Cát Tiên 1300 ha. Với kinh nghiệm phát triển ca cao bền vững tại nhiều tỉnh trong nước như Bến Tre, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Đăk Lăk, ACCD/VOCA gần đây cho biết cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Lâm Đồng trong những năm đến để thực hiện từng bước mục tiêu này.

GIA KHÁNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang