• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thái Nguyên: Hướng tới sản xuất nông nghiệp theo phương châm “3 không”

Nguồn tin: Báo Thái Nguyên, 20/10/2011
Ngày cập nhật: 24/10/2011

Đó là mục tiêu mà ngành Nông nghiệp huyện Đại Từ (Thái Nguyên) hướng để giúp nông dân "không phải còng lưng cấy, không phải còng lưng gặt, không phải còng lưng phơi đảo thóc”…

Sử dụng máy gặt đập liên hoàn trong thu hoạch giúp giải phóng sức lao động

Có mặt tại buổi Hội thảo mô hình ứng dụng KHKT vào thâm canh lúa tại xã Bản Ngoại vừa qua, chúng tôi được chứng kiến không khí thảo luận sôi nổi. Những người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” đã tự tin đứng lên nói về hiệu quả trong ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, vụ mùa năm 2011, huyện Đại Từ đã triển khai thực hiện mô hình ứng dụng KHKT vào thâm canh cây lúa tại xã Bản Ngoại với tổng diện tích 20 ha. Mô hình đã thu hút 111 hộ dân của 4 xóm: Ninh Giang, Lê Lợi, Rừng Vần và xóm Phố tham gia. Giống lúa được huyện chọn làm mô hình gồm các giống SYN6, SH2, Nàng xuân, KD18. Đây là những giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao, chất lượng gạo ngon.

Trong tổng diện tích 20 ha của mô hình, có 16 ha được áp dụng đồng bộ các biện pháp ứng dụng KHKT gồm: gieo sạ bằng công cụ cải tiến; kỹ thuật bón phân, điều tiết nước, làm cỏ áp dụng theo hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI); quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); sử dụng máy gặt đập liên hợp. Còn khu đối chứng có diện tích 4 ha thực hiện canh tác theo tập quán của nông dân. Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ 100% giá giống, 50% phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật BVTV, 100% kinh phí mua máy sạ hàng, bảng so màu lá lúa, 40% kinh phí thuê máy gặt đập liên hợp... với tổng số tiền lên tới trên 150 triệu đồng. Ngoài ra, huyện còn tổ chức 3 lớp tập huấn về quy trình gieo cấy, kỹ thuật gieo sạ bằng công cụ cải tiến; kỹ thuật bón phân, điều tiết nước, làm cỏ áp dụng theo hệ thống canh tác lúa cải tiến; quản lý dịch hại tổng hợp cho các hộ nông dân tham gia.

Tâm đắc với kỹ thuật gieo sạ bằng công cụ cải tiến, ông Hoàng Hữu Nghị, xóm Ninh Giang cho biết: Gia đình tôi có 7 sào lúa. Vài ba năm trở lại đây, người dân trong vùng thường truyền đạt cho nhau về kỹ thuật gieo sạ bằng tay để giảm công lao động. Nhưng năm nay, được cán bộ chuyên môn về tập huấn, lại được hỗ trợ của nhà nước nên tôi thấy áp dụng phương pháp kỹ thuật gieo sạ bằng công cụ cải tiến dễ làm, dễ áp dụng, lại góp phần giải phóng lao động ở nông thôn. Thậm chí, so với gieo sạ bằng tay, phương pháp gieo sạ bằng công cụ cải tiến còn giúp tiết kiệm được 30% lượng giống lúa lai, 20% lượng giống lúa thuần trên cùng một đơn vị diện tích. Với người nông dân thì tiết kiệm được bao nhiêu chi phí thì tốt bấy nhiêu...

Còn ông Nguyễn Hồng Sơn, cùng xóm Ninh Giang lại hào hứng nói về khoản tiết kiệm được trong chi phí đầu tư phân bón. Theo ông Sơn thì: Từ xưa đến nay, nông dân chúng tôi đã quen bón phân nhiều cho cây lúa ở giai đoạn đầu, đặc biệt là phân đạm nên cây lúa không sử dụng hết gây rửa trôi, lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường đất, nước. Còn giai đoạn sau lại bón ít phân nên cây lúa thiếu dinh dưỡng gây hiện tượng vàng lá ở giai đoạn làm đòng, ảnh hưởng đến năng suất lúa. Còn thực hiện theo mô hình, lượng phân bón được bổ sung cân đối trong từng giai đoạn theo nhu cầu của cây lúa, giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, duy trì được màu xanh của lá lúa trong suốt quá trình sinh trưởng. Về thời điểm bón phân cũng rất quan trọng, đặc biệt là thời điểm bón đón đòng. Nhờ bón đón đòng đúng thời kỳ đã tạo điều kiện cho cây lúa phân hóa đòng thuận lợi, tăng chiều dài bông, tăng số hạt trên bông, nâng cao tỷ lệ hạt chắc là tiền đề cho năng suất cao. Nhất là vào thời kỳ “bão giá” như hiện nay, vật tư phân bón tăng cao, việc áp dụng KHKT vào bón phân cho cây lúa cân đối và hợp lý sẽ giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế.

Trò chuyện thêm với chúng tôi, một số nông dân còn “chỉ” ra cái hay của việc ứng dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI trong làm cỏ, điều tiết nước. Theo họ, thông qua việc làm cỏ, rút nước định kỳ tạo điều kiện cho không khí trong đất được lưu thông, bộ rễ của cây lúa đủ oxy, hấp thu dinh dưỡng tốt, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gốc lúa tăng khả năng quang hợp kích thích lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung và tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu, cây lúa cứng cây, chống đổ, ruộng lúa thông thoáng, hạn chế sự phát sinh gây hại của sâu bệnh. Bên cạnh đó, việc đưa cơ giới hóa vào khâu làm đất, thu hoạch cũng giúp người dân giải phóng sức lao động. Trong khâu làm đất, sử dụng máy làm đất thay thế sức kéo của trâu, bò giúp nông dân rút ngắn được thời gian làm đất 1 ngày, tranh thủ được thời vụ gieo cấy. Trong khâu thu hoạch, sử dụng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch toàn bộ diện tích của mô hình.

Qua thực tế cho thấy: Chi phí thuê máy gặt đập liên hợp hết 120.000 đồng/sào, thời gian gặt trung bình từ 8 - 12 phút/sào, giảm tỷ lệ thóc rơi vãi trong quá trình thu hoạch, vận chuyển. Còn chi phí gặt bằng tay và thuê máy tuốt lúa hết 150.000 đồng/sào (trong đó công gặt 120.000 đồng/sào, thuê máy tuốt lúa 30.000 đồng/sào). Như vậy, so với gặt bằng tay, thì gặt bằng máy tiết kiệm được 30.000 đồng/sào. Hiệu quả nhất là sử dụng máy gặt đập liên hợp giúp giải phóng sức lao động cho người nông dân, giảm chi phí sản xuất và giảm tổn thất sau thu hoạch, rút ngắn thời gian thu hoạch, tranh thủ được thời gian để làm đất, gieo trồng cây màu vụ đông.

Nhờ thực hiện đồng bộ các ứng dụng KHKT trong mô hình thâm canh đã cho kết quả khả quan. So với diện tích canh tác theo tập quán cũ của nông dân thì năng suất lúa ở mô hình cao hơn như SYN6 đạt 65,7 tạ/ha , tăng 4,3% so với giống đối chứng; SH2 đạt 54,5 tạ/ha, tăng 3,7% so với giống đối chứng... Về hiệu quả kinh tế, các giống lúa ở mô hình cao hơn giống đối chứng từ 2 đến 3 triệu đồng/ha. Qua đó đã khẳng định được hiệu quả, phù hợp với trình độ, điều kiện canh tác của nông dân và có khả năng áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Bước đầu, mô hình đã xây dựng được vùng sản xuất tập trung, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích đất trồng trọt, giúp nâng cao thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, để thực hiện được mô hình này trên diện rộng, đề nghị chính quyền địa phương các cấp có cơ chế, chính sách về công tác dồn điền, đổi thửa để tập trung ruộng đất, sản xuất quy mô lớn theo hướng hàng hóa.

Minh Phương

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang