• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nga Sơn (Thanh Hoá): Mô hình thâm canh cây cói thích ứng với biến đổi khí hậu: Hiệu quả bước đầu và hướng đi mới

Nguồn tin: Báo Thanh Hoá, 18/10/2011
Ngày cập nhật: 19/10/2011

Tham gia mô hình trồng cói thích ứng với biến đổi khí hậu, diện tích trồng cói của gia đình ông Mai Thế Tiến, xóm 6, xã Nga Tiến (Thanh Hoá), đạt năng suất 4,5 – 5 tạ/sào.

Huyện Nga Sơn (Thanh Hoá) hiện có hơn 1.700 ha cói, tuy nhiên sản xuất và thâm canh cây cói chủ yếu vẫn theo kinh nghiệm truyền thống, sản lượng thất thường, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Trong những năm gần đây, do nước mặn xâm thực, thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất; bên cạnh đó người trồng cói lạm dụng việc sử dụng phân đạm, không hoặc ít bón thêm phân chuồng, phân lân, kali vì thế đã làm cho đất bị bạc màu, diễn biến sâu bệnh hại ngày càng khó kiểm soát, làm giảm năng suất và chất lượng cói. Để phát triển sản xuất và thâm canh cói đem lại hiệu quả cao và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), vụ mùa năm 2011, được sự tài trợ của Tổ chức Care, Trạm Khuyến nông huyện Nga Sơn đã xây dựng mô hình “Hạ thấp mặt bằng kết hợp với xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu nội đồng” tại thôn 5, xã Nga Tân và mô hình “Ứng dụng phân bón khoáng hữu cơ kết hợp với NPK và tăng cường kỹ thuật thâm canh” tại xã Nga Tiến, trên diện tích 4 ha. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn chuyển giao kiến thức khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ một phần kinh phí mua giống, phân bón, hạ thấp mặt ruộng, đào kênh dẫn nước. Sau 5 tháng triển khai, đến nay mô hình đã mang lại kết quả khả quan.

Gia đình anh Đào Duy Trị ở thôn 5, xã Nga Tân có 2,5 sào cói. Những vụ trước, năng suất trung bình mỗi sào chỉ đạt từ 1,5 đến 2 tạ cói khô. Tham gia dự án, gia đình anh đã được hỗ trợ hạ thấp nền ruộng xuống từ 25 đến 30 cm, mua giống, đào kênh dẫn nước ngọt để tưới cho cói. Do áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, đến nay, diện tích cói của gia đình anh đã cho thu hoạch, năng suất đạt khoảng 4 tạ cói khô/sào. Không chỉ có gia đình anh Trị mà toàn bộ 2 ha cói của 23 hộ tham gia mô hình thử nghiệm ở Nga Tân về hạ thấp mặt ruộng, đào kênh dẫn nước ngọt tưới cho cói đều sinh trưởng phát triển tốt, bảo đảm năng suất và tỷ lệ cói dài.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Hồng Quân, Chủ tịch UBND xã Nga Tân, cho biết: Nga Tân có khoảng 320 ha diện tích trồng cói với trên 90% số hộ dân sống bằng nghề này. Việc hạ thấp mặt ruộng kết hợp với xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu nội đồng góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cói. Trong điều kiện môi trường BĐKH phức tạp, thành công của mô hình sẽ mở ra hướng đi mới để người dân vùng cói từng bước cải thiện cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, để ứng dụng mô hình vào sản xuất đại trà vẫn còn nhiều bất cập, bởi kinh phí đầu tư để hạ thấp nền ruộng lớn (khoảng 5 triệu đồng/sào), hệ thống kênh mương nội đồng chưa đồng bộ, trong khi đời sống người trồng cói gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy rất cần sự quan tâm hỗ trợ về vốn, khoa học – công nghệ, việc đầu tư xây dựng đường giao thông, hệ thống thủy lợi nội đồng vùng cói của Nhà nước, tỉnh, huyện.

Tại xã Nga Tiến, Tổ chức Care cũng đã hỗ trợ triển khai mô hình trồng cói thích ứng với BĐKH thông qua việc “Ứng dụng phân bón khoáng hữu cơ kết hợp với NPK và tăng cường kỹ thuật thâm canh” tại xóm 6 với 26 hộ tham gia trên diện tích 2 ha. Nếu trước kia, bà con nông dân ở đây khi trồng cói chỉ quen sử dụng phân đạm đơn để bón cho cây cói và không sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh thì nay sau khi được tập huấn bà con đã thay đổi kỹ thuật thâm canh, tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý. Kết quả cho thấy chi phí vật tư phân bón giảm tới 40%, cói xanh, cứng cây, không bị đổ, sợi dai, bền, đạt năng suất cao hơn. Ông Mai Thế Tiến, xóm 6, xã Nga Tiến, phấn khởi khoe: Được bón bằng phân khoáng hữu cơ kết hợp với NPK, cói tuy chậm phát triển hơn so với bón bằng phân đạm đơn nhưng bù lại cây đẻ nhánh khỏe, bộ rễ phát triển, cứng cây, không bị cháy thân và ngọn, ít bị sâu bệnh. Cói có màu đẹp, chắc cây, ít bị chết. Năng suất ước đạt từ 4,5 đến 5 tạ/sào, tỷ lệ cói dài đạt 45%. Cói phơi khô có màu trắng xanh, sợi cói tròn, dai, nặng cân, không bị nổ sợi.

Thực tế cho thấy, 4 ha đất ở Nga Tân và Nga Tiến tham gia mô hình thử nghiệm đều là diện tích đất xấu, bị hạn hán hoặc nhiễm mặn, nhiều năm trồng cói cho năng suất thấp hoặc bị bỏ hoang, nhưng khi được cải tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, năng suất đều đạt cao hơn từ 1,5 đến 2 lần so với diện tích trồng cói truyền thống. Việc triển khai thành công hai mô hình thử nghiệm này sẽ tạo ra bước “đột phá” làm thay đổi tư duy canh tác cũ của người dân vùng cói bằng phương thức canh tác mới hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn, đồng thời các chân đất bị hoang hóa do nhiễm mặn và thoái hóa sẽ được phục hồi đưa vào sản xuất, góp phần cải thiện đời sống cho bà con nông dân và ổn định nghề cói của huyện Nga Sơn.

Phan Nga

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang