• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Nam: Điêu đứng vì sắn

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 13/10/2011
Ngày cập nhật: 14/10/2011

Cứ nghĩ giá sắn củ tươi vẫn sẽ giữ ở mức cao như năm ngoái nên đầu năm 2011 nông dân ở rất nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam rủ nhau phá khoai, bắp, nhổ mè, chặt keo lai để lấy đất trồng sắn. Tuy nhiên, sắn gần đây rớt giá thảm hại khiến nông dân điêu đứng.

Xe chở sắn đậu kín cổng nhà máy. Ảnh: VĂN SỰ

Ào ạt mở rộng diện tích

Năm 2010, ông Nguyễn Văn Truyền (thôn Dương Bình, xã Trà Dương, Bắc Trà My) trồng 2 ha sắn KM94. Cuối vụ, tiến hành thu hoạch, 1 sào sắn cho ông Truyền khoảng 2 tấn củ tươi. Với giá bán ngay tại ruộng bình quân 3 nghìn đồng/kg, tổng giá trị đạt được không dưới 6 triệu đồng, trong khi đó chi phí đầu tư chỉ chiếm chừng 1/3 số vừa nêu. Theo ông Truyền, với ngần ấy diện tích đất chuyên canh sắn, năm ngoái ông lãi ròng ít nhất 160 triệu đồng. Thấy hiệu quả kinh tế cao, đầu năm 2011, sau khi bán 3 ha keo lai, ông liền huy động nhân công khẩn trương phát dọn thực bì lấy đất trồng sắn KM94. Ông Phạm Tấn Phường - Chủ tịch Hội Nông dân xã Trà Dương cho biết, nếu năm 2010 toàn xã chỉ có 60 ha đất canh tác sắn thì năm nay nhảy vọt lên 170 ha, tập trung chủ yếu tại thôn Dương Phú, Dương Tân, Dương Trung. Trước hiệu quả mà cây sắn mang lại, trong vòng một năm trở lại đây, nông dân ở rất nhiều địa phương trên địa bàn huyện Tiên Phước đã ào ạt mở rộng diện tích chuyên canh loại cây này. Theo thống kê mới nhất, hiện nay toàn huyện có 443 ha đất trồng sắn, tăng 150 ha so với thời điểm giữa tháng 9.2010. Trà Đông, Trà Nú, Trà Dương, Trà Kót, Trà Tân, Trà Giang là 6 xã chiếm diện tích nhiều nhất.

Ào ạt mở rộng diện tích nên nông dân phải ôm nợ vì giá sắn rớt thê thảm.

Không chỉ Bắc Trà My, thời gian qua, hàng loạt diện tích đất trồng rừng kinh tế, canh tác lúa, gieo trồng các loại rau màu cũng được hàng chục nghìn hộ dân ở nhiều huyện, thành phố khác chuyển sang canh tác sắn. Theo ngành nông nghiệp Quảng Nam, hiện toàn tỉnh đã có đến 15.000 ha đất trồng sắn (phần lớn sử dụng giống KM94), tăng ít nhất 4 nghìn héc ta so với cuối năm ngoái...

Khổ vì sắn

Từ giữa tháng 9.2011 đến nay, do chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới nên Quảng Nam liên tục xuất hiện những đợt mưa to kéo dài trên diện rộng. Lo sợ sắn bị hư thối vì ngập úng, nông dân trên địa bàn tỉnh hối hả thu hoạch. Tuy nhiên, lần này nông dân không thu được lợi nhuận từ cây sắn như trước kia. Bởi, những ngày qua giá sắn tụt giảm đến mức không ngờ. Ông Phan Văn Toàn (thôn Phước Bình, xã Sơn Viên, Nông Sơn) than thở: “Cả 5 sào sắn của vợ chồng tui đều nằm ở khu vực trũng thấp. Mưa dầm dề, nếu không nhổ gấp thì nước ngập chỉ trong vòng 2 ngày cũng đã khiến sắn thối hàng loạt. Bây giờ củ sắn tươi đã nhổ lên chất thành từng đống, kêu mấy chủ buôn lớn đến bán thì họ cứ trả 1 nghìn đồng mỗi ký”. Năm ngoái, với ngần ấy diện tích, vợ chồng ông Toàn thu được 10 tấn sắn tươi. Bán tại ruộng với giá 1 ký là 3 nghìn đồng họ thu về 30 triệu đồng. Còn nay, giá sắn rớt xuống 1 nghìn đồng/kg, ông Toàn mất đứt 20 triệu đồng.

Đâu chỉ nhà nông điêu đứng, các chủ buôn lớn cũng đang lao đao vì sắn. Hai ngày qua, từ ngã ba Hương An ngược lên xã Quế Cường (Quế Sơn), dọc tuyến ĐT611 chúng tôi thấy hàng trăm xe tải chở đầy ắp sắn đậu nối đuôi nhau. Cái sân rộng của nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty cổ phần FOCOCEV Quảng Nam không còn một chỗ trống vì những chiếc xe sắn cao ngất đã chiếm hết. Anh Lê Văn Năm – tài xế xe 76C 001.03 (trú xã Quế Thọ, Hiệp Đức) rầu lòng: “Tuần trước, xe tui chở 15 tấn sắn tươi xuống đây nằm chờ hơn 4 ngày đêm mới được nhà máy kêu vào nhập. Khổ thiệt, lúc đổ sắn ra thì khoảng một nửa sản lượng đã bị hư thối. Chưa kể tiền dầu, tiền ăn, lỗ gần 10 triệu đồng. Bây giờ, chở tiếp xuống xe nữa, lại phải nằm chờ”. Vì sao sắn ứ đọng nghiêm trọng như thế? Một vị cán bộ Công ty cổ phần FOCOCEV Quảng Nam giải thích: “Theo thiết kế, công suất hoạt động của nhà máy bình quân một ngày đêm chỉ sử dụng khoảng 500 tấn sắn củ tươi. Trong khi đó, mỗi ngày các chủ buôn đưa đến hơn 1.200 tấn. Vì thế, dù cố gắng mấy cũng không thể thu mua hết được”.

Ông Hồ Ngọc Mẫn – Phó Trưởng phòng NN&PTNT Đại Lộc cho biết, vụ này nông dân trên địa bàn huyện trồng 94 ha sắn, chủ yếu trên những chân đất đồi và ruộng canh tác một vụ lúa chuyển sang, tập trung nhiều nhất ở Đại Chánh, Đại Tân, Đại Thắng. Toàn bộ sản lượng sắn nơi đây thu hoạch được đều bán cho nhà máy sản xuất cồn ethanol của Công ty cổ phần Đồng Xanh (xã Đại Tân, Đại Lộc) với giá bình quân 1 ký củ tươi là 2 nghìn đồng. Tất cả diện tích sắn vừa nêu nông dân đều được nhà máy hỗ trợ đầu tư ban đầu (giống, phân bón) và bao tiêu đầu ra của sản phẩm.

Được biết, để cho ra đời 100 nghìn tấn cồn khan (tương đương 125 triệu lít ethanol) mỗi năm, Công ty cổ phần Đồng Xanh cần ít nhất 1 triệu tấn sắn khô. Thời gian qua, nguồn nguyên liệu mà đơn vị này nhập về chủ yếu từ Lào và các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, trong đó phần lớn theo phương thức bao tiêu sản phẩm.

NGUYỄN VĂN SỰ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang