• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Phước : Vì sao nông dân đổ xô đi trồng cao su?

Nguồn tin: QĐNĐ, 4/8/2006
Ngày cập nhật: 24/8/2006

* Thị trường giống cao su còn bị thả nổi

Thời gian gần đây, phong trào trồng cao su thực sự “sốt” ở nhiều tỉnh khu vực Đông Nam Bộ... Đặc biệt ở Bình Phước, chỉ tính từ đầu năm đến nay diện tích cao su trồng mới đã lên tới hơn 5.600ha...

Chúng tôi về huyện Phước Long (Bình Phước), huyện đang nóng bỏng việc người dân đang tự “chuyển dịch cơ cấu cây trồng” bằng cách ồ ạt trồng cao su. Tại xã Bù Gia Mập, gia đình anh Điểu Khem đang phá bớt một số diện tích đất trồng điều để trồng cao su. Anh cho biết: Nhà mình có 3ha điều đã cằn cỗi, mấy năm nay nhà nào trồng cao su cũng trúng nên mình cũng phá điều và mua thêm được 1ha nữa để trồng. Đi một vòng xã Bù Gia Mập, chúng tôi nhận thấy những cánh đồng trồng cao su mới rộng thênh thang, nhiều vườn cao su xanh rì vươn mình cao hàng mét trên vùng đất đỏ đặc trưng của Tây Nguyên.

Ông Nguyễn Văn Tấn ở thôn Bù Ka nói với chúng tôi: Tôi vừa thuê thêm hơn chục công ban đất cắm mốc để làm xong 4ha chuẩn bị hạ cao su. Bây giờ nông dân chúng tôi mà không nhạy bén với thị trường thì coi như chết đói. Mấy năm trước, thấy giá tiêu cao ai cũng trồng, bây giờ giá thấp không có lãi thì mình chuyển sang trồng cao su. Nói thì khó tin, mấy hộ cạnh nhà tôi… mỗi nhà chỉ có vài ba héc-ta cao su thôi mà mỗi ngày cũng kiếm được hơn... 1 triệu đồng đấy. Hôm rồi, tôi có xem tivi được biết giá mủ cao su còn tăng đến năm 2020 nên nông dân chúng tôi phấn khởi lắm.

Qua xã Đắc Ơ, nhiều nông dân cũng đang hối hả làm đất trồng cao su. Chị Đào Thị Thủy, ở thôn 6 cho biết: Việc trồng cao su ở đây đã thành phong trào rồi, nhà nào cũng có một vài héc-ta, có nhà nhiều đất trồng tới 5-7 héc-ta là chuyện thường. Đắc Ơ - một xã vùng sâu heo hút của Phước Long. Tuy nhiên tại đây chúng tôi thấy có rất nhiều nhà xây, có chợ, có cây xăng kinh tế khá trù phú. Người dân nơi đây cho biết những gia đình khá giả đều do cao su mang lại. Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Sư - Chánh văn phòng UBND huyện Phước Long cho biết, gần đây phong trào trồng cao su trên địa bàn huyện thực sự “nóng”, chính quyền cũng chưa thể thống kê được, phải đến tháng 10 tới mới có số liệu diện tích cao su tăng cụ thể là bao nhiêu. Tuy nhiên, bây giờ đi đâu trong huyện cũng thấy người dân trồng cao su bởi hiện giá mủ quá cao, cây cao su dễ trồng, không phải chăm bón nhiều...

Đến huyện Bù Đăng - huyện có diện tích cao su trồng mới rất lớn tập trung ở các xã Thống Nhất, Đoàn Kết, Thọ Sơn… người dân đang nhộn nhịp xuống giống cho kịp thời vụ. Tại xã Thống Nhất, ông Đinh Văn Hạnh cho biết: Nhà tôi có 2ha đang cho thu hoạch, năm rồi trúng giá cùng với vay mượn nên mua thêm 1ha để xuống giống. Vừa rồi dân trồng tiêu lao đao vì giá thấp, lại bị bệnh nên đa phần đã chuyển qua trồng cao su rồi. Dọc theo con lộ từ Thống Nhất đi Đoàn Kết chúng tôi nhận thấy những vườn cao su mới trồng xanh non suốt dọc đường đi. Anh Phùng Hữu Tính, xã Đoàn Kết cho hay: Những năm trước nhà tôi trồng tiêu là chính, nhưng nay tiêu thất bát quá nên nhiều người khuyên chuyển qua trồng cao su. Quả thực bây giờ dân cao su giàu lắm! Nhà nào có vài ba héc-ta là sống khỏe. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi ở nhiều địa bàn và nhiều nông dân khác nhau được biết giống cây cao su người dân trồng chỉ có một phần là giống của Viện Nghiên cứu Cao su cung cấp, còn phần nhiều do người dân mua trôi nổi trên thị trường nên chất lượng giống không thể kiểm chứng được.

Bức xúc về vấn đề này, đồng chí Trần Văn Lộc – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Phước cho biết: Bình Phước có khoảng 120.000ha cao su, trong đó cao su tiểu điền khoảng 30.000ha, còn lại là diện tích cao su đại điền (số liệu cũ). Với tốc độ trồng cao su tự phát như hiện nay, sắp tới diện tích này sẽ còn tăng lên rất nhiều. Do vậy, Sở luôn khuyến cáo người dân phải trồng giống tốt, do Viện nghiên cứu Cao su cung cấp, hiệu quả kinh tế sẽ cao và ổn định. Để giúp người dân có vốn, kỹ thuật, Sở cũng đã hỗ trợ cho nông dân vay vốn và cung cấp kỹ thuật trồng. Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều vườn ươm tự phát, lai tạo giống không tuân thủ quy trình kỹ thuật, trong khi đó công tác quản lý giống còn chưa tốt bởi chưa có quy chế cấm các cơ sở này, cũng như chúng tôi có kiểm tra cũng không thể kết luận được giống tốt hay không vì chỉ có Viện nghiên cứu Cao su mới biết được. Vì thế, hiện nay thị trường giống cây cao su còn bị thả nổi… Do phong trào trồng cao su ồ ạt, tự phát nên Sở không thể quản lý và kiểm soát được chất lượng giống cây. Nếu chất lượng giống không tốt, sau khoảng 5 năm cây sẽ cho sản lượng mủ thấp, hoặc cây phát triển không bình thường sẽ phải phá đi hoặc cải tạo lại rất tốn kém. Chúng tôi cũng chỉ đạo các phòng nông nghiệp xuống dân để khuyến cáo cho người dân biết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người dân mua giống trôi nổi với giá rẻ chỉ 1.500 đồng – 2.000 đồng/cây giống, còn cây giống ở Viện nghiên cứu Cao su đắt hơn (khoảng 4.000 đồng/cây) nên người dân ít mua.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang