• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mắc bệnh phong trào, hàng trăm hộ dân trắng tay

Nguồn tin: Nhân dân, 30/09/2011
Ngày cập nhật: 2/10/2011

Vườn gừng của gia đình ông Hồ Văn Dư, ở thôn Thuận Thành, xã Thuận Hạnh đang xanh tốt thì bị thối củ, cây vàng úa, tàn tụi dần.

Sáng 29-9, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận Hạnh, huyện Đác Song, tỉnh Đác Nông Nguyễn Cao Trí cho biết: Hiện nay, 25 ha gừng trồng trong bao của nông dân trong xã bị nấm virus làm thối củ, cây bị vàng úa và tàn lụi, làm hư hại hoàn toàn, nông dân trắng tay. Theo ông Trí thì sau khi thấy một vài hộ nông dân trong xã và các địa phương khác trong tỉnh trồng gừng trong bao mang lại hiệu quả kinh tế cao, người dân ở địa phương đã vào mạng internet để tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc và mua giống về trồng.

Vào tháng 4, đã có hơn 100 hộ nông dân trong xã đầu tư trồng 25 ha gừng trong bao, với tổng kinh phí đầu tư khoảng 100 triệu đồng/ha, trong đó tiền mua giống hết 70 triệu đồng, còn lại là tiền mua bao, tiền công trồng và chăm sóc…

Thời gian đầu mới trồng, cây gừng vẫn phát triển bình thường nhưng từ cuối tháng 8, đầu tháng 9 đến nay đã xuất hiện một loại nấm virus gây hại làm củ gừng đã năm tháng bị thối hoàn toàn, còn cây và lá bị vàng úa, tàn lụi dần, làm toàn bộ diện tích gừng trồng trong bao của nông dân toàn xã bị mất trắng.

Nguyên nhân do người dân mua gừng giống về trồng không rõ nguồn gốc, chủ yếu mua lại các đại lý cung ứng giống nông sản trên địa bàn nên chất lượng kém. Bên cạnh đó, hầu hết nông dân trong xã không am hiểu kỹ thuật trộn đất, trồng, chăm sóc gừng trong bao mà chỉ thấy nông dân ở các địa phương khác trồng gừng trong bao mang lại hiệu quả kinh tế cao rồi vào mạng internet tìm hiểu và trồng theo nên đến nay khi cây gừng đã được năm tháng chuẩn bị cho thu hoạch thì xuất hiện một loại nấm virus làm toàn bộ củ bị thối, cây, lá bị úng vàng và tàn lụi gây thiệt hại nặng nề.

Gia đình ông Trần Văn Lý ở thôn 5, xã Thuận Hạnh đã đầu tư 150 triệu đồng mua 1,6 tấn gừng giống về trồng, nhưng hiện nay toàn bộ diện tích gừng của gia đình ông đều bị thối củ, thân và lá bị vàng úa, chết dần chết mòn, làm mất trắng toàn bộ số vốn đầu tư.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn gừng của gia đình mình bị tàn lụi, ông Lý than thở: “Thấy người ta trồng gừng trong bao, lãi gấp ba đến năm lần, ham quá đầu mùa mưa năm nay tôi đã dồn toàn bộ số tiền gom góp được và vay mượn thêm mua 1,6 tấn gừng giống về trồng. Lúc đầu, thấy cây gừng phát triển bình thường, cả gia đình mừng thầm năm nay sẽ trúng đậm. Ai ngờ khi cây gừng đã được năm tháng, chỉ còn ba tháng nữa đã cho thu hoạch thì xuất hiện dịch bệnh làm thối cũ và thân cây bị vàng úa, tàn lụi. Trong gần một tháng qua, tôi chạy vạy mua đủ các loại thuốc bảo vệ thực vật về phun nhưng vẫn không cứu được. Vậy là bao vốn liếng, công sức đầu tư cho cây gừng nay mất hết”.

Cùng hoàn cảnh như ông Lý, ông Hồ Văn Dư ở thôn Thuận Thành, xã Thuận Hạnh đã đầu tư 50 triệu đồng trồng được năm sào gừng trong bao với hy vọng sớm được đổi đời. Thế nhưng, cuộc sống đầy đủ sung túc như ông nghĩ đâu không thấy nay cuộc sống của gia đình ông chỉ thêm khó khăn, nợ nần chồng chất.

Ông Dư chua chát nói: “Những năm đầu, thấy một vài hộ dân trong xã trồng gừng theo kỹ thuật trồng trong bao mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, nhưng tôi quyết định không trồng theo vì mình không am hiểu kỹ thuật trồng cũng như thị trường tiêu thụ thế nào. Thế nhưng đầu năm nay, do giá gừng trên thị trường tăng cao, nông dân nhiều địa phương phất lên nhanh chóng nhờ trồng gừng, thế là hàng loạt hộ nông dân trong xã ồ ạt đầu tư mua giống gừng về trồng làm tôi cũng bị cuốn theo. Dù hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, nhưng tôi cũng chạy vạy vay mượn tiền về mua gừng giống về trồng được năm sào, trong khi không biết một tí gì về kỹ thuật trồng gừng trong bao để hôm nay ôm một khoản nợ lớn như vậy”.

Không chỉ có ông Lý, ông Dư mà hơn 100 hộ nông dân ở xã Thuận Hạnh, huyện Đác Song trở nên trắng tay chỉ vì trồng gừng theo phong trào, trong khi “mù tịt” về kỹ thuật trồng, chăm sóc gừng trong bao.

Theo chúng tôi, trong việc này, lỗi một phần do người nông dân nhưng cũng cần xem xét trách nhiệm của Hội Nông dân, cán bộ khuyến nông và các ngành chức năng của xã, huyện vì khi nông dân trồng gừng ồ ạt theo phong trào mà không có biện pháp gì ngăn chặn hay hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc gừng. Mặt khác, khi nhu cầu mua gừng giống của nông dân tăng cao, có thời điểm giá gừng giống ở mức 40.000 đồng/kg thì các đại lý cung ứng gừng giống cứ đẩy giá lên để trục lợi, còn chất lượng gừng giống như thế nào thì không một cơ quan chức năng nào kiểm tra, kiểm soát, để hậu quả xảy ra như ngày hôm nay thì tất cả từ chính quyền đến Hội Nông dân, cán bộ khuyến nông xã đều đỗ lỗi cho… người nông dân.

NGUYỄN CÔNG LÝ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang