• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng dó cấy trầm: thực và mộng!

Nguồn tin: QĐND, 17/8/2006
Ngày cập nhật: 18/8/2006

Cây quế từng đưa danh tiếng Quảng Nam ra thế giới đang bị chính nông dân xứ này ruồng bỏ. Người ta triệt hạ không thương tiếc những vườn quế để thay vào đó một loại cây mới còn chưa ai biết rồi sẽ được, mất thế nào: cây dó bầu.

Đã ai trồng dó có tiền?

Vài ba năm lại đây, ở Quảng Nam có trên chục người trở thành triệu phú nhờ gieo ươm và bán cây dó bầu giống. Nhóm này tập trung nhiều nhất ở huyện Tiên Phước, nơi được coi là nguyên quán của cây dó bầu hương - loại cây được cho là tạo trầm tốt nhất, thậm chí tạo được cả kỳ nam. Mỗi năm Tiên Phước bán cho miền Đông Nam bộ và một loạt tỉnh Tây Nguyên khoảng 2 triệu cây dó bầu - doanh thu chừng 4 tỉ đồng. Trong 4 tỉ đó có khoảng 1 tỉ rơi vào ông chủ vườn ươm Trần Vũ Linh ở xã Tiên Mỹ. Ông Linh nguyên là một chủ vườn ươm và trồng quế lớn nhất Tiên Phước. Thế nhưng, khi cây quế rớt giá, ông đã chuyển sang “bắt tay” với cây dó bầu bằng cách phá dần những vườn quế và thay bằng vườn dó (cả dó ươm và dó trồng). Mỗi năm ông bán 400.000 cây dó giống từ vườn ươm của mình ở Tiên Phước (Quảng Nam) và Đak Nông. Ngoài chuyện bán dó giống, ông còn một nguồn thu nhập không nhỏ từ việc đi cấy tạo trầm cho dó của khách hàng. Vài năm nữa nếu những ngàn héc ta dó mà ông Linh trồng đều tạo được trầm (loại V hay loại VI cũng được), và đều bán được tiền (theo giá hiện nay) thì có thể cả ngàn nông dân sẽ... dựng tượng ông Linh. Bây giờ trong họ chỉ có một niềm tin...

Có điều rất ít nông dân biết rằng, chính những chủ vườn ươm cũng rất... mơ màng với niềm tin đó. Ông Linh không nói, nhưng có một người đã bộc lộ, đấy là ông Đặng Văn Tâm (quê xã Tiên Cảnh), một trong hai người đầu tiên của Tiên Phước đi làm cây dó giống. Mỗi khi bán dó giống cho ai, ông Tâm phải làm một cam kết có công chứng rằng cây giống của ông là “dó bầu hương Tiên Phước” (chính sự ngưỡng mộ dó bầu hương Tiên Phước của nông dân đang mang lộc lớn về cho các nhà vườn dó của Quảng Nam, tạo nên những triệu phú dó bầu Quảng Nam). Miệng ông Tâm là một bản cam kết thứ hai. Bán cho ai ông cũng nói: “Nếu đúng là dó bầu hương Tiên Phước thì đừng nói cấy tạo cho mất công, cứ lấy rựa vạt cũng ra trầm. Bà con cứ yên tâm trồng đi”... Chúng tôi hỏi: “Ông bán giống cho người ta nhiều như thế, nhưng có thấy ai đã cấy trầm rồi bán thu tiền về chưa?”. “Thiệt tình là chưa mà cũng không biết bán (trầm) đi đâu?!”- ông Tâm trả lời.

Việc phá quế trồng dó bắt đầu từ việc trồng xen dó vào quế. Khi dó được một, hai năm, nông dân bắt đầu chặt quế bán để lấy ánh sáng cho dó phát triển. Do ba năm trở lại đây quế rớt giá, nên việc chặt phá quế ở Quảng Nam diễn ra ào ạt. Một cây quế trên 10 năm bây giờ bán cao tay là 70.000 đồng, trong khi năm năm về trước một cây như thế phải 500.000 đồng, thậm chí 1 triệu đồng.

Còn một nguyên nhân khiến nhà nông ngả về cây dó là sự tụt giá của cây keo lai- chiếc phao của khá nhiều nông dân miền núi khi cây quế “chết”. Vài năm trước, bà con đã phá quế trồng keo lai. Lúc đó một cây keo 7 tuổi trở lên bán rẻ cũng 100.000 đồng, bây giờ theo nhiều nông dân, “10.000 đồng không có ai mua”. Họ đang rời cái phao keo lai để bám vào phao dó bầu. Tuy nhiên cái “chết” của quế, của keo lai đối với nông dân sẽ nhẹ hơn so với dó bầu vì trong các loại cây đó, dó bầu có suất đầu tư lớn hơn cả.

Không thành công thì thành nhân?

Phải chăng cây dó tạo trầm đã mọc ra từ... miệng những người bán dó giống? Không hẳn như vậy. Đã có một số dự án khẳng định rằng trồng dó và tạo trầm nhân tạo là vô cùng hiệu quả. Tháng 6-2005, trong cuộc thi quốc gia Ngày sáng tạo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với Ngân hàng Thế giới đã trao giải nhất kèm phần thưởng 10.000 đô la cho dự án “Trồng cây dó bầu tạo trầm” của Công ty Dó bầu hương (TPHCM). Dự án đó cho rằng, trồng 1 héc ta dó, sau bảy năm, khi tạo trầm rồi có thể thu lãi ròng tối thiểu 3,75 tỉ đồng. Với khả năng mang lại siêu lợi nhuận như vậy của cây dó, dự án khẳng định: “Nếu Trung Đông giàu nhờ dầu mỏ thì Việt Nam trong tương lai có thể giàu nhờ kho tàng trầm hương nhân tạo”. Phải chăng những ý tưởng thế này đã “đun sôi” ham muốn làm giàu từ dó - trầm của nông dân có vốn trong cả nước, và từ đó làm sinh sôi những vườn ươm dó bầu?

Ông chủ của dự án đó, người được coi là đầu tiên ở Việt Nam cấy tạo thành công trầm hương từ cây dó bầu, Nguyễn Hoàng Huy, hiện đang là chủ một vườn ươm và bán dó bầu lớn tại huyện Núi Thành (Quảng Nam) (chi nhánh của Công ty Dó bầu hương TPHCM). Mỗi năm vườn ươm của ông bán đi các tỉnh chừng một, hai trăm ngàn cây dó giống, riêng năm nay dự định bán 400.000 cây. Cây giống của ông bán đắt nhất Quảng Nam - 7.000 đồng/cây (trong khi Tiên Phước chỉ 2.000 đồng/cây). Để bán được cây giống, ông sử dụng một đội ngũ tiếp thị tung đi các tỉnh quảng cáo về hiệu quả cây dó - trầm, và nguồn giống dó bầu hương. Theo ông Huy, trồng dó bầu, nếu “không thành công cũng thành nhân”, tức không cấy trầm thì bán giác, bán bột nhang, bán làm nguyên liệu giấy... cũng hiệu quả hơn gấp mấy keo lai. Chúng tôi hỏi: “Bây giờ cây dó bầu già hiếm, một cây còn được mua với giá 5-7 triệu đồng, thậm chí vài chục triệu nhưng vài năm sau, khi cả triệu, triệu cây dó đang trồng hôm nay trên cả nước lớn lên thì lúc đó liệu một cây, nông dân còn bán được mấy đồng? Và cứ cho là tất cả dó trên cả nước đều tạo ra trầm thì lúc đó trầm đâu còn hiếm nữa mà quý, mà đắt?”. Ông Huy nói, cho dù tụt giá một nửa vẫn cứ hơn keo lai (?)

Ông Nguyễn Hoàng Huy cho biết, ngày 26-7-2006, ông nhận được điện thoại từ Tri Tôn (An Giang) nhờ ông vào cấy tạo trầm cho dó ở đây. Dó ở đây (cùng với Kontum) rộng khoảng 80 héc ta do Tổ chức Mưa rừng nhiệt đới (Mỹ) tài trợ, bảy năm rồi nhưng phần bị sâu bệnh chết, phần không tạo được trầm, có nông dân đã phá 1 héc ta dó... Ông Huy cho biết sẵn sàng vào tạo trầm cho dó An Giang với điều kiện dân ở đây phải thanh lý hợp đồng với chủ đầu tư cũ và hợp đồng lại với ông.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam vẫn chưa đưa cây dó vào cơ cấu cây trồng rừng chính. Họ không phản đối mà cũng không thật sự khuyến khích việc nông dân trồng dó, thậm chí trước nguy cơ dó bầu hương Tiên Phước bị tạp giống, thoái hóa do sự tràn ngập những loại giống không rõ nguồn gốc và kém chất lượng, sở cũng chưa có động thái can thiệp nào.

Cây dó bầu đang đi giữa hai bờ thực và mộng. Thực với các vườn ươm và mộng với người trồng - một giấc mộng đang là rất đẹp nhưng không biết có trở thành hiện thực...

Phước Lê

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang