• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hướng đi mới cho cây hồ tiêu

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 23/09/2011
Ngày cập nhật: 25/9/2011

Với ý tưởng xây dựng một mô hình trồng tiêu bền vững, ổn định về năng suất, ít bệnh tật và tiết kiệm chi phí, Tiến sĩ Tôn Nữ Tuấn Nam- Viện Khoa học Kỹ thuật Nông- Lâm nghiệp Tây Nguyên đã cùng các cộng sự tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hồ tiêu theo hướng GAP tại Gia Lai”. Mô hình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM)- một trong những kết quả chính của đề tài, đã mở ra hướng đi mới cho cây hồ tiêu trước tình hình chi phí sản xuất, các loại dịch bệnh ngày càng gia tăng.

Ảnh: K.N.B

Gia đình anh Nguyễn Quang (thôn 3, xã Tân Bình, huyện Đak Đoa) hiện có 400 trụ tiêu được trồng theo mô hình ICM. Anh chia sẻ: “Là một trong những hộ đầu tiên tham gia thực hiện mô hình, ban đầu tôi rất ngại. Sau 2 năm áp dụng, tôi thấy mô hình đem lại hiệu quả cao, mặc dù sử dụng lượng phân bón hóa học ít hơn so với trước đây nhưng năng suất chất lượng vẫn đảm bảo, hạn chế được sâu bệnh. Mô hình còn giúp tôi tiết kiệm được chi phí, đặc biệt là tiết kiệm được một lượng nước tưới đáng kể trong mùa khô nhờ áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt. Hệ thống này không chỉ giúp kiểm soát được lượng nước tưới đối với mỗi trụ, mà còn giúp tiết kiệm được nhân công. Lãi ròng mà vườn tiêu thu được trong đợt thu hoạch năm vừa rồi đạt 200 triệu đồng. Theo tôi nghĩ, bà con nông dân nên áp dụng mô hình này để nâng cao hiệu quả vườn tiêu, giảm sâu bệnh gây hại đồng thời giảm nhân công cũng như nhiều chi phí phụ khác”.

Mô hình ICM được triển khai ứng dụng tại địa bàn các huyện: Đak Đoa, Chư Sê và Chư Prông. Mô hình đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật, như: Quản lý nước tưới bằng cách lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, trung bình 120 lít/gốc/lần, chu kỳ 25 ngày và sử dụng rơm tủ gốc 10 kg rơm/trụ/năm. Quản lý dinh dưỡng (INM) theo quy trình WASI: Bón trung bình 1,5 kg NPK 16-8-16 Bình Điền, phân chuồng 15 kg và phân bón lá 4 đợt/năm. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với một số bệnh nguy hiểm trên cây tiêu... Ngoài ra mô hình còn áp dụng một số biện pháp kỹ thuật quản lý vệ sinh đồng ruộng bằng cách làm cỏ, cắt cành gốc, rong tỉa trụ sống và các biện pháp trồng cây che bóng, cây che phủ đất… Kết quả, các mô hình đã giúp tiết kiệm hơn 25% lượng nước tưới, gần 30% lượng phân bón và gần 18% chi phí đầu vào, giúp tăng thêm tổng lợi nhuận từ 12 triệu đồng/ha/năm đến hơn 22 triệu đồng/ha/năm.

Những năm qua, hồ tiêu Gia Lai luôn phát triển về diện tích và sản lượng, đặc biệt trước sức hấp dẫn của giá hồ tiêu liên tục tăng, khiến người dân đổ xô vào trồng tiêu. Vấn đề làm sao giữ được năng suất vườn tiêu được ổn định, hạn chế được các loại sâu bệnh hại nguy hiểm, đảm bảo hiệu quả sản xuất cao nhất vẫn luôn là mối quan tâm, lo ngại của người trồng tiêu. “Sự thành công của mô hình ICM đã có thể mở ra hướng phát triển mới cho cây hồ tiêu, giúp bà con nông dân giảm bớt nỗi lo sâu bệnh, chi phí đội giá và tăng thêm hiệu quả kinh tế” -Tiến sĩ Tôn Nữ Tuấn Nam, khẳng định.

Bích Ngân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang