• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phú Thọ: Phát triển lâm nghiệp bằng cây keo

Nguồn tin: Báo Phú Thọ, 23/09/2011
Ngày cập nhật: 24/9/2011

Nhằm thay thế cây bạch đàn, cải tạo đất đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên diện tích canh tác, từ lâu Phú Thọ đã có chủ trương thay thế dần cây bạch đàn bằng cây keo.

Nhiều địa phương đã có hướng xóa bỏ bạch đàn nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Theo ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Sơn thì việc thay thế cây bạch đàn ngoài sự quyết tâm của các đơn vị chuyên môn thì chính người dân cần phải thay đổi nhận thức, loại bỏ bạch đàn cũ và đưa các giống cây trồng phù hợp vào, đặc biệt là trong thời gian đầu cần hết sức quan tâm đến việc cải tạo và khôi phục nguồn dinh dưỡng hợp lý cho đất trồng.

Trên thực tế, nhiều người dân chưa có cách trồng phù hợp nên việc khai thác rừng không mang lại hiệu quả cao. Từ đó có một số hộ mang tâm lý không muốn làm rừng nhưng vẫn muốn giữ đất, giữ rừng bạch đàn tàng kiệt để khai thác đến cùng.

Khác với suy nghĩ của các hộ này, nhiều hộ có cách làm hợp lý nên năm nào cũng có thu nhập từ rừng. Các phương pháp như trồng theo từng chu kỳ khác nhau để hàng năm đều có thu hoạch, trồng xen các loại cây công nghiệp, chăn nuôi… đã tạo cho họ có được nguồn vốn để tái đầu tư, thuê nhân công, mua vật tư phục vụ việc trồng rừng. Ngay khi cây bạch đàn kém hiệu quả, nhiều hộ đã tự tìm các giống cây mới phù hợp để thay thế. Tại các xã như Khải Xuân (Thanh Ba), Phương Trung (Đoan Hùng), Hương Lung, Đồng Lương (Cẩm Khê) đã có những mô hình trồng rừng xen ghép gồm keo, sắn hoặc trồng rừng thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một chủ hộ đang tham gia trồng rừng xen ghép ở xã Phương Trung (Đoan Hùng) cho biết: Trước kia tôi cũng trồng bạch đàn nhưng hại đất quá. Từ khi có chủ trương chuyển sang trồng keo, tôi đã nhanh chóng thay thế cây bạch đàn bằng cây keo. Đến nay cũng đã thu hoạch được 2 chu kỳ. Sau một chu kỳ thấy đất được cải tạo tốt hẳn hơn trước. Trong 2 năm đầu của trồng keo, tôi trồng xen sắn, chăn nuôi, tiền thu được đủ chi phí thuê máy móc, nhân công để trồng và chăm sóc rừng.

Thay thế cây bạch đàn bằng cây keo hoặc các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao là hướng đi phù hợp, tạo điều kiện cho người trồng rừng làm giàu trên chính diện tích đất rừng của mình. Điều quan trọng là những hộ hiện có rừng bạch đàn, nhất là bạch đàn tái sinh, có quyết tâm đầu tư, thay thế loại cây này hay không. Người trồng rừng phải có phương pháp canh tác hiệu quả, khai thác và trồng mới hợp lý, có biện pháp cải tạo đất tốt, tránh tận dụng chu kỳ tái sinh của cây nhiều lần, hiệu quả kinh tế kém.

So với cây bạch đàn, cây keo có nhiều ưu điểm hơn như: Tốc độ sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, khả năng cố định đạm trong đất cao, cải tạo đất tốt, giá thành cây giống không cao, phù hợp với điều kiện của người dân, nhu cầu thị trường lớn do gỗ keo dễ sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau, giá bán thành phẩm tương đối cao.

Hùng Cường

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang