• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chè Lào Cai hướng tới tiêu chuẩn VietGAP

Nguồn tin: Báo Lào Cai, 18/09/2011
Ngày cập nhật: 19/9/2011

Chè là cây trồng đã và đang là nguồn thu nhập khá cho nông dân Lào Cai. Với diện tích gần 4.000 ha chè, doanh thu 150 tỷ đồng/năm (2010), đã cho thấy, trồng chè là lựa chọn đúng đắn trong phát triển kinh tế gia đình cũng như mở ra hướng phát triển cho nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chè ở Lào Cai.

Thu hái chè. Ảnh: Ngọc Bằng

Vạch xuất phát...

Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất của nhóm tư vấn Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) về thực trạng sản xuất chè tại tỉnh, trong số đại diện 80 người được hỏi, chỉ có duy nhất 1 người đã từng nghe nói đến tiêu chuẩn VietGAP. Rõ ràng sự hiểu biết của hộ gia đình về VietGAP ở Lào Cai mới đang ở thời điểm rất sơ khai. Trong khi đó, cũng theo nhóm tư vấn, qua tham quan và khảo sát một số vùng chè của tỉnh, thực tiễn trồng chè ở Lào Cai còn thuận lợi hơn nhiều tỉnh khác trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất an toàn. Người trồng chè vùng cao ít phun thuốc trừ sâu và sử dụng phân bón kích thích, thậm chí có nơi người dân hoàn toàn không sử dụng các chất phụ gia. Điều này có thể hạn chế năng suất cây chè, nhưng là một thuận lợi trong việc định hướng bà con tuân thủ bộ tiêu chuẩn sản xuất an toàn.

Với mong muốn hỗ trợ nâng cao năng lực của các ngành chuyên môn cũng như danh nghiệp và người trồng chè trong việc thay đổi tư duy về sản xuất và chế biến và kinh doanh chè ở Lào Cai, trong những tháng đầu năm 2011, Tổ chức Phát triển Hà Lan đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao năng lực sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cho các cán bộ công tác tại Sở Nông nghiệp & PTNT; Trung tâm Khuyến nông tỉnh; Chi cục Bảo vệ thực vật; Phòng Nông nghiệp, Kinh tế, Trạm khuyến nông các huyện đang sản xuất chè và các công ty chè trên địa bàn tỉnh. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền núi phía Bắc đã giới thiệu và hướng dẫn thực hiện quy trình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP (Good Agricultural Practice - GAP). VietGAP là những nguyên tắc, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chứng nhận chè búp tươi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội và sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, làm cơ sở để truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Nhóm tư vấn Tổ chức phát triển Hà Lan khảo sát vùng chè Phong Hải (Bảo Thắng).

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, toàn tỉnh hiện có 4 vùng chè chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và liên kết chế biến, bao gồm vùng chè huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên (chủ yếu là chè trung du) có diện tích trên 1.500 ha, vùng nguyên liệu chè Mường Khương gần 1.000 ha (chủ yếu là chè Shan), vùng chè TP Lào Cai (khoảng 100 ha), vùng nguyên liệu Bát Xát (340 ha)... Theo quy hoạch hiện tại, các nhà máy đều có vùng nguyên liệu, trong đó 2 Công ty chè Thanh Bình và Phong Hải đều có 2 vùng chè tập trung có diện tích khá lớn.

Toàn tỉnh hiện có 7 cơ sở chế biến chè với công suất 100 tấn búp tươi mỗi ngày. Với năng lực này, nguồn nguyên liệu của tỉnh mới đáp ứng được 2/3 nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn có gần 300 cơ sở sao chế chè mi-ni hiện đang hoạt động... Hầu hết các nhà máy có công nghệ lạc hậu so với thế giới. Đặc biệt, dây chuyền công nghệ không đồng bộ, kể cả công ty có tiềm lực lớn như Linh Dương thì dây chuyền công nghệ cũng “chắp vá”...

Ông Ma Quang Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT cho biết: Hiện tại, sức cạnh tranh của sản phẩm chè của Lào Cai chưa mạnh; việc xây dựng thương hiệu còn hạn chế, công tác tiêu thụ chè, tiếp cận thị trường còn thiếu tính chuyên nghiệp. Thu nhập từ cây chè đôi khi không tương xứng vứi đầu tư, khiến doanh nghiệp, người trồng chè ít nhiều thiếu quan tâm nhiều đến việc chăm sóc, thu hái chè đúng kỹ thuật. Trong khi đó, chè Lào Cai có lợi thế cạnh tranh về chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm (chủng loại) do có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau. Thuận lợi nữa là ngân sách tỉnh hiện đang hỗ trợ doanh nghiệp duy trì vùng sản xuất chè, cũng là một điểm mạnh để sản phẩm chè vươn tới sản xuất theo hướng an toàn.

Vườn ươm chè giống ở Thanh Bình (Mường Khương).

... và “lộ trình” phía trước

“Có bột mới gột nên hồ” - muốn có sản phẩm chè chế biến theo tiêu chuẩn VietGAP, trước mắt tỉnh Lào Cai phải đặt ra mục tiêu xây dựng một vùng nguyên liệu an toàn tập trung. Do vậy, mới đây, tại hội thảo đánh giá thực trạng và định hướng sản xuất, kinh doanh chè Lào Cai, các cơ quan, ban, ngành, các doanh nghiệp đã đưa ra ý kiến sẽ quy hoạch vùng sản xuất tập trung chè chất lượng cao trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị tăng từ sản phẩm hiện tại, trong đó có đưa ra tỷ lệ một diện tích theo hướng sản xuất chè an toàn (theo tiêu chuẩn VietGAP). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong việc lựa chọn cơ cấu giống trong khi hiện tại chè của Lào Cai chủ yếu là giống chè Shan, chè trung du, một diện tích nhỏ là chè Tuyết Shan trên núi cao, chè nhập nội (Hùng Đỉnh Bạch, Kim Tuyên, Bát Tiên, Vân Thuý...)... chiếm không đáng kể.

Cùng với đó, hệ thống quản lý chất lượng còn chưa được coi trọng. Các công ty ít có chứng chỉ ISO. Bộ phận kiểm soát chất lượng còn rất mỏng, chỉ có một vài nhân viên phụ trách và không có các thiết bị hiện đại hỗ trợ. Đơn cử như Công ty Linh Dương chỉ có một nhân viên phụ trách hoạt động kiểm soát chất lượng và nhân viên này hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm mà không có thiết bị nào hỗ trợ cho quá trình kiểm định chất lượng. Cũng vậy, Nhà máy chế biến chè xanh của Công ty Thanh Bình phải thường xuyên cải tạo mở rộng mặt bằng và nâng công suất để thích ứng với sản lượng nguyên liệu nên nhà xưởng và dây chuyền công nghệ chắp vá, máy móc thiết bị chủ yếu là của Trung Quốc và Việt Nam. Công ty Phong Hải hiện có 3 nhà máy sản xuất chè xanh, cả 3 nhà máy này đều được đầu tư dây chuyền sản xuất chè xanh công nghệ Trung Quốc là chủ yếu.

Trong khi đó, sự tồn tại của các xưởng chế biến chè mi-ni đang đặt ra nhiều thách thức trong quản lý chất lượng và xây dựng thương hiệu chè Lào Cai. Bởi các xưởng mini chủ yếu là sơ chế, không có đầu tư công nghệ tốt, do đó chất lượng sản phẩm sơ chế khó có thể đạt bất cứ tiêu chuẩn nào. Nếu có sự hỗ trợ, các xưởng này cũng chỉ có thể làm nhiệm vụ sơ chế bảo quản sau thu hoạch. Việc đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là rất khó khăn đối với các xưởng mini hiện nay... Hầu như các chuẩn mực an toàn chưa được để ý tới. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với sản phẩm chè của Lào Cai nếu các nước nhập khẩu áp dụng các tiêu chuẩn an toàn đối với các sản phẩm chè xuất khẩu của tỉnh.

Bàn về vấn đề thị trường, thạc sỹ Phạm Thị Thuỳ Chi (Tổ chức SNV) cho rằng: Thị trường chè thế giới rất rộng, không chỉ có chè chất lượng cao mà quan trọng là tiếp cận được với thị trường ở đó, xem thị trường của họ cần sản phẩm chè như thế nào. Thị trường chè toàn cầu đã và đang chuyển dịch rõ ràng, hướng tới các sản phẩm chè an toàn, hữu cơ. Do vậy, tỉnh Lào Cai cần có chiến lược rõ ràng, tập trung phát triển theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, Lào Cai cần thay đổi tư duy chiến lược nhằm tiếp cận những thị trường khó tính hơn để tăng cường giá trị sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập từ chè cho người sản xuất và doanh nghiệp. Tỉnh cần khuyến khích, chia sẻ những rủi ro với doanh nghiệp trong việc sản xuất, kinh doanh chè an toàn (theo tiêu chuẩn VietGAP).

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân về tiêu chuẩn sản xuất chè an toàn.

Đưa ra định hướng cho phát triển của ngành chè Lào Cai, đồng chí Doãn Văn Hưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Trước tiên, muốn sản xuất được chè an toàn phải xây dựng vùng nguyên liệu chè, trong đó quy hoạch ở quy mô không chạy theo diện tích, sản lượng mà phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Quy trình sản xuất chè phải tác động mạnh mẽ đến người làm chè. Khi triển khai chuỗi sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm chè theo hướng VietGAP phải nâng cao thu nhập cho người trồng chè, tăng thu nhập cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Trong khâu chế biến: từ tổ chức thu mua, tổ hợp tác thu mua trực tiếp, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, khắc phục tình trạng bất bình đẳng trong thu mua, tăng cường vai trò quản lý của các nhà máy, đảm bảo cho doanh nghiệp trong thu mua nguyên liệu. Trên thực tế, công nghệ chế biến chè hiện tại của Lào Cai còn chưa phát triển nếu không muốn nói là còn khá lạc hậu, công suất chế biến thấp, thời vụ cao điểm không tiêu thụ hết chè búp tươi cho nông dân. Do vậy, phải đổi mới công nghệ chế biến chè. Ngành chè Lào Cai phải xây dựng được thương hiệu chè Lào Cai. Muốn vậy, phải vạch rõ “đường đi” của chè Lào Cai. Và giải pháp trước mắt là cần sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn. Từ đó, hình thành một lộ trình phát triển chè Lào Cai một cách cụ thể, trong đó đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn VietGAP.

Kiều Lê

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang