• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bán mía non vì lợi nhuận

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 12/09/2011
Ngày cập nhật: 13/9/2011

Nông dân vùng mía nguyên liệu Phụng Hiệp (Hậu Giang) chấp nhận bán mía non cho thương lái khi có lãi.

Mặc dù, các nhà máy đường ở khu vực ĐBSCL, trong đó có tỉnh Hậu Giang vẫn chưa đi vào vụ ép mới. Nhưng mấy ngày qua, nhiều nông dân ở vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp đã bắt đầu bán mía cho các thương lái, bất chấp mía còn non và chưa đủ chữ đường.

Phụng Hiệp là huyện có vùng mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh Hậu Giang, với 8.813 ha, trong tổng số gần 14.000 ha. Đến thời điểm này, bà con đã thu hoạch khoảng 38 ha. Các thương lái vào mua mía với mức giá từ 950 - 1.100 đ/kg (mua xô tại ruộng), cao hơn từ 150 - 300 đ/kg so với mức giá bao tiêu của các nhà máy đường. Điều này, khiến cho nhiều nông dân vùng mía Phụng Hiệp đang đua nhau bán mía. Ông Nguyễn Văn Hùng ở ấp Phó Đường, xã Tân Phước Hưng vừa bán xong 5 công mía (giống Roc 16), năng suất đạt 19 tấn/công, bán giá 1.100 đ/kg, lợi nhuận thu được gần 100 triệu đồng. Ông Hùng cho biết: “Vụ này gia đình tôi canh tác được 6 công mía, trong đó, có 5 công là giống Roc 16, mấy ngày qua có thương lái vào hỏi mua mía, thấy có giá nên tôi quyết định bán”. Theo ông Hùng và người dân địa phương, nếu so với những năm trước thì năm nay người dân bán mía trễ hơn gần một tháng, do bà con nơi đây có tập quán sạ thêm một vụ lúa Thu đông trên liếp nên thường lựa những giống mía ngắn ngày, cho thu hoạch sớm kiếm thêm thu nhập. Ngoài ra, bán mía ngay lúc này cầm chắc có lời, còn neo lại chưa chắc được giá tốt. Bởi năm nay, hầu hết các nhà máy đường ở khu vực ĐBSCL đều chạy đồng loạt nên nhiều khả năng giá mía không được cao. Hơn nữa, thu hoạch mía trước khi nước lũ về thì người dân an tâm hơn, không phải lo việc hao hụt và tiền công thu hoạch đỡ hơn. Hiện nay, tiền thuê nhân công vào đầu vụ là 100.000 đ/tấn mía, dự đoán, nhiều khả năng vào thời điểm thu hoạch rộ giá nhân công có thể tăng lên gấp đôi mà cũng không có người để mướn.

Còn ông Phạm Văn Trầm ở cùng ấp Phó Đường, xã Tân Phước Hưng cũng vừa bán xong 2 trên tổng số 4 công mía của gia đình, với giá 1.020 đ/kg, trừ chi phí còn lợi nhuận trên 2 triệu đồng/công. Ông Trầm bộc bạch: “Trước kia, gia đình tôi đều bán mía cho Nhà máy đường Phụng Hiệp thông qua hợp đồng, nhưng do điều kiện gia đình ít đất sản xuất nên vụ này, gia đình đã dành riêng 2 công trồng giống mía ngắn ngày (Roc 16) để thu hoạch sớm và tranh thủ sạ thêm một vụ lúa để có gạo ăn. Bên cạnh đó, bán mía cho các nhà máy tư bà con cảm thấy thoải mái hơn, không phải đo chữ đường, đôi lúc giá còn cao hơn so với bao tiêu”. Anh Trần Văn Hai, ở ấp Sậy Niếu B, xã Phụng Hiệp, vừa bán xong 2,5 công mía, tổng sản lượng 26 tấn, bán với giá 1.200 đ/kg, lợi nhuận trên 12 triệu đồng, anh Hai phấn khởi nói: “So với vụ mía rồi thì vụ này gia đình bán giá cao hơn 100 đ/kg. Do gia đình tôi có ít đất nên hễ thấy mía có giá là bán và khẩn trương dọn đất sạ thêm một vụ lúa, còn đợi vào vụ nếu có lời thì cũng không được bao nhiêu. Chỉ những hộ nhiều đất thì chờ đủ chữ đường, còn những người ít đất như tôi thì đa phần đều bán sớm. Ngoài ra, khu vực này vẫn chưa có đê bao chống lũ nên nhiều người dân đành phải bán mía sớm để chạy lũ. Nếu như khoảng 10 ngày nữa mà bà con không bán được mía sẽ không sạ được vụ lúa Thu đông liếp vì nước đã lên cao”.

Dọc theo các tuyến kênh Hậu Giang 3 (xã Hiệp Hưng), kênh Bún Tàu (xã Tân Phước Hưng), kênh Sậy Niếu (xã Phụng Hiệp)… nông dân đã bắt đầu thu hoạch mía, chủ yếu giống Roc 16 bán cho thương lái cung ứng cho các nhà máy thủ công, thậm chí còn cung ứng cho các xe ép nước mía ở tận TP.Hồ Chí Minh. Anh Lê Thắng một thương lái thu mua mía tại huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Khoảng nửa tháng nay, ngày nào ghe của tôi cũng thu mua từ 20 - 25 tấn mía cho bà con. Chủ yếu là giống mía Roc 16, đa phần giống này đều được bà con trồng trên 8 tháng tuổi, mặc dù chữ đường chỉ đạt từ 7 - 8 CCS nhưng có khả năng cung ứng cho các lò thủ công ở một số tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng… để sản xuất đường mía phục vụ cho các nhà máy chế biến bánh kẹo hoặc làm sirô, còn một phần cung ứng mía cây cho các quán giải khát ở TP.Hồ Chí Minh”.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp Nguyễn Thế Tự, cho rằng: “Đây là thời điểm thu hoạch bình thường, nếu so với mọi năm còn chậm. Do một số bà con trồng các giống mía ngắn ngày (Roc 16) để thu hoạch sớm nhằm sạ lại vụ lúa liếp để kiếm thêm nguồn thu nhập. Giống Roc 16 hiện tại đã trên 8 chữ đường, được các thương lái thu với giá từ 950 - 1.100 đ/kg, với mức giá này người nông dân có lãi từ 50 - 60 triệu đồng/ha. Những bà con bán mía trong thời điểm này, thường không ký hợp đồng với các nhà máy đường, nên bà con cảm thấy có lợi nhuận là bán”. Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện, toàn huyện có khoảng 30% diện tích giống mía Roc 16, trung bình từ 8 tháng tuổi, chữ đường đạt từ 7 - 8 CCS. Còn 70% là các giống chín trung bình và chín muộn, chữ đường đo được từ 5 - 6 CCS, riêng giống Suphanburi 7 chỉ mới đạt 3 - 4 CCS, phải ít nhất khoảng một tháng nữa các giống này mới đạt trên 8 chữ đường. Mặc dù bà con đang bán mía nhưng chỉ một diện tích ít, đến thời điểm thu hoạch người dân vẫn đảm bảo cung ứng đủ nguồn mía theo đúng hợp đồng đã ký kết với các nhà máy.

Cũng theo ông Tự: “Hàng năm, Phòng NN&PTNT huyện cũng vận động bà con sạ từ 4.500 - 4.700 ha lúa Thu đông, nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, để giúp người dân an tâm và hạn chế tình trạng bán mía non để sạ lại vụ lúa tiếp, ngành NN&PTNT huyện khuyến cáo bà con nên áp dụng phương pháp sạ gửi lúa trong mía. Tức là, bà con cào những lá mía ủ có trong liếp ra rồi tiến hành sạ lúa vào, khoảng 20 ngày sau bà con thu hoạch mía, lúa vẫn không bị ảnh hưởng gì. Với phương pháp này, một mặt giúp bà con có thể giữ được vụ lúa liếp, mặt khác có thể kéo dài thời gian thu hoạch của mía nhằm nâng chữ đường và tăng thu nhập cho người nông dân…

HỮU PHƯỚC

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang