• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Mô hình trồng su trên núi Cấm

Nguồn tin: Báo An Giang, 09/09/2011
Ngày cập nhật: 10/9/2011

Mùa mưa, khí hậu núi Cấm (An Giang) trở nên mát mẻ là điều kiện thích hợp cho việc trồng su của cư dân nơi đây. Nhiều năm qua, do giá su thấp nên hầu hết bà con đã chuyển sang trồng các loại cây ăn trái khác. Từ đó, diện tích trồng su giảm dần chỉ còn những hộ dân ở vồ Chư Thần và khu vực sau lưng núi vẫn còn canh tác loại cây này.

Len lỏi qua các triền núi mới thấy nhiều giàn su nằm phủ kín cả đường mòn. Dưới giàn su có rất đông nông dân đang vun gốc, tỉa lá chăm sóc lại dây su vừa bị gió lùa trong trận mưa hôm trước. Nhìn những giàn su sai trái ở vồ Chư Thần chúng tôi trầm trồ thì được anh Tấn, một nhà vườn cho biết: “Su là loại cây trồng thích nghi với vùng đất núi. Tháng giêng bắt đầu xuống giống, mùa mưa xuống cây phát triển mạnh và xanh tốt. Ngoài ra, thân su là loại dây leo nên phải làm giàn khỏi đầu. Thời gian sinh trưởng của cây su khoảng 5 tháng mới trổ trái và thu hoạch kéo dài đến 3 tháng (5 ngày thu hoạch 1 đợt). Với 4 công su, vào cao điểm mỗi lần bẻ khoảng 200 kg, cân cho thương lái 5.000 đồng/kg. Một công su, dứt vụ thu hoạch, lãi khoảng 4 triệu đồng. Mặc dù giá không ở mức cao, nhưng loài cây này cũng dễ trồng, ít sâu bệnh, dù giá dao động chỉ từ 4.000 - 5.000 đồng/kg, nhưng người trồng su cũng đạt lợi nhuận tương đối khá…”.

Theo anh Tấn, trước đây nói đến chuyện trồng su thì ở vùng Bảy Núi chỉ có núi Cấm là trồng nhiều nhất. Hồi đó, chưa xây con đường lên núi nên phải kĩu kịt gánh su xuống núi cân bán mất hàng giờ đồng hồ, còn bây giờ có con đường mòn xe chạy thẳng tắp, mỗi lần chuyển su xuống chợ cân, bạn hàng tập trung mua nườm nượp. Nhớ lại những năm trái su tuột giá còn vài trăm đồng/kg, nhiều hộ không còn mặn mà với cây su, từ đó diện tích giảm dần. Su là loại cây rất dễ trồng, khí hậu càng lạnh thì trái càng sai. Ở vồ Chư Thần khí hậu ban ngày thì mát, đêm xuống rất lạnh nên su phát triển nhanh, cho trái suôn, da xanh bóng, đẹp. Cũng nhờ trồng su mà gia đình anh Tấn có thu nhập ổn định.

Cạnh đó là vườn su của ông Trần Văn Tùng cũng cho trái sum suê, trái nào trái nấy bằng cườm tay. Ông Tùng nói, hiện nay giống su trồng ở núi Cấm chủ yếu là giống bản địa, phổ biến là su da trơn và su da gai. Năm nào hễ thấy hộ nào trồng trúng, trái to suôn, bóng thì lấy giống ở đó. Khi trồng su phải xới đất thật xốp, sau đó đặt quả có mầm vào hố. Mỗi hố đào rộng khoảng 80 - 100 cm, sâu 40 - 50 cm, đổ nhiều mùn rác, phân bón vào và để chừng một tuần mới đặt quả giống xuống. Các hố được đào sao cho thẳng hàng, cách nhau 2,5 - 3,0 m. Tốt nhất mỗi hố nên bón 10 - 15 kg phân chuồng và 1 kg supe lân, 1 kg kali sunfat (không kể đổ thêm các chất mùn bã). Trồng mỗi hốc 3 - 4 trái su, cách nhau 30 - 40 cm, sau đó lấp đất phủ kín su, chỉ để hở mầm. Một héc-ta phải trồng từ 250 - 360 kg giống để đảm bảo mật độ 1.000 - 1.500 cây/héc-ta. Cũng bằng cách làm trên, vườn su của ông Tùng cho thu hoạch đạt năng suất cao.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hảo Chau Soc Canh, su là loại cây được cư dân trên núi Cấm trồng truyền thống từ trước đến nay, giúp cải thiện thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Hiện nay, su núi Cấm được nhiều bạn hàng các chợ đầu mối trong tỉnh biết đến nên đầu ra cũng không khó. Mỗi buổi sáng cư dân bẻ chở xuống núi là có bạn hàng tới cân. Còn khu vực sau lưng núi Cấm, vào buổi chiều sẽ thấy bà con gánh xuống hương lộ 17B, có xe hàng đến tận nơi cân chở thẳng đến Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên bán sang Campuchia.

THÀNH CHINH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang