• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi bọ “diệt” sâu

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 06/09/2011
Ngày cập nhật: 7/9/2011

Với việc đã và đang triển khai thí điểm ở nhiều loại cây trồng khác nhau, Quảng Ngãi là một trong số tỉnh, thành miền Trung “tiên phong” trong dùng bọ đuôi kiềm để diệt sâu và những loại côn trùng gây hại khác trên rau màu và cây ăn trái.

* Mới nhưng không lạ

Sau một thời gian chuẩn bị, vào gần cuối tháng 8 vừa qua, tại hộ ông Cao Thanh Vân, ở thôn 6, xã Nghĩa Dũng, TP. Quảng Ngãi, Trung tâm Bảo vệ thực vật (TTBVTV) miền Trung tại Quảng Ngãi, đã tiến hành thả thí điểm bọ đuôi kiềm vào vườn rau cải ngọt, trên diện tích khoảng 150 m2.

Cán bộ TTBVTV miền Trung kiểm tra bọ kiềm đang nuôi

Một cán bộ của trung tâm, hóm hỉnh: Gọi là mới là bởi đây là lần đầu tiên bọ đuôi kiềm được thả vào rau cải; còn nói không lạ là vì vào gần giữa năm 2010, cũng tại xã này, bọ đuôi kiềm đã được thả trên bắp cải.

Theo nhiều người dân trong thôn, thì: Lượng sâu giảm từ 60 - 70%, so với những đám bắp cải có cùng diện tích không có bọ đuôi kiềm.

Vài tháng sau đó, Trung tâm này tiếp tục chọn 5 hộ trồng dừa ở xã Phổ Thạnh huyện Đức Phổ, để chuyển giao quy trình nhân nuôi bọ đuôi kiềm, với mỗi hộ nuôi 5 thùng, mỗi thùng 20 cặp. Sau khoảng 2 tháng nuôi, cứ 2 tuần/lần, những hộ tham gia đã chọn ra số bọ trưởng thành để thả lên các cây dừa, với tổng số lượng bọ đuôi kiềm đã thả khoảng 40 con/cây. Đến nay số bọ đuôi kìm được thả, đã tồn tại và thích ứng khá tốt.

Qua tìm hiểu được biết, vào tháng 3.2009, Trung tâm BVTV miền Trung đã tiến hành thả bọ đuôi kiềm tại 5 hộ trồng dừa ở các phường: Xuân Yên, Xuân Phương, Xuân Phú, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, tổng cộng 5 đợt, với 5.000 cặp, để diệt trừ bọ cánh cứng hại dừa. Sau 8 tháng thả, tỉ lệ bọ cánh cứng hại dừa giảm còn 24,8 – 32,6%.

* Lợi cả đôi đường

Việc sử dụng bọ đuôi kiềm để phòng trừ sâu hại trên rau và một số cây ăn quả khá phổ biến tại nhiều nước ở Châu Á, hiệu quả mang lại rất cao. Tại nước ta, nhiều tỉnh thành phía nam và phía bắc cũng đã sử dụng từ nhiều năm nay.

Vườn ra cải của ông Vân, nơi thả bọ kiềm thí nghiệm

Riêng bọ đuôi kiềm màu đen (tên khoa học là Euborellia sp), có thể ăn nhiều loài sâu hại như: Rệp, sâu tơ, sâu khoang, sâu đục quả... Đặc biệt là khả năng ăn rệp của nó rất lớn.

Qua theo dõi thì trung bình 1 con bọ đuôi kiềm trưởng thành có thể ăn bình quân khoảng 100 con rệp/ngày, đêm. Vì vậy việc nuôi và thả bọ đuôi kiềm để trừ hại trừ rệp, sâu tơ, sâu xanh… trên cây rau, cà, cải bắp… rất hiệu quả, mà không cần phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, để phun diệt.

Theo cán bộ chuyên môn, thì trước khi thả bọ đuôi kiềm trên ruộng trồng cà, bắp cải, nông dân cần phải tiến hành xới đất, ủ gốc cho cây trồng bằng rơm mục. Với cách làm này, ngoài tác dụng giữ độ ẩm cho đất, sẽ tạo điều kiện cho bọ đuôi kiềm ẩn nấp, sinh sản và phát triển thuận lợi.

Theo tính toán trên cùng diện tích trồng rau, quả, nếu sử dụng bọ đuôi kiềm để trừ sâu bệnh, sẽ giảm chi phí khoảng 40.000 - 60.000 đồng/sào (500 m2), tương đương khoảng 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng/ha. Và điều quan trọng và có ý nghĩa lớn hơn trong dùng bọ “diệt” sâu, rầy chính là đã góp phần làm giảm đi đáng kể những tác hại môi trường, do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Công Hoàng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang