• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lúa lai, lựa chọn cho vùng tôm - lúa

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 05/09/2011
Ngày cập nhật: 6/9/2011

Nông dân tham quan ruộng lúa lai PAC 807 ở huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang

* Năng suất gần gấp đôi lúa thuần

Ở ĐBSCL hiện nay, cây lúa lai chưa thể thay thế cây lúa thuần, nhất là đối với những vùng thâm canh lúa 2, 3 vụ/năm. Tuy nhiên, không ít giống lúa lai đã tìm được chỗ đứng cho riêng mình: Đó là trên nền đất nuôi tôm. Nhờ có ưu điểm là khả năng sinh trưởng mạnh, năng suất cao hơn hẳn so với lúa thuần và lúa mùa địa phương nên giống lúa lai đang được rất nhiều nông dân sản xuất theo mô hình tôm - lúa lựa chọn.

Hiện nay, nông dân các tỉnh ven biển ở ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống lấp lại vụ lúa trên nền đất nuôi tôm. Khó khăn lớn nhất mà những nông dân sản xuất theo mô hình lúa - tôm chính là nền đất ngày càng bị nhiễm mặn. Nguồn nước ngọt để bơm tưới cho lúa chủ yếu là nước mưa nên rất khó chủ động. Chính vì vậy mà năng suất lúa bình quân ở khu vực này thường rất thấp, chỉ khoảng 4 - 4,5 tấn/ha. Những năm thời tiết khô hạn nhiều lúa bị chín háp, năng suất tụt xuống còn 3 - 3,5 tấn/ha, nông dân gần như không còn lợi nhuận.

Vì vậy, khi giống lúa lai xuất hiện với sức chống chịu tốt cho năng suất 7 - 8 tấn/ha đã khiến không ít nông dân ở đây ngỡ ngàng. Từ thành công của những hộ tiên phong làm thử nghiệm ban đầu, diện tích lúa lai đã tăng nhanh ở khu vực tôm – lúa. Không ít hộ nông dân đã bỏ hẳn việc cấy lúa mùa 3, 4 năm nay, chuyển sang gieo sạ lúa lai.

Theo số liệu thống kê của Sở NN-PTNT các tỉnh ven biển như Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… diện tích lúa lai hiện chiếm từ 5 - 10% diện tích sản xuất theo mô hình tôm – lúa. Trong đó, các giống lúa lai được nông dân trồng phổ biến là B-TE1, PHB 71, PAC 807, Bio 404… Tại Kiên Giang, diện tích lúa lai trên nền đất nuôi tôm năm 2010 chiếm khoảng 4.000 ha, tập trung chủ yếu ở 4 huyện vùng U Minh Thượng là An Biên, An Minh, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận.

Ông Hồ Văn Ham, một nông dân ở ấp Công Sự, xã An Minh Bắc, U Minh Thượng, Kiên Giang đã chuyển sang trồng giống lúa lai PAC 807 từ 3 năm nay cho biết: “Lúc đầu mới chuyển sang làm lúa lai tôi rất lo lắng vì lượng giống sạ quá ít, chỉ bằng 1/3 so với lúa thuần. Sạ cả tuần mà ruộng mình đất vẫn còn đen thui, trong khi các hộ khác làm lúa thuần đã xanh um. Thế nhưng chỉ sau một hai đợt phân, lúa nở bụi dầy đặc ai nhìn vào cũng ham. Vụ đầu tiên tôi thu hoạch được 45 giạ/công, cao gấp đôi so với làm lúa mùa. Từ đó đến nay tôi chỉ chọn giống lúa lai để canh tác”.

Theo kế hoạch, vụ lúa mùa (chủ yếu là trên nền đất nuôi tôm) năm nay toàn tỉnh Kiên Giang đã xuống giống khoảng 62.500 ha, ngoài các giống lúa mùa như Rẻ hành, Một bụi đỏ, Ngọc nữ… ngành chức năng còn khuyến cáo nông dân nên chọn các giống lúa cao sản ngắn ngày và lúa lai F1 để đưa vào sản suất.

Để giúp nông dân nắm vững các đặc tính cũng như kỹ thuật canh tác lúa lai F1, thông thường vào đầu vụ các Cty, đơn vị sản suất, cung cấp giống thường tổ chức các điểm trình diễn, tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Mới đây, tại huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang), Cty Advanta Việt Nam phối hợp với Trung tâm KNKN Kiên Giang tổ chức hội thảo về kỹ thuật canh tác giống lúa lai PAC 807. Đa số nông dân tham gia hội thảo đều đánh giá cao về giống lúa này do có nhiều ưu điểm nổi trội như hạt giống nẩy mầm mạnh, lúa đẻ nhánh rất khỏe, kháng sâu, bệnh khá tốt, bông to và chắc hạt, năng suất lúa đạt từ 45 - 50 giạ/công.

Ông H. Steesh Hegde, Giám đốc khu vực Thái Bình Dương Cty Advanta cho biết, PAC 807 là giống lúa lai ba dòng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Giống lúa này được đưa vào Việt Nam từ năm 2005 và chính thức bán ra thị trường năm 2007. Đặc điểm sinh học của PAC 807 là thấp cây, đẻ nhánh khỏe, bông to (180 - 200 hạt chắc/bông), hạt gạo dài, không bạc bụng, cơm mềm, dẻo, kháng rầy nâu, đạo ôn tốt. Sắp tới, Cty sẽ đưa vào Việt Nam từ 1 - 2 loại giống nữa để bà con có thêm nhiều lựa chọn.

Tương tự, Cty Bayer CropScience (đơn vị sản suất và cung ứng hai giống lúa lai F1 là Arize B-TE1 và Arize XL – 94017) cũng đang tập trung đẩy mạnh việc cung ứng giống và tập huấn kỹ thuật canh tác cho nông dân vùng lúa - tôm ở ĐBSCL. Ông Phan Văn Thuận, Giám đốc Marketing ngành hạt giống Cty Bayer Việt Nam cho biết, các giống lúa lai của Cty đã được nông dân đưa vào sản suất nhiều năm nay, đặc biệt là ở khu vực tôm - lúa như Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng…

Theo kế hoạch, năm nay Cty sẽ cung ứng giống và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân gieo sạ khoảng 35.000 ha lúa lai trên nền đất nuôi tôm. “Vụ vừa qua, Cty đã phối hợp với Viện Lúa ĐBSCL thực hiện đề án khảo nghiệm tính chịu nặm của giống lúa lai B-TE1 trên nền đất nuôi tôm, kết quả cho thấy giống lúa này chống chịu mặn tốt. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành chuyên môn, đặc biệt là hệ thống khuyến nông ở địa phương để tăng cường tập huấn kỹ thuật canh tác lúa lai cho bà con nông dân, nhằm đạt năng suất và lợi nhuận tối ưu nhất” – ông Thuận cho biết.

Theo TS. Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang thì khu vực sản xuất theo mô hình tôm - lúa thường nằm cặp theo ven biển nên bị nhiễm phèn, nhiễm mặn cao nên việc canh tác lúa gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nông dân rất cần các giống lúa có tính chống chịu phèn, mặn tốt, phát triển mạnh. So với các giống lúa thuần, lúa lai có đặc tính là phát triển rất mạnh, cần dinh dưỡng nhiều nên phù hợp với nền đất nuôi tôm thường có lượng hữu cơ tồn đọng trong đất cao. Thực tế canh tác ở các vùng tôm - lúa, các giống lúa lai thường cho năng suất cao hơn ít nhất từ 20 - 30% so với lúa thuần.

+ Theo khuyến cáo của các Cty, đơn vị sản suất và cung ứng giống lúa lai thì mặc dù đều gọi là lúa lai F1 nhưng trên thị trường có nhiều giống khác nhau. Vì vậy, khi mua giống nông dân cần chú ý thật kỹ bao bì, nhãn hiệu. Khi gieo sạ không trộn lẫn các giống với nhau sẽ dẫn đến lúa trổ chín không đồng đều. Các ưu thế của hạt giống lai chỉ thể hiện ở thế hệ thứ nhất (F1) vì vậy không dùng lúa thịt để làm giống cho vụ sau. Hạt giống lúa lai thường được xử lý hóa chất trước khi đóng gói nên tuyệt đối không được sử dụng cho người hay gia súc, gia cầm.

+ Theo Cục Trồng trọt, diện tích tôm - lúa ở ĐBSCL hiện khoảng 120.000 ha. Thực tế năng suất lúa lai ở vùng tôm - lúa luôn cao hơn lúa thuần ít nhất 1 tấn/ha/vụ, nhiều nơi năng suất lúa lai cao gần gấp đôi lúa thuần (lúa lai đạt 7 - 8 tấn/ha/vụ, thậm chí trên 10 tấn/ha/vụ so với lúa thuần chỉ 4 - 5 tấn/ha/vụ). Nếu đẩy mạnh phát triển lúa lai đạt 50% diện tích tôm - lúa, có thể tăng sản lượng mỗi năm 200.000 tấn thóc chỉ riêng vùng tôm - lúa.

+ Phần lớn các giống lúa lai phát triển ở phía Nam có nguồn gốc Ấn Độ, hạt gạo trong, thon dài, chất lượng tốt và ngày càng được nâng cấp. Giá giống lúa lai đắt hơn lúa thuần nhưng lượng giống sạ thấp hơn nhiều (tối đa 40 kg/ha so lúa thuần trung bình 120 kg/ha), vì vậy chi phí giống/diện tích sạ giữa lúa lai và lúa thuần không quá lớn.

Đ.T.CHÁNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang