• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vì sao cây cà-phê ở Ðác Nông rụng quả hàng loạt?

Nguồn tin: Nhân Dân, 01/09/2011
Ngày cập nhật: 6/9/2011

Phun thuốc trừ rệp sáp ở xã Đắc Sắc, huyện Đác Min (Đác Nông).

Từ đầu tháng 7 đến nay, tại các huyện trọng điểm cà-phê của tỉnh Ðác Nông như Ðác Min, Ðác Song, Ðác R'lấp, Krông Nô... xuất hiện tình trạng cà-phê đang xanh tốt nhưng quả rụng hàng loạt mà chưa rõ nguyên nhân.

Những ngày qua, nhiều người dân sốt ruột chạy đôn chạy đáo mua các loại thuốc bảo vệ thực vật về phun phòng trừ rệp sáp và các loại sâu bệnh hại vườn cà-phê, nhưng tỷ lệ quả rụng giảm không đáng kể. Trong khi đó, quả cà-phê đã lớn, chỉ còn gần ba tháng nữa là người nông dân bước vào thu hoạch cà-phê niên vụ 2011 - 2012.

Gia đình ông Nguyễn Bảo Hải, ở xã Ðức Minh, trồng được 2,5 ha cà-phê đang trong thời kỳ kinh doanh. Trong niên vụ vừa qua, do gặp hạn hán nên vườn cà-phê của gia đình ông mất mùa, năm nay vườn cà-phê của ông rất sai quả, ông Hải dự tính năng suất có thể đạt 5 tấn cà-phê nhân/ha. Tuy nhiên, trong hai tuần gần đây ra thăm rẫy, ông hốt hoảng khi phát hiện vườn cà-phê của mình bị rụng quả hàng loạt, trong đó nhiều cây tỷ lệ quả rụng đến 40%. Ông Hải cho biết: 'Những năm trước đây, vào khoảng thời gian này vườn cà-phê có rụng quả, nhưng tỷ lệ rụng rất ít, còn năm nay không biết nguyên nhân gì mà tỷ lệ quả rụng quá nhiều. Trong những ngày qua, tôi đã mua nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật về phun, nhất là thuốc đặc trị rệp sáp, hiện nay tỷ lệ quả rụng có giảm nhưng không đáng kể, gia đình rất lo lắng'. Tương tự, gia đình ông Nguyễn Công Quảng ở xã Ðác Mạnh trồng được 3 ha cà-phê, hơn 10 ngày nay, vườn cà-phê của ông xuất hiện tình trạng quả chuyển mầu vàng rồi rụng hàng loạt, nhiều cây tỷ lệ quả rụng 35 đến 40%. Ông Quảng lo lắng nói: 'Khi phát hiện ra sự bất thường này, tôi hoảng quá đi mua thuốc bảo vệ thực vật về phun nhưng chẳng thấm tháp gì, cứ sau mỗi cơn mưa là quả rụng xanh đất, mỗi lần ra thăm rẫy thấy mà nóng ruột, bởi chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa thôi đã bước vào vụ thu hoạch rồi. Mong các nhà khoa học, các kỹ sư nông nghiệp giúp bà con nông dân chúng tôi sớm tìm ra nguyên nhân để khắc phục, chứ tình trạng này kéo dài người nông dân chúng tôi bị thiệt hại nặng nề'.

Không chỉ gia đình ông Hải, ông Quảng mà nhiều hộ trồng cà-phê ở huyện Ðác Min cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Ông Trần Văn Bình, ở xã Ðắc Sắc, huyện Ðác Min thuê năm nhân công đi phun thuốc trừ rệp sáp trên diện tích 4 ha cà-phê của gia đình vừa về đến nhà, gặp chúng tôi ông than thở: 'Chưa năm nào việc sản xuất cà-phê lại khốn đốn như năm nay. Ðầu vụ bị nắng hạn làm kiệt nguồn nước tưới, khiến cà-phê sinh trưởng kém, đến giai đoạn nuôi quả thì gặp mưa liên tục làm cho cây bị bệnh rụng quả. Thêm vào đó, giá các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường đều tăng cao, nông dân chúng tôi không đủ tiềm lực đầu tư nhiều. Với những bất lợi này, vụ thu hoạch sắp tới có thể ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sản lượng cà-phê'.

Theo Hội Nông dân huyện Ðác Min, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể là do trong thời gian qua, giá các loại phân bón trên thị trường tăng cao, nên người dân chỉ bón phân cầm chừng dẫn đến vườn cây không đủ chất dinh dưỡng gây rụng trái. Bên cạnh đó, tình trạng rệp sáp tiến công các vườn cà-phê trên địa bàn thời gian gần đây cũng là nguyên nhân làm cho quả cà-phê rụng hàng loạt. Ðặc biệt là trong mùa mưa năm nay, thời tiết diễn biến phức tạp, lượng mưa nhiều hơn các năm trước đây, khiến cây thiếu ánh sáng, độ ẩm cao cũng có thể làm cho quả cà-phê bị thối cuống rồi rụng...

Huyện Ðác Min là địa phương có diện tích cà-phê và năng suất đạt cao nhất tỉnh Ðác Nông hiện nay, với hơn 18.000 ha cà-phê, năng suất bình quân đạt từ 2,3 đến 2,8 tấn/ha, nhiều gia đình đầu tư và chăm sóc tốt năng suất đạt 4 đến 5 tấn cà-phê nhân/ha.

Trước tình trạng cà-phê rụng quả hàng loạt xảy ra trên diện rộng, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Ðác Nông chỉ đạo Trạm bảo vệ thực vật các huyện phối hợp với Hội nông dân ở địa phương tiến hành tìm nguyên nhân gây bệnh để có giải pháp phòng trừ hiệu quả. Trước mắt, tập trung vận động người dân tích cực tỉa cành, vặt chồi... tạo ánh sáng cho cây cà-phê và tăng cường bón các loại phân hóa học để cây đủ chất nuôi quả; phun thuốc phòng trừ bệnh nấm hồng, rệp sáp tiến công vườn cà-phê để hạn chế tình trạng rụng quả.

NGUYỄN CÔNG LÝ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang