• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi: Teo tóp vì lấy cát trồng tỏi

Nguồn tin: Lao động, 1/9/2011
Ngày cập nhật: 2/9/2011

Sau khi có chỉ thị của huyện Lý Sơn - Quảng Ngãi nghiêm cấm lấy cát ven bờ để trồng tỏi nhằm tránh sự xâm thực của thuỷ triều, nông dân ở hòn đảo này đã chuyển sang hình thức kết bè hút cát ngoài biển. Cả một dải san hô -thành luỹ để bảo vệ đảo có nguy cơ đổ sụp do tình trạng khai thác cát “tận diệt” này.

Thống kê của huyện Lý Sơn cho biết, mỗi năm hòn đảo này mất khoảng trên 1 hécta đất do nạn xâm thực của thủy triều. Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc mất đất này là do người dân trên đảo đã “móc hàm ếch” khu vực quanh đảo để lấy cát. Mỗi mùa mưa bão, sóng ập vào các “hàm ếch” này gây sạt lở, nước biển theo đó mà “gặm” mòn hòn đảo. Từ năm 1975 đến nay, Lý Sơn đã mất khoảng trên 40 hécta đất ven biển, riêng bão số 9 năm 2009, hòn đảo này mất trắng 10 hécta. Toàn bộ khu cực Hang Câu phía đông bắc đảo, hiện đã bị thủy triều gặm nhấm gần hết.

Máy hút cát phía đông đảo Lý Sơn luôn hoạt động hết công suất. Ảnh: T.Đ

Trước nguy cơ hòn đảo mỗi ngày một teo tóp do nạn khai thác cát để trồng tỏi, cách đây 3 năm, UBND huyện Lý Sơn đã ra chỉ thị nghiêm cấm người dân khai thác cát theo hình thức “móc hàm ếch” này. Những người trồng tỏi đã chấp hành nghiêm chỉ thị trên, song họ lại tiến ra biển, cách bờ chừng 200-300 mét để hình thành nhiều bè nổi, mang máy hút cát ra đặt trên bè, hoạt động suốt ngày đêm. Cát được đưa đưa lên thuyền, mang về tập kết tại khu vực hòn Mù Cu để bán cho những ai có nhu cầu dùng cát để trồng tỏi.

Theo tính toán của nông dân Lý Sơn, với 300 hécta tỏi hiện nay, mỗi năm cần khoảng 6.000 mét khối cát biển. Đặc điểm của nghề trồng tỏi Lý Sơn là phải sử dụng cát biển để bón lót. Cát biển Lý Sơn có đặc điểm vừa giữ ẩm, nhưng nó vừa là nguồn dinh dưỡng giúp củ tỏi ở đây có hương vị riêng. Cát biển Lý Sơn chính là thân của những con ốc, con sò đã hóa thạch nên nguồn dinh dưỡng này rất tốt cho củ tỏi. Đấy chính là lý do khiến nông dân Lý Sơn không thể trồng tỏi mà thiếu loại cát biển này.

Khai thác cát ngoài biển thay cho việc “móc hàm ếch” trên bờ cứ tưởng sẽ giữ được đảo khỏi nạn xâm thực của thủy triều, thế nhưng việc khai thác này đã tiềm ẩn những nguy cơ không lường hết được. Ven bờ đảo có một dải san hô, vừa bảo vệ đảo nhưng cũng là “ngôi nhà” của các loài hải sản. Mấy năm nay, hàng chục máy hút cát hoạt động hết công suất quanh khu vực phí đông xã An Hải, đã khiến cho dải san hô đứng trước nguy cơ đổ sụp.

Không thể bỏ nghề trồng tỏi, nhưng để tìm nguồn cát phục vụ cho cây tỏi ở đây mà không ảnh hưởng đến việc “teo tóp” của đảo Lý Sơn là một bài toán khó. Giá cát hiện đã lên tới 70.000đ/mét khối, nên cũng khó mà vận động để người dân không hút cát nữa.

Trần Đăng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang