• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hơn 10 tỉnh sẽ phải xem xét ngừng nuôi bò sữa

Nguồn tin: VNN, 15/08/2006
Ngày cập nhật: 16/8/2006

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho rằng, các tỉnh không đủ điều kiện nêu tại Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, tự bỏ vốn ngân sách địa phương đầu tư vào chương trình bò sữa, nên ngừng nuôi nếu thấy không hiệu quả.

Đã có hàng chục nghìn con bò sữa nhập ngoại được chuyển về Việt Nam.

Hội nghị về Chương trình phát triển đàn bò sữa Việt Nam, diễn ra ngày 15/8 ở Long An, chủ trì là Bộ NN-PTNT và sự tham gia của các Bộ, ngành cũng như đại diện lãnh đạo 33 tỉnh, thành cả nước có chăn nuôi bò sữa. Hội nghị này nhằm rà soát lại hiệu quả chương trình phát triển đàn bò sữa ở Việt Nam, nhất là khi có nhiều thông tin cho thấy chương trình đã thất bại tại một số địa phương.

Không thất bại, cũng chưa thành công

Báo cáo của Bộ NN-PTNT cho thấy, sau khi có QĐ 167 của Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001-2010, tổng đàn bò sữa của cả nước đạt trên 106.400 con, tăng 25%/năm. Sản lượng sữa năm 2005 là 197.700 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 31%/năm. Hiện cả nước có khoảng 19.600 hộ chăn nuôi bò sữa, trung bình 5,3 con/hộ.

Trước năm 2001, có tới 92% đàn bò trong nước chưa được quản lý giống. Đến nay, Việt Nam đã bước đầu xây dựng đàn hạt nhân để sản xuất con giống bò sữa chất lượng cao, cung ứng cho các cơ sở chăn nuôi.

Bộ trưởng Cao Đức Phát, Ban Kinh tế TW, đại diện Vụ Nông nghiệp (Văn phòng Chính phủ) đều khẳng định, chương trình này có hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra (tổng đàn bò đạt 100.000 con, đáp ứng 22% lượng sữa tiêu dùng trong nước). Do vậy, không thể nói chương trình này là thất bại.

"5 năm qua, chăn nuôi bò sữa đang chập chững những bước đi đầu tiên. Đây là ngành chăn nuôi công nghệ cao, không thể giống nuôi trâu, bò thường nên cần phải học tập", Bộ trưởng Phát nói.

Song, trên thực tế, tổng đàn bò sữa trong nước lại đang tăng trưởng âm. Con số 106.400 con đã giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), ông Nguyễn Đăng Vang, cho biết, tỷ lệ giảm trên không lớn, song so với trung bình 5 năm qua (25%/năm) thì giảm đáng kể.

Đặc biệt, từ cuối 2005 đến nay, đàn bò ở các tỉnh phía Bắc tiếp tục giảm, từ chỗ 2001-2005 tăng 43,7%/năm, nay giảm tới gần 17%. 16/16 tỉnh đều giảm bò sữa. Ngay cả Sơn La, Hà Nội, Hà Tây là nơi có truyền thống nuôi bò sữa cũng giảm. Phía Nam có tới 6/17 tỉnh giảm số lượng bò sữa. Điển hình một số tỉnh có truyền thống chăn nuôi bò sữa tốt lâu nay cũng giảm như Hà Tây, Sơn La, Hà Nội, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương...

Nguyên nhân khiến đàn bò giảm, theo ông Nguyễn Đăng Vang, là do giá thành sữa cao, giá thu mua sữa chưa hợp lý trong khi giá thức ăn chăn nuôi năm 2005 tăng 5%, trong 6 tháng đầu năm nay tăng 6,3%, hiệu quả chăn nuôi bò sữa thấp. Một nguyên nhân quan trọng khác là giá giống bò sữa hậu bị cần bán để thu hồi vốn giảm, chỉ còn 7-13 triệu đồng/con, nhiều trường hợp không bán được.

Trong khi đó, các công ty chế biến sữa trong nước "rủ nhau" nhập sữa bột về chế biến. Khi Việt Nam vào "sân chơi: WTO, thuế nhập khẩu sữa bột giảm càng tạo điều kiện cho họ đổ xô vào việc nhập khẩu loại sữa này - vốn không thể tốt bằng sữa tươi. Năm 2005, tổng sản phẩm sữa nhập về là 222 triệu USD, tăng tới 33% so với năm trước. Với xu thế này, khả năng năm nay chúng ta sẽ nhập khẩu 330 triệu USD.

Rõ ràng là các nhà máy chế biến sữa ở Việt Nam hiện không dựa vào người chăn nuôi bò sữa, vẫn tiếp tục phụ thuộc vào sữa bột nhập khẩu. Đó là chưa kể, việc nhập nhằng giữa thành phần sữa tươi, sữa bột, hoặc không có tỷ lệ phần trăm hai loại sữa này khi ghi trên nhãn sản phẩm, cũng khiến người tiêu dùng chưa nhận thức được hết tác dụng của sữa tươi.

Sẽ có nhiều tỉnh phải ngừng nuôi bò sữa

Hiện nay, "phong trào" nuôi bò sữa đã lan ra 33 tỉnh, trong đó có cả những địa phương không đủ điều kiện chăn nuôi: không có đồng cỏ, cũng chẳng có nhà máy chế biến sữa... Nuôi bò ra nhưng bán sữa cho ai, vận chuyển như thế nào, bảo quản ra sao... thì tắc.

Hậu quả, chương trình bò sữa tại một số địa phương thất bại. Giấc mơ đổi đời nhờ con bò sữa của các hộ dân tan thành mây khói. Bò sữa biến thành bò thịt.

Báo cáo của Cục Chăn nuôi cho thấy, có khoảng 12 tỉnh mà 6 tháng đầu năm nay tổng đàn bò sữa tăng trưởng âm. Trong đó, giảm nhiều nhất phải kể đến Thái Nguyên với 45% (chỉ còn 270 con), Phú Thọ giảm 68% (còn 188 con), Thái Bình giảm 37% (có 114 con), Hà Nam giảm 18,5% (còn 243 con), Trà Vinh giảm 80% (có 45 con), Vĩnh Long giảm 34% (có 79 con)...

Do vậy, tại hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói rõ, chỉ cho phép các tỉnh nào đủ điều kiện như trong QĐ 167 mới được tiếp tục chăn nuôi bò sữa. Như vậy, các tỉnh trên sẽ bị gạt ra khỏi chương trình. Sau hội nghị này, Giám đốc Sở NN-PTNT các tỉnh không đủ điều kiện sẽ phải báo cáo với UBND tỉnh, xem xét lại việc nuôi bò sữa tại địa phương. Nếu xét thấy chương trình hiệu quả thì tiếp tục nuôi, nếu không thì phải ngừng ngay.

Thực tế cho thấy, chăn nuôi bò sữa quy mô 5,3 con/hộ và giá sữa thu mua hiện nay không khuyến khích người chăn nuôi vì hiệu quả thấp. Với 20 con/hộ, người chăn nuôi được huấn luyện kỹ năng, có hệ thống dịch vụ thú y, thức ăn chăn nuôi và hệ thống thu mua sữa phù hợp, giá mua hợp lý (5.000 đồng/kg) không khó để đạt mục tiêu 200.000 con bò sữa vào 2010 và đáp ứng 33% lượng sữa tươi tiêu dùng trong nước.

Ngoài ra, để đảm bảo công bằng về chất lượng sản phẩm sữa của các nhà máy chế biến và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị liên bộ Bộ Y tế, NN-PTNT, Công nghiệp, KH-CN, Thương mại và Công an sẽ tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá, đảm bảo ghi đúng tỷ lệ sữa tươi trên bao bì sản phẩm.

Để có một cơ cấu giá khách quan cho người chăn nuôi không bị thua lỗ, đồng thời nhà máy chế biến cũng mua được giá hợp lý nhất, Bộ NN-PTTN đề nghị hình thành Ủy ban Sữa quốc gia, bao gồm đại diện người sản xuất sữa, nhà chế biến sữa, Hội người tiêu dùng và đại diện cơ quan của Chính phủ.

Hà Yên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang